Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

PHẠM XUÂN ẨN CHỈ ĐÁNG XÁCH DÉP CHO MỘT ÔNG GIÀ


Tôi nói ngay, ông cụ tôi muốn nói là một giáo sư đại học của trưòng Luật Khoa Sàigòn năm xưa. Dường như ông dạy luật hiến pháp hay bang giao quốc tế gì đó. Tôi học ở một trường khác nên không rõ chính xác ông dạy môn gì.

Ngày Sàigòn lọt vào tay VC, ông phóng lên lầu và thủ kín trong phòng không dám ra đường. Ông vừa thù, vừa ghét, vừa kinh sơ cộng sản. Ông cứ than: “Trốn chạy chúng nó vô Nam giờ này chúng cũng mò đến tận nơi! Điệu này tôi chết mất!”. Hàng ngày, cứ mỗi lần ai gõ cửa nhà là ông lên ruột, máu ông cứ lên xuống kiểu đó từng ngày. Bà cụ, vợ ông, là người duy nhất trả lời tiếng gõ cửa, không có bà ở nhà, ai kêu cửa vỡ nhà, ông vẫn “tử thủ” trên lầu, không thèm xuống.

Hai ông bà sống hồi hộp từng ngày. Khi Sàigòn đổi tên ra thành Hồ, ông đóng cửa phòng chửi thề tùm lum. Ông nói với bà: “Dẹp cái radio giùm tôi, ném nó vào thùng rác cho tôi nhờ! Cứ nghe đài nhắc tới tên lão là tôi muốn điên lên!”


Thế nhưng trời còn thương ông, không để ông sống ở thành Hồ khi Sài Gòn thành địa ngục. Đứa con ông ở Canada bảo lãnh cho cả ông bà ra khỏi nước. Ông mừng như chết rồi sống lại. Nơi ông sống là thành phố Vancouver, Canada.

Tại thành phố này, tuổi già thần tiên của ông trôi qua theo năm tháng. Ông ít giao thiệp với ai. Thỉnh thoảng có vài học trò cũ mò đến thăm ông. Ông vẫn nhắc đến những năm dạy ở trường Luật như những kỷ niệm không quên, song hễ ai nói đến thành Hồ là ông bảo dẹp, “đừng nhắc đến cái lão khốn nạn tàn dân, hại nước đó!”

Ông cụ biết và quen thân tôi qua tờ Nguyệt San Việt Nam, đó là tờ báo ông chịu. Ông thường đến văn phòng bác sĩ gia đình để khám bệnh và lấy báo đọc. Có khi tôi đưa ông cụ về nhà từ phòng mạch ông bác sĩ, có khi tôi bốc ông giữa đường. Ông cụ thường than khi gặp tôi:

- Tôi năm nay gần 90 tuổi! Không biết chừng nào cộng sản đổ ở Việt Nam để tôi về gửi thân ở quê nhà! Anh viết báo, anh có đoán được chừng nào tụi nó đổ không?

- Cộng sản Việt Nam không biết chúng ăn cái chi mà sống dai như đỉa, con cũng mong nó chết sớm để con còn về thăm ông cụ, cũng gần bằng tuổi bác. Thôi thì bác ráng giữ sức khỏe. Bác thọ đến 95 là thấy được ngày tàn của cộng sản!

Mắt ông cụ sáng lên.

- Thật không?!

Ông cụ, cho tới ngày bóng xế, chân đi run run với cây gậy vẫn mong một ngày về lại quê hương không cộng sản. Ông thường nói với tôi là “còn cộng sản là tôi không về!” Ông giữ lời cho đến ngày hấp hối và ra đi trên đất khách, có điều là ông đã đi trước cộng sản.

Trước đây, ông và bà cụ có mua hai cuộc đât nhỏ ở Burnaby gần Vancouver làm nơi an nghỉ, nhưng trong phút lâm chung, ông cụ đổi ý trối lại:

- Bố không muốn chôn thân ở Canada. Khi bố mất, hoả táng bố bỏ tro vào lọ!

Mấy đứa con hỏi:

- Thế bố muốn đem tro bố về chôn ở quê mình phải không?

- Không! Không chôn ở đất Sài Gòn, cũng không chôn ở đất Hà Nội!

- Sao vậy bố?

- Vì đất nào cũng có Việt cộng!

- Thế tụi con đem tro bố vô chùa ở Việt Nam được không?

- Không!

- Sao vậy bố?

- Làm sao tụi con biết được đó không phải là chùa của mấy ông sư quốc doanh Việt cộng!

- Thì bố nói rõ ý bố. Khi bố mất, tụi con sẽ làm theo lời bố!

- Không chôn bố trên đất cộng sản chiếm, không đem tro bố vào chùa quốc doanh, về Việt Nam thuê ghe ra sông Lòng Tảo rải tro bố xuống nước…

Di chúc của ông được gia đình thực hiện trọn vẹn. Ông đã về lại quê hương, trong lòng nước, trong lòng sông, trong lòng biển. Từng hạt phấn tro tàn của thân xác ông không dính dáng gì tới thứ mà ông căm ghét. Lần ra đi này, cộng sản không thể theo ông.

Mấy ngày gần đây, một số bài viết liên quan tới cái chết và “di chúc” của tướng tình báo cộng sản Phạm Xuân An rằng “đừng chôn tôi gần cộng sản” như thể cuối đời Phạm Xuân An nhìn ra mặt thật của cộng sản. Nhưng nếu chôn Phạm Xuân Ẩn ở Việt Nam thì chỗ nào là chỗ không gần cộng sản? “Đừng chôn tôi gần cộng sản” chỉ là một lời bóng gió muộn màng của một người điệp viên thông minh nhưng chậm hiểu và ngu xuẩn. An đã thấy rõ mặt thật của cộng sản ngay từ 1975. Ân đã đưa vợ con qua Mỹ, rồi buộc vợ con trở về khi cộng sản ban hàm tướng cho ông ta. “Đừng chôn tôi gần cộng sản” chỉ là giọt nước nhạt trong biển nước mắt của muôn dân hai miền Nam Bắc dưới chế độ cộng sản, một thành tựu máu xương oan khuất mà Phạm Xuân Ấn đã đóng góp khi thở không khí tự do của những năm tháng ở Sài Gòn.

So về tiết tháo và con người, Phạm Xuân Ân khi từ bỏ cõi đời này, dù có hối tiếc về tội ác của mình, cũng không thể là kẻ có thể xách giép cho ông cụ gửi nắm tro tàn của mình trên dòng sông Lòng Tảo. Ông cụ “không chơi với cộng sản cho tới ngày qua thế giới bên kia” là giáo sư Lê Đình Chân của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn.

Gia đình giáo sư Lê Đình Chân không đăng cáo phó về sự ra đi của ông, chỉ muốn ông đi âm thầm. Tôi là người dọn phòng cho ông để trả phòng lại cho nhà nước. Ông để lại cho tôi hình ảnh một ông già bất khuất và không chấp nhận cộng sản cho tới ngày tàn hơi. Ông để lại cho tôi một đôi giầy vừa vặn chân tôi, đôi giầy mới toanh mà ông thường đi bộ từ đường Main lên dốc đồi Queen Elizabeth mỗi buổi sáng.

Phải gần 20 năm nữa tôi mới bằng cái tuổi ông ra đi. Không biết đôi giầy của ông để lại, tôi có theo ông tới cái tuổi đó hay không? Lạy Chúa, lạy Phật cho tôi được leo tới cái tuổi của ngày ông ra đi thì thế nào tôi cũng thấy được cái ngày cộng sản lăn quay ra chết!

Bài viết này viết để tưởng nhớ giáo sư Lê Đình Chân, và cũng xin coi đây là một thông báo đến những học trò cua ông trên khắp thế giới chưa biết tin về sự ra đi của Thầy mình.

Web Vietland Feedback


1.Tạ Văn Chi

Posted: 2006/10/12 1:21 Updated: 2006/10/12 1:21 Re: Phạm Xuân Ẩn chỉ đáng xách dép …

Tạ Văn Chi tôi thú thật rất thích cái lối viết của anh Hải Triều, nó không có gì văn hoa bóng bẩy cũng không rườm rà lê thê. Lời văn giản dị và rất thật, đọc là hiểu được cái ý mà anh Hải Triều muốn tỏ bày.

Nhân đây, tôi cũng xin kể một câu chuyện tại tiểu bang Oklahoma, nơi tôi cư ngụ để nói lên tấm lòng của một đôi vợ chồng nhất định không về thăm Việt Nam chừng nào cái chế độ cộng sản còn đó. Hai vợ chồng tuổi đời không lớn lắm, trình độ học thức so với Gs Lê Đình Chân thua xa, qua Mỹ từ năm 1975. Hiện có cuộc sống rất thoải mái, thích giao du bạn bè… cở như anh Hải Triều chẳng hạn. Trong những lần chuyện trò, có người hỏi sao không thấy Anh về thăm VN, Anh chỉ cười không trả lời. Hỏi tiếp thế Chị có về VN lần nào chưa?, Anh trả lời Chị cũng không về.

Tạ Văn Chi miễn có ý kiến riêng, nhưng có ý kiến chung là nếu đại đa số người Việt hải ngoại mà giống như 2 vợ chồng này thì cái chế độ của cộng sản trong nước có còn tồn tại cho đến ngày hôm nay hay không?



2. Lê Thi

Posted: 2006/10/12 1:31 Updated: 2006/10/12 1:31 Re: Phạm Xuân Ẩn chỉ đáng xách dép cho một…

Tôi rất hân hạnh là học trò của giáo sư Lê Đình Chân. Giáo sư là một người chân thật và hiền lành nên hay bị sinh viên ghẹo phá. Có lần thi vấn đáp, giáo sư thường cho hàng chục sinh viên vào một lúc, rồi phát câu hỏi để trả lởi, có lẽ vì câu hỏi khó quá, nên thừa lúc giáo sư không chú ý, cả chục sinh viên đó ùa chạy ra khỏi phòng trốn mất, chờ buổi sau trở vào thi lại, thầy có nhớ ai là ai đâu. Nhưng sau này, thầy thu thẻ sinh viên, nên hết đường chạy. Được tin thầy đã ra đi tôi thật xót xa và hy vọng tới phiên trò ra đi thì VC đã sụp đổ rồi…



3. Băng Nhi.

Posted: 2006/10/12 3:05.updated: 2006/10/12 3:05 Re: Phạm Xuân Ẩn chỉ đáng xách dép cho một…

Phải nói là văn của ông Hải Triều rất thực, thực như con người của ông vậy. Trên Net gần đây đã có hằng loạt bài đánh phá cuộc đời của ông. Ngẫm nghĩ người lính già Hải Triều nầy đã một thời hy sinh đời trai trẻ của mình để đi bảo vệ cho một miền Nam Tự do. Bây giờ ông Hải Triều đã đến được đất Tự Do nhưng tâm vẫn nghĩ về những người lính VNCH, nghĩ đến những bạn chiến hữu của ông người còn, người mất…

Qua những công lao mà ông đã góp cái sức tàn của mình qua những tác phẩm “Các trận đánh không tên của QLVNCH” đấy là con người của Hải Triều mà tôi khâm phục. Những kẻ đánh phá ông cũng chẳng làm lung lay những ý nghĩ tốt đẹp của những người yêu mến ông. Những độc giả thầm lặng như tôi hôm nay xin tặng cho ông Hải Triều một đoá hoa hồng đẹp nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét