Trang chính

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

'Đặt nhân quyền vào đàm phán thương mại'



Tự do thương mại sẽ có lợi cho ai?
Christine Laroque (ACAT France) - BBC - 

ACAT quan ngại rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có thể không nằm trong nghị trình của đàm phán thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam sắp tới.

Quan điểm của chúng tôi là không nên đặt lợi ích kinh tế của EU lên trên sự bảo vệ quốc tế trong vấn đề nhân quyền.

Các thỏa thuận hợp tác và đối tác thương mại của EU với các bên thứ ba vốn được cho là bao gồm các điều kiện nhân quyền. Do đó, những vấn đề này không thể bị bỏ ra ngoài tiến trình đàm phán.

Chúng tôi muốn nhắc nhở rằng EU vẫn quảng bá nguyên tắc quản trị tốt và tôn trọng nhân quyền như một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại và phát triển của mình.

EU đang tham gia “đối thoại” nhân quyền với Việt Nam.

"Một vài năm trước, chúng tôi chứng kiến việc Việt Nam cam kết sẽ đẩy mạnh dân chủ và tự do cá nhân. Chỉ là vì họ muốn gia nhập vào WTO. Ngay khi họ tham gia vào diễn đàn này năm 2007, họ đã ngưng hẳn những giọng điệu về quyền và tự do, và dập tắt các tiếng nói bất đồng chính kiến."

Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành trấn áp trong những năm vừa qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã tiến hành bắt giam bất hợp pháp những công dân chỉ vì hành động như thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, tôn giáo và lập hội.

Việt Nam luôn hoan nghênh quan hệ tài chính và thương mại với các quốc gia nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của mình, miễn là xu hướng tự do này không tác động đến chính trị và nhân quyền.

Một vài năm trước, chúng tôi chứng kiến việc Việt Nam cam kết sẽ đẩy mạnh dân chủ và tự do cá nhân. Chỉ là vì họ muốn gia nhập vào WTO.

Ngay khi họ tham gia vào diễn đàn này năm 2007, họ đã ngưng hẳn những giọng điệu về quyền và tự do, và dập tắt các tiếng nói bất đồng chính kiến.

Do đó, chúng tôi kêu gọi EU không nhắm mắt làm ngơ và đòi hỏi việc tôn trọng nhân quyền phải là một điều kiện trong các hiệp định tương lai.

Bà Christine Laroque là người chuyên trách phân ban Châu á của Công Giáo Hành Động Chống Sự Hành Hạ (ACAT FRANCE). Đây là một tổ chức nhân quyền thành lập năm 1974 với mục đích chống việc hành hạ và án tử hình. Bài bình luận thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét