Trang chính

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Thương cho dân tôi!!!


Nếu bạn còn có trái tim,xin hãy share bài viết này sau khi đọc xong để cộng đồng chung tay giúp đỡ cô bé đáng thương này.Và hãy cố gắng một chút gì đó trong khả năng tài chính của mình có thể.! 
Hơi dài ,nhưng chỉ mất của bạn 5 phút thôi , nhưng đảm bảo bạn sẽ được rất nhiều 
Bé gái lớp 7 nuốt nước mắt nhìn bố mẹ chết mòn vì bệnh tật
 Bố tai biến nằm liệt giường, mẹ thì bị bệnh hen suyễn hành hạ. Cả ngày đi làm thuê em cũng chỉ mua được vài bát gạo đã xỉn màu về nấu cháo cho bố mẹ. Giờ đây em chỉ biết nuốt nước mắt nhìn bố mẹ chết dần vì bệnh tật.
Nằm hun hút sâu trong hẻm núi ở xóm 5, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) căn nhà nhỏ dột nát của ông Lê Bá Huỳnh, bà Nguyễn Thị Loan vẫn đang nghi ngút khói hương.
Trên chiếc giường cũ kỹ ông Huỳnh nằm bất động vì bệnh tai biến, còn trong buồng rách nát kia bà Loan cũng đang vật vã vì bệnh hen suyễn hành hạ bao năm nay. Còn em Lê Thị Sen con gái út của ông Huỳnh bà Loan trên đầu vẫn còn đội vành khăn trắng đang ngồi thẫn thờ. Bởi em vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi của người anh trai Lê Văn Trường giờ đây em lại đối mặt với nguy cơ bệnh tật cướp luôn cả bố lẫn mẹ.
Xen lẫn những tiếng ho khan, trong dòng nước mắt bà Loan nghẹn nghào mở đầu câu chuyện: “Thằng Trường con trai tui phát hiện bệnh thận cách đây chừng 5 năm rồi. Cũng trong thời gian này bố nó bị tai biến não, tui thì vốn có tiền sử bệnh hen suyễn. Nhưng vì thương bố mẹ nên dù bệnh tật hành hạ, nó (Trường - PV) vẫn lao động cật lực suốt ngày để kiếm tiền thuốc thang cho chúng tôi...
Chỉ đến khi toàn thân nó bị sưng phù lên không còn sức nữa nó mới nằm liệt giường. Tui đưa nó đi viện bác sĩ bảo phải ra Hà Nội chạy thận thì mới có cơ hội sống. Nhưng trong nhà giờ không còn cái gì nữa mà bán chữa bệnh cho con chứ. Trước lúc ra đi nó hỏi tui “con chết rồi có hòm (quan tài) để chôn không mẹ”?. Vợ chồng tui mang tội với các con”, nói đoạn bà Loan khóc nức nở.
Em lo sợ bệnh tật sẽ cướp luôn cả bố lẫn mẹ.
Người anh trai ra đi để lại cho đứa em gái mới học lớp 7 bao nhiêu nỗi lo toan về cuộc sống. Mà gánh nặng đối với Sen bây giờ là làm sao có tiền thuốc thang cho bố mẹ. Nuôi hai người bệnh cùng một lúc Sen tìm mọi cách để kiếm ra tiền, ai thuê gì cũng làm, rồi lại lên rừng lấy củi về bán mua gạo nấu cháo cho bố mẹ.
Nhiều lúc nhìn cả bố và mẹ đau đớn vật vã vì bệnh tật mà không có nỗi viên thuốc để uống em chỉ biết lặng lẽ đứng nhìn vào di ảnh anh trai mà khóc. Bởi em hoàn toàn bất lực, hàng ngày kiếm được bữa ăn cho bố mẹ còn khó rồi nói gì đến chuyện thuốc thang.
Kể từ khi người anh trai mất, việc học hành của Sen cũng có nguy cơ “đứt gánh” giữa chừng vì không có tiền ăn học. Số ngày đến trường của em ít dần đi. Sen thổn thức: “Em muốn học hành đến nơi đến chốn cho sau này đỡ khổ, nhưng em đi học rồi không còn thời gian để làm thuê nữa sợ bố mẹ lại nhịn đói. Mà lỡ bố mẹ ở nhà không có ai chăm sóc xảy ra chuyện gì em biết sống với ai đây”, Sen nghẹn ngào trong nước mắt.
Ông Huỳnh bị tai biến mạch máu não, mọi sinh hoạt không còn được bình thường. Lại cộng thêm sự mất mát quá lớn vừa phải trải qua, ông bị suy sụp hoàn toàn, cơ thể như không còn sức sống. Nhưng ông vẫn còn đủ tính táo để cảm nhận nỗi đau như cắt từng khúc ruột, khi phải bất lực chứng kiến đứa con đếm sự sống từng ngày.
Nhìn vào di ảnh của người anh trai Sen như muốn cầu cứu một điều gì đó.
Nhìn bức di ảnh của người con trai yểu mệnh, khó khăn lắm ông mới nói được: “Giá mà trời cho tui chết sớm thì còn có đôi đồng chữa bệnh cho con. Tui sống làm chi, để bây giờ lại bắt tội con Sen. Làm cha, mà không lo nổi cho con một manh áo …”, những tiếng nấc xót xa, khiến ông không còn tiếp tục câu chuyện.
Căn nhà hiện giờ trống trơn không có bất cứ một vật dụng gì đáng giá. Khổ nhất là những ngày trời mưa gió, căn nhà quá dột nát không một nơi nào là không ướt. Sen phải dìu bố vào trong nhà, căng tấm nilong đứng canh cho bố mẹ, và những ngày đó là cả gia đình phải ăn cháo trắng qua ngày.
Sen bảo: “Nhìn bố, mẹ gầy gò ốm yếu nhiều lúc muốn mua ít thịt về nấu cháo cho bố mẹ ăn thêm. Nhưng không có tiền thì biết làm sao được, đành phải để bố mẹ thèm vậy. Còn tiền thuốc thang cho bố mẹ em không biết phải làm răng (sao), đã hơn một tháng nay không có tiền mua thuốc cho bố. Em biết bố mệt lắm nhưng cứ bảo là bố khỏi rồi không phải uống thuốc nữa để em khỏi buồn. Mẹ cũng rứa (thế), không biết rồi khi nào bố mẹ cũng như anh trai bỏ em mà đi nốt…”, nói đoạn Sen òa lên khóc nức nở.
Nếu như những đứa trẻ cùng trang lứa, bố mẹ còn phải chăm bẵm từng bữa cơm giấc ngủ. Thì Sen phải gồng mình lo cuộc sống cho cả một gia đình. Dường như những lo toan cho cuộc sống hành ngày khiến cô bé như già dặn hơn so với tuổi của mình.
Cả ngày cật lực làm thuê em mới kiếm được nồi cháo cho bố mẹ.
Nhìn cảnh gia đình Sen ai cũng chảy nước mắt, bác Thân, hàng xóm cho biết: “Nhìn cảnh gia đình cháu Sen như vậy chúng tôi ở đây thương lắm, hôm thằng Trường mất, bà con hàng xóm đứng ra lo liệu chôn cất. Chứ nhà nó bây giờ cái ăn cũng không có, thỉnh thoảng chúng tôi cũng góp chút tiền để con Sen mua thuốc cho bố mẹ nó”.
Hiện số nợ khổng lồ mà gia đình vay mượn chạy chữa cho anh trai, và người cha cũng chỉ trông chờ vào sức lao động của một mình Sen.
Bệnh tình của ông Huỳnh và bà Loan ngày một xấu đi. Sen không dám nghĩ đến cái tương lai mịt mù phía trước khi mà bệnh tật rồi cũng sẽ cướp mất cả bố và mẹ. Nhưng em biết điều đó rồi cũng sẽ là sự thật, bởi bệnh tình của bố mẹ như thế lại không có tiền thuốc thang, ăn uống cũng không đầy đủ.
Nhưng em biết phải làm sao bây giờ. Những nơi nào nếu có cơ hội vay được tiền thì em cũng đã tìm đến. Đôi mắt ngây thơ nhìn vào tấm di ảnh của người anh trai như cầu cứu một điều gì đó. Rồi những giọt nước từ từ lăn dài trên đôi má thay cho câu trả lời lặng câm
Bạn đọc xong rồi đúng không, hãy nhấn share đi , để càng nhiều người biết càng tốt
sad rain

1 nhận xét:

  1. trong cái xã hội này, hay trong tất cả các nước nào trên thế giới cũng thế thôi, kiểu gì mà chẳng có những người khó khăn chứ, sao mà bài viết lại lấy cái tiêu đề có vẻ không hợp lí cho lắm "thương cho dân tôi" cứ như kiểu đang trách móc ai đó, nói chung xã hội mình vẫn còn may, vì dân ta luôn có tinh thần lá lành đùm lá rách mà!

    Trả lờiXóa