Trang chính

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

LIỆU ĐẢNG CSVN CÓ SỤP ĐỔ TRONG NĂM 2012 KHÔNG?


À! cái dzụ nầy không phải do tui bày đặt chiện đa nghe. Là tui học mót câu của học giả Gordon Chang , phụ trách chuyên mục của trang mạng Forbes.com khi ông đặt tựa bài viềt ngon lành như vầy: “Liệu đảng CSTQ có sụp đổ trong năm 2012 không?”
Thấy ông tên là Chang chắc là người Mỹ gốc Hoa, nghiên cứu về nước gốc của ông chắc là hiểu rõ. Nay ông đặt câu hỏi giựt gân như vậy, ắt là có căn cứ. Lại cũng nghĩ rằng Trung cộng cũng là xã nghĩa, lại là đại ca của xã nghĩa VN ta, cho nên khi thằng cả Trung  cộng hui nhị tì chắc thằng hai VN xã nghĩa cũng xí lắc léo. Cho nên khoái chí đặt cái tựa như trên để rồi lần hồi phân giải.
                       NĂM XUI THÁNG HẠN của XÃ NGHĨA TÀU

Xin lược qua phần phân tích kinh tế có tính cách chuyên môn để dẫn giải về quá trình sụp đổ của đảng CSTQ để đi thẳng vào các biến động xã hội là tác nhân trực tiếp của sự sụp đổ:
“  Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” – mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạn và vụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.
Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.
Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.
Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.
Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.
Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.(1)
                         NHÂM THÌN HOẠN HỌA của XÃ NGHĨA TA
Ngày 15/12/2011, tháp đôi Hà Nội cháy. Có tổ chức mệnh danh “Phong trào Toàn dân Cứu nước” ra tuyên cáo chịu trách nhiệm.
Ngày 5/1/2012, công an huyện Tiên Lãng phối hợp bộ đội mở cuộc hành quân cấp đại đội, với trang bị chống khủng bố, kể cả quân khuyển dò tìm chất nỗ nhằm mục tiêu hành quân là căn nhà của người dân chăn nuôi thủy sản hiền lành, vốn là kỷ sư nông nghiệp có tên đơn sơ, mộc mạc là Đoàn Văn Vươn, khước từ làm cán bộ nhà nước, về cống Rộc, xã Vinh Quang sinh sống từ mấy chục năm nay. Nay huyện mở hành quân kéo đến cưởng chế lấy lại đất vườn, ao hồ nuôi thủy sản do cả gia đình ông Vươn bỏ tiền của vay mượn bạc tỉ, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, kể cả mạng sống của đứa con gái mới lên 8 tuổi để đổ đất, đổ đá, trồng cây xú, cây bần ngăn chặn dòng biển khơi tạo thành vườn tược, ao hồ chăn nuôi thủy sản tốt tươi, cũng giống như người nông dân “Miệt Thứ”, Miền Tây Nam bộ đã làm từ trăm năm về trước, vẹt cây xú cây bần làm nên vườn ruộng tốt tươi. Nay bác Vươn bị cường quyền áp chế, cùng đường, đành phải liều mạng chế bom, dùng súng hoa cải giữ nhà, giữ đất cũng giống như người nông dân trên cánh đồng Nọc Nạn xứ Bạc Liêu, Nam bộ chém cò Tây giữ đất, giữ nhà hồi trăm năm trước!
Nửa đêm  6 rạng 7/1/2012, mìn nổ sập từng một căn nhà lầu ngay giữa thành phố  Thái Nguyên của viên đại tá Giám đốc công an Tỉnh. Công an thì chưa truy ra nguyên do. Dân thì biết là có chuỵện oan ức, oán thù chi đó nên mới có vụ làm hung như vậy. Bây giờ thì đã rõ khi, một lần nữa, Phong trào Toàn dân Cứu nước ra tuyên cáo nhận trách nhiệm về hành động trừng trị tên ủy viên Tỉnh ủy Thái Nguyên và chính bọn trùm công an Hà Nội cũng xác nhận vụ nầy có tính cách nghiêm trọng.
Càng nghiêm trọng hơn khi “nguy cơ Đoàn Văn Vươn” có triển vọng lan rộng theo nhận xét của tác giả Oshin Huy Đức:
“ Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng. Từ năm 2013, ruộng đất của nông dân bắt đầu lần lượt hết hạn giao đất. Nếu như quyết định của Chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền không bị coi là sai, hơn 500 chủ tịch huyện trên cả nước có thể noi gương thu hồi đất đáo hạn của nông dân để… giao, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đừng chậm trễ và đừng để “quả bom Đoàn Văn Vươn” lại nổ.
Hiện tại vụ giải tỏa, cào bằng nhà dân ở khu vực Thủ Thiêm bên kia sông Saigon đang gây náo loạn!
Khởi đầu năm 2012 ở xã nghĩa Việt Nam om sòm, bát nhã như thế, liệu cuối măm có kết thúc giống như tiên liệu chắc nịch cho nước gốc Trung Hoa của ông Chang không?!
             VĂN TẾ TRƯỚC CHO LƯỠNG ĐẢNG CS HOA-VIỆT
                      Hai nước Hoa Việt núi liền núi, sông liền sông
                        Hai đảng đều cùng thờ đạo Mác xít duy vật
                      Hai nhà nước đều rập khuôn Độc tài Toàn trị
                     Xã hội đều đầy rẩy tham nhũng, áp bức, bất công
                     Dân tộc Việt Hoa đồng rên siết dưới gông cùm cs
                   Đồng vùng lên chống loài lang sói cách nầy cách khác
                      Nay trong bốn nước cs còn sót lại trên thế giới
                  Nước canh gác hòa bình Cu ba đang tính việc hạ phiên
                Nước Bắc Triều Tiên khóc tập thể vì khủng hoảng lãnh đạo
                 Đại xã nghĩa Trung Hoa nhờ mánh mung lừng lẫy một hồi
                  Nay theo lời đoán chắc nịch của nhà ông Chang gốc Hoa
                    Nội trong năm 2012 nầy anh cả đỏ Trung Hoa đi đứt
                     Sông liền sông, núi liền núi, VN xã nghĩa ắt đi theo
                                            Ô hô! Ai tai
                                        Vĩnh du, hạ hưởng
                                          Nguyễn Nhơn
                             ( Chờ đọc Điếu tế cuối năm Thìn)
 (1) Gordon G. Chang là tác giả của The Coming Collapse of China (Trung Quốc sắp sụp đổ), và cây bút phụ trách chuyên mục của trang mạng Forbes.com.
Bản tiếng Anh: The Coming Collapse of China: 2012 Edition, (Trung Quốc sắp sụp đổ: Ấn bản 2012), Foreign Policy, 29/12/2011.
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài
 @Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét