Trang chính

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Chính phủ Việt Nam không thể kiềm chế lạm phát ở mức 18% trong năm nay

Lạm phát ở Việt Nam đang gia tăng trong tháng này và theo dự liệu sẽ gia tăng thêm nữa trong tháng tới, giữa lúc nhiều nhà phân tích cho rằng chính phủ sẽ không thể giữ cho lạm phát trong năm nay nằm ở mức 18% như chỉ tiêu đã đề ra.


Theo tin của tờ Wall Street Journal, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết hôm thứ Năm rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 tăng 0,39% so với tháng trước. CPI tháng 11 tăng 19,83% so với năm trước và tăng 17,5% so với cuối năm 2010.


Bài báo trích lời ông Lê Thẩm Dương, một nhà kinh tế học của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng Việt Nam “không có cách nào đạt chỉ tiêu giữ cho lạm phát trong năm nay ở mức 18%.” Ông nói thêm rằng giá cả có phần chắc sẽ tăng nhanh trong tháng 12 và lạm phát cả năm có lẽ sẽ vượt mức 20%.


Tháng hai năm nay chính phủ Việt Nam đã chuyển ưu tiên từ tăng trưởng GDP sang kiềm chế lạm phát vì giá cả gia tăng với tốc độ vượt xa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế.


Theo tin của hãng thông tấn Pháp, giá cả tăng mạnh hồi tháng 9 đã buộc chính phủ Việt Nam nâng chỉ tiêu lạm phát năm 2011 từ 15% lên 18% và tiếp tục tăng lãi suất đồng thời với cam kết cắt giảm chi tiêu chính phủ và hạn chế tỉ lệ tăng trưởng tín dụng dưới mức 20%.


Bà Phạm Chi Lan, một kinh tế gia độc lập, cho hãng tin AFP biết rằng giới hữu trách cần thực hiện thêm nhiều nỗ lực để kiềm chế lạm phát, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với các khoản đầu tư công, kể cả các khoản đầu tư của các công ty quốc doanh.


Chính phủ Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ chậm lại, giảm xuống còn 6% từ tỉ lệ 6,8% của năm 2010.


Trong khi đó, hãng tin Bloomberg trích dẫn các số liệu sơ bộ do Tổng cục Thống kê ở Hà Nội công bố hôm thứ 5 cho biết thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong tháng 11 sẽ ở mức 700 triệu đô la, thấp hơn đáng kể so với con số 750 triệu của tháng 10. Tính chung trong 11 tháng của năm nay, nhập siêu nằm ở mức khoảng 8,9 tỉ đô la.


Báo chí Việt Nam cho biết số nhập siêu 8,9 tỉ đô la chỉ bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ và thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đề ra là 16%.

Nguồn: Wall Street Journal/AFP/Xinhua/Bloomberg

----------------------------




Tin tổng hợp – Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ngày càng đuối sức, theo lời ông Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi 6 tháng đầu năm nay có tới 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phá sản tới 20%. bây giờ con số đã tới có thể là 50%. Đặc biệt là doanh nhân thấy bế tắc và không có lối ra. Nhưng không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân vật này nói nhiều lĩnh vực kinh doanh đặc biệt cũng thê thảm, như các doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán, ngân hàng cũng khó. Tình hình sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã bị đình trệ.
Lãi suất cho vay hiện nay nói là còn 17 đến 19%. Mức lãi suất đó nói là tập trung vào ba đối tượng là sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng với chi phí đầu vào tăng lên nên doanh nghiệp gặp khó là điều dễ hiểu. Cũng trong bản tin ngày hôm nay, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam trong cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội nhận xét rằng doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đã phá sản. Đặc biệt nhân vật này tiên đoán trong vòng 6 tháng tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp sụp tiệm vì lãi suất quá cao.
Cuộc hội thảo có chủ đề là Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam, do Ngân hàng ANZ tổ chức tại Hà Nội, đã rất thẳng thắn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang ở thời điểm rất khó khăn, chứ không chỉ hơi khó như quan điểm của không ít chuyên gia kinh tế. Bản báo cáo của nhân vật này cho rằng xu hướng giảm tốc tăng trưởng, lạm phát cao, thâm hụt thương mại và ngân sách nặng nề, đồng tiền yếu kém, trong khi năm 2012, cơ sở cho tăng trưởng GDP nhìn chung yếu hơn so với các năm trước, còn dư địa để chống lạm phát và ổn định đã bị thu hẹp đáng kể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét