Trang chính

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Đêm trắng với Thái Hà

VRNs (27.11.2011) - Hà Nội – Một đêm, lại một đêm nữa… Và thực sự tôi không biết là tôi và những con người nơi đây cần bao nhiêu đêm trắng để với tới Công Lý và Sự Thật.
Những điều trông thấy
Kiến trúc là của tu viện, tất cả các giấy tờ thủ tục đều minh chứng rằng bênh viện Đống Đa và hồ Ba Giang là của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Vậy mà, cái từ “mượn” lại là một vết mực đổ tràn lên lẽ phải ấy. Tại sao lại như vậy? Phải chăng đó là một sự vụ lợi của những cá nhân hoặc đi xa hơn là một tập thể. Tại sao người ta phải lấy những cái không thuộc về mình để vụ lợi. Có thể, cái công viên kia được dựng lên thật to và thật đẹp nhưng đằng sau đó thử hỏi có bao nỗi lòng của giáo dân Thái Hà và những người tín hữu công giáo. Họ đang nghĩ gì, họ muốn gì, và họ muốn nói lên điều gì? Những người cầm quyền đã bao giờ nghĩ đến điều đó chưa? Hãy dành một phút để nghe những người giáo dân nói vài lời. Bởi họ đơn thuần cũng là người dân Việt Nam, sống trên đất nước này, yêu quê hương đất nước này như máu thịt của mình vậy. Và một điều đơn giản của người dân Việt là khát khao Hòa Bình và khát khao Công Lý.

Tận 3 giờ sáng 27.11.2011, mọi người tạm yên tâm ngủ
Tối và đêm nay anh chị em từ khắp muôn nơi đổ về Thái Hà để hiệp thông với Thái Hà, cầu nguyện cho Thái Hà và thổn thức với Thái Hà. Hình ảnh các bà ngồi đọc kinh cứ theo tôi mãi, hình ảnh các cô chạy đi chạy về chăm lo cho mọi người cứ ám ảnh tôi, hình ảnh các bác, các chú, các anh ngồi ở cửa nhà thờ làm cho tôi đau xót. Tại sao phải như thế? Sau một ngày làm việc mệt mỏi ai cũng muốn có một phút nghỉ ngơi một lời cầu nguyện với Chúa, cảm ơn cho ngày đã qua và mong ngày mai tươi đẹp sẽ đến, một giấc ngủ thôi. Một giấc ngủ thôi mà cảm thấy khó khăn với rất nhiều người nơi đây – Thái Hà.
Họ sợ điều gì? Họ không sợ, nhưng họ lo lắng cho từng cm của ngôi nhà chung bị mất đi, họ lo lắng cho nơi linh thiêng bị chà đạp, họ lo lắng bởi những con người kia nhẫn tâm lên mảnh đất thánh thiêng của họ. Và hàng trăm điều khác nữa khiến họ cứ phải thổn thức canh phòng. Người giáo dân chỉ chờ mong Đấng Cứu Độ đến vậy mà giờ đây họ lại phải canh thức vì những điều vô lý này. Chúa tôi đã nhìn xuống thân phận của loài người và làm cho loài người những điều tốt đẹp nhất. Điều tốt đẹp ấy chính là nền hòa bình vĩnh cửu và công lý sẽ được thực thi trên trái đất tươi đẹp này. Vậy mà giờ đây những điều chúng ta đang nhìn thấy, đang xem thấy lại khiến chúng ta cảm thấy thật xót xa, xót xa đến mức…
Mà đau đớn lòng
Hỏi sao không đau đớn khi những lời kinh cầu nguyện bị át đi bởi tiếng máy ủi, máy xúc, xe

Không lúc nào thiếu người tỉnh thức
tải, xe ben rầm rập tiến vào ngôi nhà của Cha mình. Hỏi sao không đau đớn khi tiếng búa đập chát chúa lên từng bờ tường, từng bức vách nơi Chúa ngự và hỏi sao không đau đớn khi những con người kia đã xúc phạm đến linh mục của mình ngay trong ngôi Thánh đường linh thiêng. Và còn nhiều điều khác nữa như từng vết dao cứa vào lòng những người giáo dân nơi đây. Họ muốn hòa bình, muốn được lên tiếng, muốn được trả lại những gì là của họ. Bởi cuộc đời là lẽ “trả – vay” có mượn thì phải có trả. Thử hỏi trong số các người đã ai đi mượn tiền mà không trả chưa? Nếu ông không trả thì trong mắt họ ông cũng là kẻ chẳng ra gì, một người đi quỵt tiền của người khác thì có gì tốt đẹp.
Đừng để hình ảnh của các người xấu đi trong mắt những người giáo dân hiền lành, thánh thiện. Bởi đơn giản họ không mong gì hơn ngoài cuộc sống hòa bình, tự do và công lý.
Đừng để hình ảnh những bà con giáo dân phải canh thức cầu nguyện suốt đêm làm xấu đi bộ mặt của một thành phố hòa bình.
Đừng để một cá nhân (ông dân phòng) làm xấu đi hình ảnh của cả một tập thể. Dù không phải tất cả nhưng hay nhớ lấy câu danh ngôn: “Hãy cho tôi biết bạn chơi với ai tôi sẽ nói bạn là người như thế nào.”
Tôi không muốn đưa Lời Chúa của tôi ra đây cho các người, bởi e rằng những Chân Lý đó các người chưa thể chạm đến. Vậy nên hãy bắt đầu từ những điều bình thường nhất để tìm kiếm những lý lẽ đúng đắn của những người con giáo xứ Thái Hà.
Người con của Chúa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét