Trang chính

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

THÊM TÀI LIỆU VGCS BÁN NƯỚC CHO TÀU Ở THÀNH ĐÔ 1990-91 ĐỂ “CÒN ĐẢNG”


Đọc và bình giải tài liệu “Trước và sau cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô” của cựu đại sứ Tàu Trương Quốc Duy – Trích Diễn Đàn Paltalk Vietnam Exodus
            Năm 1968, Liên Xô/Tàu Cộng bắn nhau ở biên giới hai nước. Năm ấy, Stalin đã chết nhưng Mao còn sống. Bộ mặt địa-chính-trị của Chiến Tranh Lạnh giữa đế quốc cộng sản và thế giới không cộng sản lập tức thay đổi. Với tính toán theo “tư duy Tàu” (Xuân Thu – Chiến Quốc), Mao tìm đường “dựa Mỹ, phản Liên Xô”, được Mỹ “đáp ứng thuận lợi”. Hàng ngũ “ta-bạn-thù” thế giới chao đảo.
Cái “bờ” để “be bờ” cộng sản theo sách lược “containment” của Mỹ ở Châu Á không còn là vĩ tuyến 17 của Việt Nam nữa, mà được cả Mỹ lẫn Tàu Cộng “nhận thức chung” (cách nói của cộng sản về các “mật ước”) là dời lên biên giới phía Bắc nước Tàu, giáp ranh Liên Xô. Hệ lụy của “nhận thức chung” này là chiến tranh VN phải chấm dứt, Việt Nam Cộng Hòa bị “hy sinh”. Theo “mật ước” đàng sau Hiệp Định Paris 1973 giữa Liên Xô, Tàu Cộng và Mỹ – 3 siêu cường tranh giành ảnh hưởng ở Đông Dương lúc đó – sau chiến tranh, Việt Nam tiếp tục chia đôi; Bắc vĩ tuyến 17 tiếp tục là “một bộ phận” của Liên Xô; Nam vĩ tuyến 17 “trung lập 3 thành phần”, như mọi người đã biết (và đã chống đối).
            Ngay trong hòa đàm Paris, Mỹ và Tàu Cộng đã thấy rõ Liên Xô có “ý đồ” bất chấp mật ước, rồi ra có thể “chống lưng” cho cộng sản vn (VGCS) xé bỏ Hiệp Định Paris, chiếm trọn VN; Liên Xô sẽ thay chân Mỹ làm chủ quân cảng Cam Ranh. Không phải ngẫu nhiên Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH ngày 19-1-1974. Tài liệu Wikileaks mới tiết lộ : sau khi bị Hải Quân VNCH đánh trả, bị thiệt hại nặng, hạm đội Nam Hải của Tàu phài cầu cứu hạm đội Đông Hải; hạm đội này muốn qua eo biển Đài Loan xuống Nam Hải tiếp viện, phải xin phép Mỹ và Mỹ đã chấp thuận. Mỹ viện cớ tôn trọng Hiệp Định Paris, đã khuyến cáo VNCH bãi bỏ kế hoạch phản công lấy lại Hoàng Sa. Mỹ “mắt nhắm mắt mở” để Tàu chiếm Hoàng Sa, với dụng ý, khi quân cảng Cam Ranh bị VGCS “cúng cụ” Liên Xô, Tàu sẽ có tiền đồn Hoàng Sa, canh chừng Liên Xô. Điều đó đã xảy ra y như Mỹ dự liệu. VNCH bị “hy sinh” trong khi VGCS “ngậm miệng ăn tiền” theo sự sắp đặt của 3 siêu cường Mỹ/Tàu/Liên Xô. Sau khi được quốc tế “bố trí” cho “ngã sấp mặt” vào cái gọi là “chiến thắng” ngày 30-4-75, VGCS ra mặt “phản Tàu theo Liên Xô”. Tay sai Tàu ở Kampuchea lúc đó là Pol Pot đang bị cả thế giới lên án “diệt chủng”. 
              Khi “Mỹ cút, Ngụy nhào”, toàn bộ cơ cấu và tiềm lực Việt Nam Cộng Hỏa được để lại nguyên vẹn cho VGCS tận hưởng, không bị mảy may phá hủy theo thông lệ chiến tranh khi phân thắng bại. “Say men chiến thắng”, VGCS “phấn khởi hồ hởi” thực hiện “mộng tiểu bá”, làm chủ trọn Đông Dương (đúng theo “sứ mệnh” được Liên Xô trao cho khi thành lập đảng cộng sản Đông Dương ngày 3-2-1930), đem quân xâm lược Kampuchea. Chiến tranh Đông Dương Lần Thứ Ba đã diễn ra không ngoài dự liệu của Mỹ : khi VGCS chiếm xong Phnom Penh, Tổng Thống Carter đưa lập trường 6 điểm, tỏ thái độ “tọa sơn quan hổ đấu”, và Đặng Tiểu Bình đã phải sang Mỹ “nói lót” trước khi dùng quân sự “dạy cho bọ̣n côn đồ một bài học”.
            Nhắc lại chuyện cũ để hiểu rõ hơn tâm lý “chó mất chủ” của bọn “lú lẫn” VGCS khi Liên Xô, đang là “siêu cường” lãnh đạo “phe ta”, năm 1991 bỗng nhiên “chuyển sang từ trần”. Nguyễn Văn Linh, đương kim “tổng bí” của VGCS, lúc đó đang “công du” Đông Âu, tận mắt nhìn thấy “quần chúng nhân dân” Rumania trừng trị “đỉnh cao trí tuệ” của nước họ như thế nào. Về nước với “tư duy trối chết”, y viết ngay lên Tạp Chí Cộng Sản lời báo nguy, đại ý kể lại rằng “ở bên ấy, người ta đang săn đuổi những người cộng sản như săn chó dại”. Tâm lý “còn đảng còn mình” buộc VGCS từ trên xuống dưới phải gạt bỏ mọi tị hiềm, thà “chết cả đống hơn sống một mình”, hy vọng “sống sót với bất cứ giá nào”, chấp nhận bán nước cầu sinh. Vốn dĩ là “công cụ tay sai”, bọn “chó nghiệp vụ” không thể một ngày không có chủ. Nhìn qua nhìn lại, cả Mỹ lẫn Tàu đều là “cựu thù, có nợ máu”. Tuy không có nhu cầu “nuôi chó nghiệp vụ”, Mỹ sẵn sàng giơ tay đón nhận, nhưng “tư duy hai phe” còn ám ảnh, VGCS cứ cho là Liên Xô sụp đổ do bị Mỹ làm “diễn biến hòa bình”, không dám “tự diễn biến” theo Mỹ. Quay sang phía Tàu, VGCS thấy khó nuốt trôi những thóa mạ chúng ném về phía Tàu, nào là “bá quyền bành trướng”, nào là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” (ghi cả vào Hiến Pháp). Cuối cùng, với đánh giá rằng “Trung Quốc dù là bá quyền bành trướng, nhưng còn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa”, chúng quyết định bán nước cho Tàu, cho rằng làm thế là noi gương “bác Hồ” của chúng, thời 1950. Chúng được Tàu Cộng ban cho “16 chữ vàng”, coi như “thẻ bài”, đeo vào cổ bọn “chó nghiệp vụ”.
            Bước vào thế kỷ 21, thời “trăng mật” Mỹ/Tàu đã hết; hai nước “từ đối tác chuyển sang đối đầu”. Các “mũi nhọn bành trướng” của Tàu trên khắp thế giới lần lượt bị Mỹ buộc phải “co cụm” lại. Mỹ nói rõ : “quay về Châu Á để cân bằng ảnh hưởng Tàu”. Vụ tàu Impeccable của Mỹ bị hải quân Tàu quấy nhiễu quanh vùng biển kế cận đảo Hải Nam, vạ lây sang Biển Đông VN mà Tàu gọi là Nam Hải. Tàu coi Nam Hải của nó là “quyền lợi cốt lõi”, tương đương với Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng. Ngược lại, Mỹ coi “ảnh hưởng” của Mỹ ở Châu Á là “lợi ích quốc gia”. Căng thẳng địa-chính-trị lan sang mậu dịch, kinh tế tài chính, cơ hồ biến thành “chiến tranh lạnh”. Căng thẳng ấy “lây lan” vào Việt Nam, khiến cho mọi “soi mói” chĩa thẳng vào bản chất của chế độ, khi vấn đề “chủ quyền Biển Đông” được đặt ra. Tàu coi chủ quyền của nó ở Biển Đông là “không thể tranh cãi”. Cãi lại, VGCS “há miệng mắc quai”. Bằng “không cãi lại”, lập tức bị toàn dân nhao nhao “hỏi tội”. Chưa cần trưng ra những “mật ước” , nói tránh là “nhận thức chung”, Tàu mới công bố “công hàm 14-9-1958” của Phạm Văn Đồng, thừa nhận chủ quyền Tàu ở vùng biển đảo tranh chấp, VGCS đã phải gửi một đoàn “cấp cao” sang Tàu “lạy lục” và “lấp liếm”. Bại lộ “căn cước bán nước” hủy hoại sạch “nền tảng quyền bính” của chế độ. Cái gọi là “đánh thắng giặc Pháp” cũng như “đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng và thống nhất đất nước”, chẳng qua là xác nhận câu “vênh váo” năm xưa của Lê Duẩn, khi Tàu và Liên Xô chưa đổi bạn thành thù :
         “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Xương máu oan khiên của con dân Việt Nam suốt ba phần tư thế kỷ qua, té ra chỉ đề “xây xác” cho “đường vinh quang” của lũ “chó nghiệp vụ” việt gian cộng sản trong cuộc phiêu lưu đi tìm “thiên đường ảo”.
            Với “căn cước bán nước”, VGCS không thể nhân danh “chủ nghĩa yêu nước” để nắm quyền. Tất cả các “căn cước giả mạo” khác đều đã bị lật tẩy. Cho nên, bọn “chóp bu” đang không ngớt hô hào “chỉnh đảng” trước nguy cơ “sụp đổ chế độ”.
           Nhân vật khai tử cộng sản ở Liên Xô từng xác quyết : “Cộng sản không thể sửa chữa; phải dẹp bỏ đi”. Cộng sản Liên Xô chỉ đi “cướp nước”, chứ không hề bán nước. Cộng sản Tàu cũng thế. Riêng cộng sản vn “bẩm sinh bán nước”, làm sao mà “chỉnh” được ?
            Để “chỉnh đảng”, bọn chóp bu VGCS đưa ra 19 điều cấm đảng viên không được làm, trong đó có điều cấm đảng viên viết hồi ký . Chuyện cổ kim chưa từng thấy. Đã rõ ràng : nạn “tự khai báo” qua hồi ký, bút ký đã bộc lộ vô số “bí mật chết người” trong nội bộ đảng. Đúng lúc đó, bài hát Anh Là Ai ? của Việt Khang được tung lên mạng. Câu hát “nhức nhối” nhất là câu hỏi : “Anh là ai ? Làm tay sai cho Tàu ?”. Quả nhiên, “thế lực thù địch” làm lung lay chế độ nằm ngay trong lòng đảng cộng sản. Trang mạng Đảng Cộng Sản, với “Văn kiện đảng” và “Hồ Chí Minh Toàn Tập” từng đăng tải những thư xin tiền, xin chỉ thị già Hồ gửi cho Quốc Tế 3, bộc lộ thân phận “tay sai bán nước” của y, bọn “chóp bu sống sót” kia cấm được không ? Lịch sử là lịch sử. Không ai ngụy tạo hay “chế biến” được lịch sử. Muốn hành vi thô bỉ của mình không bị lịch sử ghi lại thì đừng làm. Làm rồi, thì đừng hy vọng chối cãi hay “lấp liếm”. Riêng tội VGCS bán nước cho Tàu ở Thành Đô thời kỳ 1990-91, vô số hồi ký, bút ký đã tiết lộ, bây giờ mới cấm thì đã muộn. Hơn nữa, có cấm được không ? Giả dụ “bên ta” cấm được,”bên Tàu” thì sao ? Tên Nguyễn Phú Trọng này đã được đảng của y gọi lả “Trọng lú”.
 Qua 19 điều cấm mới đây, y tự chứng tỏ chẳng những “lú” mà còn “đần”.
  Trên mạng cách đây ít lâu có phổ biến một bút ký tiếng Tàu, dịch ra tiếng Việt, tác giả là một người Tàu trong cuộc, kể chi tiết về “chuyến bay huyền bí” chở bọn “chó nghiệp vụ” VGCS sang Tàu “bán nước để giữ đảng” ở Thành Đô năm 1990-91. Thử hỏi “Trọng lú” cấm được không ?
            Xin mời nghe bài “Trước và sau cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô” của tác giả Trương Quốc Duy, dịch giả Quốc Thanh, do LS Đinh Thạch Bích đọc và bình giải …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét