Trang chính

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Trung Quốc ‘dương oai’ với Nhật, ‘răn đe’ Đông Nam Á


Trung Quốc khẳng định vị trí quyền lực trên biển - Ảnh minh hoạ


Không chỉ cắt cáp của Việt Nam, chuẩn bị khoan dầu gần Philippines... Trung Quốc còn lên kế hoạch tập trận ở Tây Thái Bình Dương, khiến Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản bị đặt vào tình trạng “báo động”, Mỹ phải tăng cường tàu khu trục tới khu vực...
Mỹ từ lâu lập ra “chuỗi đảo thứ nhất để bao vây” Trung Quốc và nó hoạt động khá tốt, buộc hải quân Trung Quốc chỉ “loanh quanh gần bờ”. Do đó, việc hàng loạt tàu Trung Quốc tràn qua Nhật Bảnchọc thủng “chuỗi đảo thứ nhất” hôm 7/6 để tiến vào Thái Bình Dương thực sự là “trận động đất trên biển”, khiến Nhật Bản cũng phải lo sợ...
Chưa dừng lại, chỉ hai ngày sau, quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tập trận trong vùng biển quốc tế ở Tây Thái Bình Dương từ giữa tới cuối tháng này. Họ khẳng định cuộc diễn tập không vi phạm luật quốc tế và cũng không nhằm vào đối tượng đặc biệt hay bất kỳ quốc gia nào.
Giáo sư Yang Bojiang của ĐH Quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh nhận định, bộ Quốc phòng Trung Quốc hành động minh bạch và các hoạt động của họ diễn ra trong vùng biển quốc tế nên Nhật không phải lo lắng về các hành động quân sự của hải quân Trung Quốc. Ông Bojiang nhấn mạnh: “Nhật quá lo lắng về các cuộc diễn tập bình thường của hải quân Trung Quốc”.
Ông lý giải: “Nhật đang gặp khó khăn lớn về tài chính, nhất là sau trận động đất, sóng thần 11/3. Do đó, một bộ phận người Nhật, những người muốn tăng ngân sách quốc phòng, đã cường điệu các hoạt động quân sự của Trung Quốc”.
Có thực mới vực được đạo
Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố mang tính trấn an từ phía Đại Lục, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đặt trong tình trạng báo động, theo dõi sát sao mọi hoạt động của hải quân Trung Quốc.  

Song có lẽ trong trường hợp Trung Quốc có hành động "bất ngờ" trong cuộc tập trận sắp tới, Nhật Bản cũng không có nhiều sự lựa chọn đối phó khi mà trong tình hình hiện tại, Tokyo đang ở "thế dưới' trong quan hệ với Bắc Kinh; nhất là về lĩnh vực kinh tế.

Không thể điểm hết mọi vấn đề trong quan hệ kinh tế song phương Nhật - Trung nhưng theo nhật báo Yomiuri, lượng du khách Trung Quốc tới mua sắm ở các siêu thị trên khắp Nhật Bản ngày càng tăng; tới mức nhiều trung tâm mua sắm cao cấp ở trung tâm Thủ đô Tokyo phải tuyển cả nhân viên nói tiếng Trung vào làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc nếu du khách đến từ láng giềng Trung Quốc giảm do căng thẳng chính trị, ngoại giao... doanh số các siêu thị này sẽ giảm mạnh.

Nói cách khác, với việc du khách Trung Quốc ở Nhật thường chi khoảng 1.700 USD/lần du lịch, cao hơn cả du khách Mỹ; riêng trong quý II/2010, tổng số tiền du khách Trung Quốc tiêu là 622 triệu USD...thì Nhật sẽ mất hàng "tấn" ngoại tệ... nếu quan hệ căng thẳng...
Du khách Trung Quốc tới Nhật rất đông. Ảnh minh họa.
Ở quy mô lớn hơn, Trung Quốc đang là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật. Từ năm 2009, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm tới 20,5% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản. Kim ngạch song phương nửa đầu năm 2010 đạt 147 tỷ USD, Trung Quốc tiêu thụ tới 20% hàng hóa xuất khẩu của Nhật. Trước nữa, Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ để thành đối tác thương mại của Nhật năm 2007.
Tóm lại, Nhật Bản sẽ là người thua cuộc bởi kinh tế Nhật đang phụ thuộc vào Trung Quốc chứ không phải ngược lại. Lợi thế về công nghệ của Nhật sẽ chẳng là gì so với thị trường khổng lồ của Trung Quốc, nơi có thị trường khổng lồ hơn 1,3 tỷ dân và cũng là nguồn cung lớn về tài nguyên, vật liệu...
Còn nếu so sánh sức mạnh của cả nền kinh tế, Bắc Kinh vừa vượt qua chính Tokyo để chiếm vị trí là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ với GDP vượt quá 5.000 tỷ USD.
Khoảng cách này chắc chắn sẽ còn bị kéo dãn trong thời gian tới bởi Nhật vừa bị “đòn đau” là thảm họa động đất, sóng thần hôm 11/3; với thiệt hại ước tính vược mức 300 tỷ USD. Đáng buồn hơn, theo tính toán của nhiều chuyên gia, Tokyo cần ít nhất 5 năm để lấy lại được sức mạnh như hiện tại; đồng nghĩa Trung Quốc thời cơ dài 5 năm để vươn lên, chí ít là ở khu vực Đông Bắc Á...
Thiên tai "tra tấn" Nhật.
Cuối cùng, không thể bỏ qua yếu tố quân đội Trung Quốc lớn "nhanh như thổi". Sau hơn 20 năm liên tục tăng ngân sách quốc phòng ở mức hai con số, quân đội nước này hiện được đánh giá nằm trong "top 5" của thế giới.
So với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có 180.000 người, ngân sách khoảng 50 tỷ USD một năm...thì quân đội Trung Quốc là "gã khổng lồ": ngân sách gần 100 tỷ USD mỗi năm (theo nhiều chuyên gia thì đây là "số ảo", thực tế còn cao hơn nhiều), có 2,3 triệu binh lính, sĩ quan... hơn 2.000 máy bay, 26 tàu khu trục, 47 tàu hộ tống, 63 tàu ngầm... và chuẩn bị có tàu sân bay.
Trong bối cảnh tương quan sức mạnh chênh lệch và có triển vọng nới rộng theo hướng có lợi, Trung Quốc đang tranh thủ để răn đe Nhật và cả nhiều nước ASEAN....Cuộc tập trận sắp tới của Trung Quốc sẽ chỉ là một trong nhiều bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ Tây Thái Bình Dương.
Quân đội Trung Quốc phát triển rất nhanh. Ảnh minh họa.
Không thể ngồi yên
Trong bối cảnh Trung Quốc đã, đang và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục "xâm phạm và uy hiếp" quần đảo Senkaku và vùng biển xung quanh Nhật Bản; theo nhiều chuyên gia Nhật, Tokyo vẫn cần có thái độ quyết đoán dựa trên luật pháp quốc tế trước những hành động khó chấp nhận nổi của Trung Quốc dù cho họ “cửa dưới”.
Ngược lại, nếu Tokyo “nhân nhượng” vấn đề biển đảo thì Bắc Kinh sẽ càng lấn tới và điều đó sẽ là sai lầm lớn nhất của Nhật trong những năm đầu thế kỷ 21.
Theo ĐVO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét