Trang chính

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Đòi Quản Lý Tiền Cúng Chùa, CSVN Bị Chư Tăng Phản Đối


Thông Tư về quản lý tiền dân cúng chùa sẽ áp dụng cả cho nhà thờ?
HANOI (VietBao) – Chính phủ Hà Nội bắt đầu tiến hành một độc chiêu: đếm tiền trong túi các nhà sư, và sẽ giành quyền quản lý tiền này. Đó là tuyên bố chính thức của một Thứ Trưởng.
Tình hình này cho thấy có vẻ như là nhắm vào tiền của dân chúng cúng cho các cơ sở di tích, nhưng thực ra là để kiểm soát tài chánh của các chùa VN — trong đó vẫn còn một số chùa thuộc ảnh hưởng của Hòa Thượng Thích Quảng Độ hay Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh — những nơi chính phủ vẫn chưa hoàn toàn an tâm về nội an vì vẫn chưa tin hoàn toàn vào lòng trung thành của các vị sư, và lo sợ tiền cúng nhiều sẽ có thể được sử dụng cho việc khác.Mặt khác, khi ban hành Thông Tư chính thức, chính phủ cũng sẽ kiểm soát tiền dân cúng cho các nhà thờ Công Giaó và nhà thờ Tin Lành, vì không thể chỉ quản lý tiền chùa mà không quản lý tiền nhà thờ. Cần ghi nhớ rằng lượng tiền dân cúng trong các dịp lễ rất nhiều, đặc biệt là ở các di tích như Chùa Vĩnh Nghiêm của Phật Giáo, hay Thánh Địa La Vang của Công Giáo.

Báo Thanh Niên trong bản tin nhan đề “Sẽ có thông tư quản lý tiền công đức” ngày 13-3-2012 có cho biết rằng đây chỉ là quản lý tiền công đức chứ không phải thu tiền công đức.
Bản tin viết:
“…Tại hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011, chuẩn bị cho mùa lễ hội 2012, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái đã đề nghị Vụ Kế hoạch – Tài chính tham mưu cho Bộ, phối hợp cùng Bộ Tài chính sớm đưa ra thông tư về quản lý tiền giọt dầu, công đức, cung tiến. “Ở đây không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”, ông Ái nói…”
Đặc biệt là lời giải thích của ông Trần Minh Chính — Phó cục trưởng phụ trách Cục Văn hóa cơ sở, đơn vị tham gia đóng góp ý kiến cho thông tư — rằng:
“…Tiền công đức ở nhiều nơi chưa thật minh bạch. Từ đó dẫn đến chuyện như lãng phí, ngoài ra còn tự ý tôn tạo, trùng tu di tích một cách bừa bãi làm biến dạng di tích do thiếu kiến thức. Hiện nay đang có xu hướng rất xấu là nhiều nơi tìm cách xây thêm nhiều điểm thờ tự trong cùng một điểm di tích, trái với luật Di sản, việc này cũng giống như chợ tăng thêm ki ốt. Cùng với đó là hiện tượng lăng xê di tích, gán cho di tích những ý nghĩa không hề có với mục đích tăng công đức, tăng thu…”
Cũng trên báo Thanh Niên vài ngaỳ sau, Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt – trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, xã Đại Đình, H.Tam Đảo, Hà Nội – đã góp ý:
“…Nếu là tiền công đức của nhà chùa thì nhà nước không nên quản lý, bởi vì đó là tiền của thường trụ Tam bảo (Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng). Chư tăng là người TU, nên dùng tiền công đức để nuôi thân hành đạo, giáo hóa chúng sinh, xây dựng mở mang chùa cảnh, in kinh sách, cứu trợ người nghèo khổ hoạn nạn… Chư tăng ni là người từ bỏ gia đình, xả thân cầu đạo, để giáo hóa chúng sinh, xây dựng nên đức lý cho xã hội nên khác với người cư sĩ giữ đền, đình, chùa. Nếu nhà nước quản lý tiền của chùa có chư tăng – ni trụ trì, là điều không đúng đạo lý, từ xưa đến nay không ai làm như vậy. Đối với đình, đền, không có tu sĩ cai quản, mà do nhân dân địa phương lập nên tự quản lý, thì nhà nước nên tổ chức phân công cho tập thể quản lý số tiền đó, để dùng tiền đó làm những việc phúc lợi cho dân cho nước, đồng thời tránh cho kẻ tham tạo tội.”
Trong khi đó, trên trang Phật Tử Việt Nam, Thượng Tọa Thích Thanh Thắng viết bài “Về “Thông tư quản lý tiền công đức” sắp được ban hành” đăng ngày 21-3-2012  có ý kiến:
“…đặt vấn đề quản lý “tiền công đức” đối với các tôn giáo không khéo sẽ lợi bất cập hại. Vì sao, vì tiền công đức là một loại tiền đặt biệt, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Một khi tín đồ thấy số tiền công đức của mình cúng vào các cơ sở tôn giáo bị “nhòm ngó”, thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nó…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét