Trang chính

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Thư Đề Cử Ứng Viên Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

 Kính gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Theo Thông Cáo Báo Chí ngày 7/7/2011 của quý tổ chức, Nhóm Xuống Đường Trên Mạng (http://www.facebook.com/groups/xuongduong/) với hiện 4130 thành viên Facebook, xin được góp tiếng nói ủng hộ và trân trọng đề cử ba bạn trẻ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương  làm ứng viên cho giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011 vì xét thấy :
  • Những hành động kêu gọi đình công để bảo vệ quyền lợi của những người công nhân nhà máy Mỹ Phong, Tra Vinh bị  chủ Trung Quốc bóc lột, áp bức, chà đạp.
  • Những bước chân in trên khắp nẻo đường đất nước của Hạnh đi tìm công lý cho những người dân oan và cũng là tìm con đường đi của chính mình dấn thân cho quê hương đất nước.
  • Tinh thần kiên cường không khuất phục dù bị nhục hình,bị đày đọa biệt giam, bị tra tấn, đánh đập trong lao tù.
Sự đóng góp dấn thân hy sinh tuổi trẻ trong quá trình đấu tranh đòi quyền tự do căn bản cho người dân Việt Nam, ba bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng vinh dự này để tôn vinh giá trị quyền con người.

Ngày 29 tháng 9 năm 2011
Trân Trọng.
Nhóm Xuống Đường Trên Mạng.


  1. A.   Tiểu sử của ba bạn trẻ :
  2. 1.     Nguyễn Hoàng Quốc Hùng :

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sinh năm 25/07/1981 tại Tiền Giang, hộ khẩu thường trú tại 14/12, đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1 TPHCM.

Thân phụ Hùng là ông Nguyễn Kim Hoàng, là một người cha rất mực thương con. Được sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, nên từ bé Hùng được gia đình bảo bọc, chăm lo học hành đầy đủ.

Là một người chăm chỉ & thông minh, Hùng đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong việc học cũng như công việc. Trong cuộc sống thường ngày, anh là người ít nói, thường biết lắng nghe, được bạn bè và người thân yêu mến.

Khi đang học năm thứ 4 tại Đại học Công nghệ TP HCM, Hùng tiếp cận với những luồng thông tin tự do, nhân bản. Nhận thấy những gì được dạy trong trường học từ trước đến nay không đúng với thực tế, Hùng tạm rời ghế nhà trường và xin phép gia đình được dọn ra sống riêng. Bắt đầu từ đó, Hùng tham gia gặp gỡ những người bạn cùng lý tưởng, với mong muốn được góp phần thay đổi đất nước.

Năm 2008, Hùng ký tên tham gia và ủng hộ khối 8406 - một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở VN.

Ngày 8/11/2008, sau khi đến sửa máy tính cho anh Đỗ Nam Hải - người sáng lập khối 8406, Hùng bị công an bắt giữ trái phép. Tiếp đó, Hùng đã bị CA đến tận phòng trọ tịch thu nhiều máy tính, đồ đạc và tiếp tục bị sách nhiễu trong nhiều ngày tiếp theo.

Sau vụ trấn áp nà, trả lời giới truyền thông, Hùng cho biết : "Việc bắt tôi chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm sôi sục thêm ý chí đấu tranh của tôi"

Tháng 3 năm 2009, Hùng quen biết và gặp chị Đỗ Thị Minh Hạnh, hai người bạn trẻ bắt đầu trở nên quen thân và gắn bó, cùng nhau đồng hành trong các cuộc tiếp xúc , hỗ trợ dân oan, bảo vệ những người công nhân lao động  ...

Ngày 28/07/2009, Hùng bất ngờ bị hàng chục công an phục kích và bắt giữ đưa về trụ sở công an quận Phú Nhuận. Tại đây, Hùng bị một số viên công an hành hung, đánh đập khiến anh bị gãy sống mũi.

Để tránh sự theo dõi và sách nhiễu liên tục của an ninh, mật vụ, Hùng phải luôn thay đổi chỗ ở. Dù bị đe dọa nhiều lần, Hùng vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động tư vấn và bảo vệ quyền lợi của công nhân, trợ giúp những người dân oan thấp cổ bé họng.

Cuối năm 2009, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh liên lạc với anh Đoàn Huy Chương, cùng một số người bạn chung lý tưởng. Sau một thời gian trao đổi, tiếp xúc, nhận thấy tình trạng đời sống người lao động ngày càng kham khổ, lạm phát gia tăng, đồng lương không đủ sống... Nhóm Hạnh - Hùng - Chương quyết định sẽ dấn thân mạnh mẽ vào con đường hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho giới công nhân.

Tháng 1/2010, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng hai người bạn là Hạnh và Chương lên đường về Trà Vinh để hỗ trợ những công nhân nhà máy Mỹ Phong đang bị bóc lột nặng nề.

Tại Trà Vinh, bằng sự dũng cảm và nhiệt tình, Hùng cùng những người bạn đã giúp anh chị em công nhân hiểu được quyền lợi chính đáng của mình, dẫn đến cuộc đình công kéo dài 7 ngày liên tục tại nhà máy Mỹ Phong.

Sau khi trợ giúp thành công công nhân Trà Vinh đòi được quyền lợi chính đáng, Hùng tiếp tục lên đường hỗ trợ người lao động tại những nhà máy khác, tại nhiều tỉnh thành lân cận.

Đêm 14/2 (Mùng 1 tết nguyên đán), tại một số tuyến đường chính tại Sài Gòn và các tỉnh, bỗng xuất hiện tràn ngập truyền đơn kêu gọi lòng yêu nước. Cho rằng Hùng chính là thủ phạm, lập tức mạng lưới công an được huy động bủa vây, lùng xục khắp nơi để bắt cho bằng được Hùng  

Rạng sáng ngày 24/2, Hùng bị bắt tại Đồng Nai,lực lượng công an đã đánh đập Hùng tàn nhẫn, tịch thu tất cả đồ đạc. Sau đó, công an nhốt anh trong một nhà giam bí mật tại TP.HCM nhằm tiếp tục tra khảo, âm mưu giăng lưới bắt những người còn lại. Sau 7 ngày bị tra tấn, Hùng vẫn kiên quyết không khai bất cứ điều gì. Sau đó,  cơ quan công an áp giải anh về trại giam B14 - Nguyễn Văn Cừ, rồi kéo đến thông báo cho gia đình và tiến hành khám xét nhà của bố mẹ Hùng.

Hùng bị biệt giam suốt 8 tháng liên tục, gia đình không được phép thăm nuôi.

Ngày 26/10/2010, trong phiên tòa Sơ thẩm tại Trà Vinh, Hùng bị cáo buộc phạm tội "phá rối an ninh". Tại Tòa, Hùng mạnh mẽ khẳng định mình vô tội, đồng thời lên tiếng tố cáo cơ quan an ninh điều tra đã đánh đập, tra tấn anh trong qua trình biệt giam. Hùng bị cho là người đứng ra tổ chức và bị tuyên án 9 năm tù giam. 
Ngày 18/3/2011 phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011cũng tại Trà Vinh đã y án sơ thẩm 9 năm tù giam. Trong thời gian kháng án chờ xử phúc thẩm, Hùng vẫn bị đánh đập, tra tấn và bị đe dọa giam chung với tù nhân nhiiễm bệnh SIDA để khủng bố tinh thần. Tại phiên tòa Hùng vẫn không nhận tội và buộc tội chính quyền công an âm mưu bức cung. Trên đường trở về trại giam Hùng cùng hai bạn Hạnh và Chương đã hô lớn: Đả đảo cộng sản.
Tại trại giam Tiền Giang, theo nguồn tin của bạn tù, Hùng bị công an trại giam đánh đập tra tấn tàn nhẫn đến ngất xỉu, gần chết. Trong suốt nhiều tháng liền gia đình không được phép gặp mặt thăm nuôi.  
  1. 2.      Đỗ Thị Minh Hạnh :

Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 13/03/1985, tại Di Linh, Lâm Đồng, là con út trong một gia đình bố mẹ đều là cán bộ, viên chức nhà nước.

Trong gia đình, Hạnh là một người con hiếu thảo và rất thương cha mẹ. Trong cuộc sống, chị thường xuyên tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp người.

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hạnh chuyển về TP Hồ Chí Minh để tiếp tục học cao đẳng. Trong môi trường mới, Hạnh đã dần dần tiếp cận được với những luồng thông tin nhân quyền - dân chủ.

Tết nguyên đán năm 2005, Hạnh bị CA Hà Nội bắt giữ trái phép nhiều ngày, khi chị tham gia gặp gỡ một số người bất đồng chính kiếntại Hà Nội. Sau đó Hạnh bị áp giải về địa phương quản lý.

Ở lại chăm sóc gia đình một thời gian, Hạnh tiếp tục về lại TP HCM để vừa học vừa làm.

Năm 2008, Hạnh tham gia gặp gỡ những người dân oan bị cướp đất, và giúp đỡ họ thảo các đơn khiếu kiện đòi lại đất.

Năm 2009, Hạnh gặp anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, từ đó, đôi bạn trẻ ngày càng trở nên thân thiết, cùng nhau tham gia các hoạt động hỗ trợ dân oan, giúp đỡ những người lao động bị bóc lột.

Cuối năm 2009, Hạnh cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương tham gia các cuộc tiếp xúc và hỗ trợ công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp.

Tháng 1 năm 2010, Hạnh cùng những người bạn tham gia hỗ trợ công nhân nhà máy Mỹ Phong - Trà Vinh đang bị bóc lột nặng nề. Là một người con gái nhiệt tình và năng động, Hạnh đã giúp nhiều công nhân hiểu được quyền lợi chính đáng của mình, dẫn đến cuộc đình công kéo dài 7 ngày liên tục tại Trà Vinh.
Ngày 23/2/2010 Hạnh bị bắt ở Di Linh khi về thăm nhà và làm lại giấy tờ CMND. Hạnh bị công an đánh chảy máu miệng trước mặt gia đình và nhiều người.
Phiên tòa sơ thẩm tại Trà Vinh ngày 26 tháng 10 năm 2010, Hạnh bị cáo buộc phạm tội "phá rối an ninh". Hạnh bị tuyên án 7 năm tù giam. Tại phiên tòa Hạnh  tự bào chữa mạnh mẻ phản bác bẽ gãy mọi lời buộc tội của công tố. Trước khí phách của Hạnh, ngay trong giờ giải lao phiên tòa, công an đã đập đầu Hạnh vào thành ô tô để ngăn chặn tiếng hát yêu nước động viên tinh thần nhau.  
Ngày 18/3/2011 phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011cũng tại Trà Vinh đã y án sơ thẩm 7 năm tù giam.
Tai trại giam, Hạnh bị đánh đâp tra tấn và còn bị công an trai giam lợi dụng dùng tù nhân hình sự liên tục côn đồ đe đoa trấn áp tinh thần. Tuy nhiên bằng lòng  yêu nước, Hạnh đã cảm hóa được các bạn tù. Hiện nay Hạnh đang bi đau gan và sức khỏe yếu.

  1. 3.     Đoàn Huy Chương : (lấy từ nguồn mạng lưới nhân quyền)
Đoàn Huy Chương tức Nguyễn Tấn Hoành sinh năm 1985; quê quán thuộc Xã Phú Ngọc, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai; có vợ và hai con còn nhỏ.
Đoàn Huy Chương gia nhập đội ngũ công nhân và tham gia tranh đấu từ khi còn rất trẻ, cũng là một công nhân có tay nghề cao.  Năm 2006, Đoàn Huy Chương dưới tên Nguyễn Tấn Hoành đã cùng bốn bạn trẻ khác viết bức thư ngỏ gửi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam tố cáo những đối xử bất công đối với công nhân trong các nhà máy, yêu cầu trả lương cho công nhân đúng với sức lao động họ bỏ ra, và đòi dẹp bỏ công đoàn nhà nước.
Trong những năm 2005 – 2006, Đoàn Huy Chương cùng một số công nhân tổ chức nhiều cuộc đình công tại các nhà máy nơi mình làm việc. Cuối năm 2006 Đoàn Huy Chương cùng cha là Đoàn Văn Diên và một số người khác thành lập “Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông”  tranh đấu cho quyền lợi người lao động do Đoàn Huy Chương làm chủ tịch. Một thời gian ngắn sau khi thành lập, các thành viên HHDKCN bị bắt và bị kết án nhiều năm tù, riêng Đoàn Huy Chương bị kết án tù 18 tháng. Lúc ở trong tù, Đoàn Huy Chương đã tỏ rõ khí phách của người tranh đấu, không đầu hàng, không nhận tội, thường xuyên bị đánh đâp, bị cùm, bị biệt giam.
Giữa năm 2008, Đoàn Huy Chương bị bệnh nặng và được ra khỏi tù. Sau một thời gian khi sức khoẻ hồi phục, Đoàn Huy Chương lại kết nối với những người đã cùng tham gia tranh đấu trước đây, tiếp tục dấn thân vì quyền lợi của người lao động. Ngày 11/02/2010, công an tỉnh Trà Vinh bắt em vợ của Đoàn Huy Chương, kết tội tham gia rải truyền đơn tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ môi sinh và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời yêu cầu Đoàn Huy Chương đến trình diện vì vi phạm lệnh quản chế nếu không sẽ bỏ tù em vợ.
Ngày 13/2/2010 Đoàn Huy Chương bắt buộc phải ra trình diện để cứu em, nhưng công an cộng sản đã bắt và  biệt giam Đoàn Huy Chương từ ngày đó. Công an cũng khám nhà và tịch thu một số tài sản trong đó có chiếc xe máy là phương tiện đi lại của người vợ làm việc để nuôi con.
Ngày 23/02/2010, Công an cộng sản cũng bắt Đỗ Thị Minh Hạnh tại Di Linh khi Hạnh về quê làm chứng minh nhân dân. Ngày 24/02 Công an bắt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng khi đang di chuyển trên đường tại Đồng Nai vì nghi có liên quan đến nhóm Đoàn Huy Chương.
Trong tù Đoàn Huy Chương cùng các bạn vẫn rất kiên cường, không khai báo, không nhận tội.
Ngày 26/10/2010 trong một phiên toà chớp nhoáng, toà án tỉnh Trà Vinh đã tuyên án Đoàn Huy Chương  và Đỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù, riêng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù.
Trước toà án CS với lực lượng công an dày đặc, Đoàn Huy Chương và Hai người bạn là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã rất hiên ngang, không thuê luật sư, tự bào chữa, tỏ khí phách can trường, không nhận tội.
Ngày 18/3/2011 phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011cũng tại Trà Vinh đã y án sơ thẩm.
  1. Tổ Chức Đề Cử :
Nhóm Xuống Đường Trên Mạng (XDTM)
          Địa Chĩ http://www.facebook.com/groups/xuongduong/
                      http://xuongduong.blogspot.com/
          Email : lienlacxuongduongtrenmang@gmail.com
  1. C.   Bài viết tham khảo về ban bạn trẻ Hùng, Hạnh và Chương :
  2. Con đường của Hùng, Hạnh Chương_ Đôngasg
  1. Băng ghi âm phỏng vấn mẹ Minh Hạnh  : Đỗ Thị Minh Hạnh: 'Con không tin một người công an nào hết, má hãy nhìn thân thể con đi nè'
  1. Luôn ở bên em _ Trần Khải Thanh Thủy
  1. Tòa phúc thẩm y án 3 nhà hoạt động trẻ _ RFA
  1. Thương Hạnh lắm _ Nguyễn Thanh Giang
Nguồn: Nhóm XĐTM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét