Trang chính

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

TQ Dọa Chiếm Gấp Biển Đông Để Sẽ Khỏi Chiến Tranh Lớn

TQ Dọa Chiếm Gấp Biển Đông Để Sẽ Khỏi Chiến Tranh Lớn; Lời kêu gọi gây chiến đưa ra một ngày trước hội nghị Nhật-ASEAN
ảnh minh họa
Trong khi Nhật Bản tổ chức hội nghị với khối ASEAN hôm 28-9-2011, theo tin đài VOA, thì trước đó một ngày các báo Trung Quốc từ mạng Nhân Dân, mạng Chinacom... đăng một bài viết nói rằng “thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi,” theo bản dịch của chuyên gia Dương Danh Dy đăng trên mạng Viet-studies.info.
Đặc biệt là lời kêu gọi từ các chuyên gia TQ đòi hỏi cần đánh mấy “cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” ở Biển Đông để tránh sau này khỏi cần đánh trận lớn.
Bản tin VOA nói rằng Nhật Bản ngày 28/9 đã chủ trì cuộc họp với các đoàn đại biểu của các nước trong Hiệp hội ASEAN bàn về tình hình căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông. 
Cuộc họp cấp Thứ trưởng tập trung thảo luận về nhu cầu đạt được sự đồng thuận về quyền tự do hàng hải chiếu theo luật biển quốc tế.
Đại biểu đến từ các nước Đông Nam Á nhất trí với Nhật Bản về nhu cầu cần phải cùng nhau giải quyết tranh chấp. 
Ngược lại, Trung Quốc phản đối các kế hoạch muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. 
Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh, nói rằng động thái này sẽ không mang lại hiệu quả mà chỉ làm phức tạp thêm tình hình. 
VOA cũng nhắc rằng, “Tuần rồi, các chuyên gia hàng hải của Đông Nam Á họp tại Manila đánh giá đề nghị của nước chủ nhà là có cơ sở pháp lý rằng các quốc gia có quyền thăm dò-khai thác trong các khu vực không có tranh chấp và biến vùng có tranh chấp thành khu vực hợp tác chung.”
Mặt khác, bài viết do chuyên gia Dương Danh Dy dịch từ “Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom... và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011” đăng trên viet-studies.info, trích như sau:
“Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi
Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đườøng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc. Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.
Trung Quốc tập trung tinh lực phát triển kinh tế, cấp bách mong mỏi  xung quanh hài hoà ổn định, không mong muốn quốc tế hoá Biển Đông, không muốn vì điều này mà mang lại hy sinh quốc gia cực lớn và tai hoạ quốc tế, đã thể hiện lòng chân thành trên thế giới không hề có. Quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đã rất rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa thành hình. Bây giờ đang là lúc Trung Quốc phải bình tĩnh phân tích, nắm chắc cơ hội, nhanh chóng sử dụng thời cơ tốt hành động quả đoán.
Hiện nay các nước ở Biển Đông đều đang tiến hành chạy đua vũ trang mua thêm binh khí hải quân, không quân hạng nặng tầm xa, ngay Singapor không liên quan gì tới Biển Đông cũng chuẩn bị mua máy bay chiến đấu tàng hình mũi nhọn; kế hoạch vũ trang của Australia và Ấn Độ v.v.. đều là để chuẩn bị cho chiến tranh cấp thế giới. Nhật Bản càng không chịu ngồi yên. Nước Mỹ một mặt ra sức bán vũ khí, một mặt lửa cháy đổ thêm dầu đồng thời chuẩn bị dính líu về quân sự.
Có  nước nhỏ cá biệt thấy Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” cho rằng đã có chỗ dựa, ra sức kêu gào, có nước động dao động súng, tiến hành hăm doạ vũ lực. Điều này rất có mùi vị khôi hài. Thế năng chiến tranh tại Biển Đông đang được tích luỹ. Thời gian không ở phía Trung Quốc, Trung Quốc nên giữ tư thế người chủ đạo trong hợp tác và phát triển khu vực và dùng điều kiện càng ưu đãi hơn cạnh tranh với các công ty dầu mỏ phương tây, tham gia khai thác dầu khí, đồng thời tiến hành khuyên can ngăn chặn tiên lễ hậu binh đối với những hành động lấy dầu xâm phạm vùng biển của ta. Đừng lo lắng cho những cuộc chiến tranh qui mô nhỏ, bởi vì đó là phương thức tốt nhất để làm thế năng chiến tranh xì bớt. Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn có thể tránh  được. Dưong Danh Dy (dịch)”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét