"TỰ DO của người này có thể sẽ gây nguy hiểm/ hay tự ái cho TỰ DO của người khác!" – (Ranh ngôn của Hành Nhân)
Thực ra, trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger thuộc CLB Nhà Báo Tự Do, tôi đã dám chắc rằng kết quả sẽ là "nguyễn y vân" giống như trong phiên tòa sơ thẩm. Có nhiều người lạc quan thì cho rằng chính quyền kết án ba blogger thật nặng ở phiên sơ thẩm và rỗi sẽ giảm án cho họ ở phiên phúc thẩm để xoa dịu công luận và "làm tin" để có cái mang ra nói chuyện, đối thoại nhân quyền với các nước phương Tây cùng những tổ chức nhân quyền thế giới nhằm trao đổi những lợi ích nào đó về kinh tế và xã hội. Làm tuồng, trả giá và đổi chác mua bán… là những trò đã quá quen thuộc đến mức
người ta xem như đó là chuyện bình thường, thậm chí là đáng mong đợi (?) trong hoàn cảnh này.
Trong vụ án nhà báo Hoàng Khương, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của anh đã hy vọng rằng anh sẽ chắc chắn được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm. Bởi vì chẳng qua Hoàng Khương chỉ có tội là mắc "sai sót về nghiệp vụ" nhưng anh đã có rất nhiều đóng góp trong việc tố cáo những tiêu cực giúp "làm trong sạch nội bộ ngành Công An". Tuy nhiên, kết quả vẫn là y án. Mặc dù Hoàng Khương được cho phép tại ngoại để lo đám tang cho mẹ, nhưng họ không cho phép anh có tự do quá lâu bên ngoài xã hội vì họ sợ tự do của anh có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của "những kẻ ai cũng biết là ai đó". Nhà báo chính thống còn như thế, huống hồ gì là các nhà báo tự do?
Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba SG là ba thành viên chủ chốt của CLB Nhà Báo Tự Do. Tự do ở chỗ là họ không phải chịu sự chỉ đạo định hướng bẻ cong ngòi bút để phục vụ cho mục đích cá nhân của bất kỳ ai hoặc nhóm người nào. Họ không phải chịu một sự kiểm duyệt, hạn chế về đề tài, hay phải viết bài tuyên truyền về bất cứ chủ trương, chính sách nào cả! Ấy vậy mà họ lại bị chính quyền kết án về quy vào điều 88 Bộ luật Hình sự – tội tuyên truyền chống phá nhà nước, điều khoản mà nhiều nhóm nhân quyền cho là 'quy định chung chung và mơ hồ' dùng để nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến.
Ngay đến thời điểm đưa các blogger ra xét xử cũng đã được chính quyền tính toán một cách chi ly, cẩn thận, được dời đi dời lại nhiều lần. Phiên phúc thẩm được chọn lựa vào dịp cuối năm cũng là do có chủ ý riêng. Ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nhận định về phiên tòa phúc thẩm hôm thứ Sáu 28/12/2012: "Vụ xử kháng án của Điếu Cày và đồng nghiệp của ông được thực hiện vào đúng tuần lễ nghỉ phép nhằm tránh sự chỉ trích trong giới ngoại giao và Liên Hợp Quốc do vi phạm quyền tự do biểu lộ".
Chẳng qua cũng chỉ bởi TỰ DO mà ra cả! CLB Nhà Báo Tự Do đã ngày càng thêm lớn mạnh và có nguy cơ trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng nể so với truyền thông chính thống. Với sự phổ biến và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ của mạng Internet, lượng thông tin online đa dạng và khổng lồ đã cho phép người đọc có thêm những lựa chọn và quyền quyết định giá trị khách quan, trung thực của thông tin. Tuy vậy, ở Việt Nam, hiện tại báo chí vẫn chưa thể nào tự do được! Trong năm qua, Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp Việt Nam hạng 172 trên 179 về tự do báo chí và nêu rõ sự kiểm soát của nhà nước là "Kẻ thù của Internet" do sử dụng hệ thống kiểm soát mạng.
Ừ thì cứ cho rằng "TỰ DO chỉ là Cái Con Cặc" theo lời một trung tá an ninh nói với chị Tân (vợ cũ của blogger Điếu Cày) nhưng nó rất quan trong đấy chứ? Vỉ nếu không có nó thì người ta không thể làm được nhiều thứ… Có đúng không?
Nhiều người cứ mỗi khi nghe nói đến TỰ DO thì sợ (cũng như khi nói đến vấn đề tình dục hay chuyện CCC vậy! Họ sợ nghe, sợ nói đến (mặc dù có thể là rất thích) chẳng qua cũng vì họ chưa có sự hiểu biết và nhận thức đúng về nó. Bởi vì vậy, họ sẽ không thể dùng nó một cách đúng đắn và hiệu quả được.
Vì vậy, TỰ DO (cả nghĩa đen và bóng) đều không hề tự nó nguy hiểm nếu bạn hiểu rõ về nó. Chỉ khi nào người ta ngăn chặn, xâm hại hay lạm dụng nó để đạt được những mục đích xấu thì mới thật đáng ngại. Khi đó thì thật là nguy hiểm cho TỰ DO…
(Hết tập 1 – Lý thuyết là chính. Tập 2 sẽ nói về thực tế việc TỰ DO của tôi đã bị ảnh hưởng như thế nào trong ngày Thứ sáu 28/12/2012 – ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger CLB Nhà Báo Tự Do)
https://www.facebook.com/notes/hanhnhan
Nguồn :Facebook ,hành nhân
Thực ra, trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger thuộc CLB Nhà Báo Tự Do, tôi đã dám chắc rằng kết quả sẽ là "nguyễn y vân" giống như trong phiên tòa sơ thẩm. Có nhiều người lạc quan thì cho rằng chính quyền kết án ba blogger thật nặng ở phiên sơ thẩm và rỗi sẽ giảm án cho họ ở phiên phúc thẩm để xoa dịu công luận và "làm tin" để có cái mang ra nói chuyện, đối thoại nhân quyền với các nước phương Tây cùng những tổ chức nhân quyền thế giới nhằm trao đổi những lợi ích nào đó về kinh tế và xã hội. Làm tuồng, trả giá và đổi chác mua bán… là những trò đã quá quen thuộc đến mức
người ta xem như đó là chuyện bình thường, thậm chí là đáng mong đợi (?) trong hoàn cảnh này.
Trong vụ án nhà báo Hoàng Khương, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của anh đã hy vọng rằng anh sẽ chắc chắn được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm. Bởi vì chẳng qua Hoàng Khương chỉ có tội là mắc "sai sót về nghiệp vụ" nhưng anh đã có rất nhiều đóng góp trong việc tố cáo những tiêu cực giúp "làm trong sạch nội bộ ngành Công An". Tuy nhiên, kết quả vẫn là y án. Mặc dù Hoàng Khương được cho phép tại ngoại để lo đám tang cho mẹ, nhưng họ không cho phép anh có tự do quá lâu bên ngoài xã hội vì họ sợ tự do của anh có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của "những kẻ ai cũng biết là ai đó". Nhà báo chính thống còn như thế, huống hồ gì là các nhà báo tự do?
Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba SG là ba thành viên chủ chốt của CLB Nhà Báo Tự Do. Tự do ở chỗ là họ không phải chịu sự chỉ đạo định hướng bẻ cong ngòi bút để phục vụ cho mục đích cá nhân của bất kỳ ai hoặc nhóm người nào. Họ không phải chịu một sự kiểm duyệt, hạn chế về đề tài, hay phải viết bài tuyên truyền về bất cứ chủ trương, chính sách nào cả! Ấy vậy mà họ lại bị chính quyền kết án về quy vào điều 88 Bộ luật Hình sự – tội tuyên truyền chống phá nhà nước, điều khoản mà nhiều nhóm nhân quyền cho là 'quy định chung chung và mơ hồ' dùng để nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến.
Ngay đến thời điểm đưa các blogger ra xét xử cũng đã được chính quyền tính toán một cách chi ly, cẩn thận, được dời đi dời lại nhiều lần. Phiên phúc thẩm được chọn lựa vào dịp cuối năm cũng là do có chủ ý riêng. Ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nhận định về phiên tòa phúc thẩm hôm thứ Sáu 28/12/2012: "Vụ xử kháng án của Điếu Cày và đồng nghiệp của ông được thực hiện vào đúng tuần lễ nghỉ phép nhằm tránh sự chỉ trích trong giới ngoại giao và Liên Hợp Quốc do vi phạm quyền tự do biểu lộ".
Chẳng qua cũng chỉ bởi TỰ DO mà ra cả! CLB Nhà Báo Tự Do đã ngày càng thêm lớn mạnh và có nguy cơ trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng nể so với truyền thông chính thống. Với sự phổ biến và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ của mạng Internet, lượng thông tin online đa dạng và khổng lồ đã cho phép người đọc có thêm những lựa chọn và quyền quyết định giá trị khách quan, trung thực của thông tin. Tuy vậy, ở Việt Nam, hiện tại báo chí vẫn chưa thể nào tự do được! Trong năm qua, Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp Việt Nam hạng 172 trên 179 về tự do báo chí và nêu rõ sự kiểm soát của nhà nước là "Kẻ thù của Internet" do sử dụng hệ thống kiểm soát mạng.
Ừ thì cứ cho rằng "TỰ DO chỉ là Cái Con Cặc" theo lời một trung tá an ninh nói với chị Tân (vợ cũ của blogger Điếu Cày) nhưng nó rất quan trong đấy chứ? Vỉ nếu không có nó thì người ta không thể làm được nhiều thứ… Có đúng không?
Nhiều người cứ mỗi khi nghe nói đến TỰ DO thì sợ (cũng như khi nói đến vấn đề tình dục hay chuyện CCC vậy! Họ sợ nghe, sợ nói đến (mặc dù có thể là rất thích) chẳng qua cũng vì họ chưa có sự hiểu biết và nhận thức đúng về nó. Bởi vì vậy, họ sẽ không thể dùng nó một cách đúng đắn và hiệu quả được.
Vì vậy, TỰ DO (cả nghĩa đen và bóng) đều không hề tự nó nguy hiểm nếu bạn hiểu rõ về nó. Chỉ khi nào người ta ngăn chặn, xâm hại hay lạm dụng nó để đạt được những mục đích xấu thì mới thật đáng ngại. Khi đó thì thật là nguy hiểm cho TỰ DO…
(Hết tập 1 – Lý thuyết là chính. Tập 2 sẽ nói về thực tế việc TỰ DO của tôi đã bị ảnh hưởng như thế nào trong ngày Thứ sáu 28/12/2012 – ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger CLB Nhà Báo Tự Do)
https://www.facebook.com/notes/hanhnhan
NGUY HIỂM CHO... TỰ DO! (TẬP 2)
VRNs (30.12.2012) – Facebook - Tôi hoàn toàn tẩy chay phiên tòa xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSG vì cho rằng phiên tòa không công bằng, nhiều người bị ngăn chặn không cho đến tham dự (dù nói là công khai). Kết quả phiên tòa phúc thẩm có thể đoán trước được. Vì thế, tôi cũng chả thiết mặc áo đen đòi trả tự do hay đòi tham gia vào phiên tòa gì cả. Chỉ muốn đi dạo một vòng buổi sáng và cafe cho thảnh thơi…
Tôi và người bạn ghé uống cafe sáng gần khu vực đường NKKN, nghe bà chủ quán than vãn tụi nó không cho bán cafe ở chỗ công viên Bách Tùng Diệp và loanh quanh Tòa án. Không cho uống cafe ở đó thôi chứ chắc mình đi dạo một vòng công viên không sao. Nghĩ thế, tôi và anh bạn gởi xe đi một vòng thì thấy cơ man nào là áo xanh áo vàng áo nâu cũng những khuôn mặt thường phục quen thuộc dày đặc khu vực trước Tòa án và trong công viên. Phiên tòa diễn ra ở bên trong, mọi hoạt động bên ngoài hãy cứ để diễn ra bình thường: cafe, dạo công viên, đón xe buýt… Nhưng không, người ta lo sợ chuyện gì đó nên ra sức chặn đường, cấm cản, xua đuổi người dân từ trạm xe bus trước tòa án sang công viên, rồi từ công viên người ta lại xua đi chỗ khác…
Trong đám người bị lùa từ bên phía trạm xe bus qua công viên tôi thấy có Nguyễn Hoàng Vi. Hoàng Vi nhận ra tôi nên chạy qua ngồi nói chuyện một chút. Những đôi mắt tọc mạch, soi mói bỗng tập trung vào chúng tôi. Tôi thấy họ gọi điện đàm, lấy smartphone ra search gì đó, vừa nhìn vào máy vừa xem xét chúng tôi, rồi sau đó tụ tập lại bàn tán, chỉ trỏ về phía mình. Người bạn của tôi vì đau bụng nên đi toilet giải quyết, vì vậy sau đó khi chúng tôi bị bắt thì anh ta không tận mắt chứng kiến những điều ngoạn mục để có cảm hứng sáng tác nên những kịch bản hay. Nhưng hôm sau anh kể lại rằng đang đi ỉa thì bị xâm hại đến cái quyền tự do đi ỉa và bị đưa về đồn CA…
Khi thấy rất nhiều người tiến về phía mình, tôi nghĩ họ ko muốn cho người dân ngồi chơi ở công viên này nên đứng dậy tính đi qua quán cafe bên đường Pasteur gặp bạn bè nói chuyện.Bỗng có một người mặc sắc phục tiến đến đòi kiểm tra giấy tờ tùy thân của Hoàng Vi, Vi thấy vô lý nên không chấp nhận và bỏ đi. Không kiểm tra Vi được, hắn quay sang chụp tay tôi đòi kiểm tra giấy tờ. Tôi mới nói: "Ban ngày ban mặt mà kiểm tra giấy tờ gì? Vớ vẩn quá! Sao bao nhiêu người khác ông không kiểm tra mà lại kiểm tra tôi? Phía sau hắn là một đám đông ùn ùn kéo tới…
Tôi và Vi chạy ra phía đường Lý Tự Trọng. Tôi nghe có tiếng quát: "Bắt tụi nó lên xe!". Ngay lúc đó, 4-5 người tóm Vi quăng lên một chiếc xe hơi đã chờ sẵn. Tôi chạy khỏi công viên thì bị một lũ đuổi theo vây bắt y như chơi trò đánh trận giả thời còn nhỏ. Tôi bị chụp lại, té xuống, bị 4-5 người khiêng đi (như kiểu khiêng Chí Đức) lên xe, có 1 tay nhào tới đấm vào mồm tôi khi tôi la lên: "Tại sao bắt tôi? Tôi có làm gì đâu mà mấy người bắt? Mấy người là ai?". Trong lúc giãy giụa, quần tôi bị xé rách và mắt kính bị văng đi đâu mất…
Tôi bị quẳng lên cùng xe với Hoàng Vi, trên xe có ba tên mặc thường phục thi nhau đánh tới tấp vào mặt, cổ họng, vai và lưng của tôi với Vi. Khi tôi phản ứng việc đánh phụ nữ và nhào ra ngăn hắn đánh Vi thì tên đánh người tích cực nhất tỏ ra rất cay cú và quay ra đánh tôi. Vi thì la lên: "Mày có ngon thì đánh chết tao luôn đi!". Sau một hồi đánh chán chê, hắn dừng tay và nói: "Đánh mày chỉ dơ tay!". Vi trả lời: "Ừ, dơ vậy đó mà mày cũng đánh rồi! Mày còn dơ hơn tao nhiều…". Khi bị khiêng lên xe và bị đánh đập, tôi không hề phản ứng lại vì biết chắc rằng bọn chúng có quay phim và nếu có bất kỳ phản ứng nào thì sẽ bị vu cho là "chống người thi hành công vụ"…
Tôi mới hỏi: "Ủa, công việc của mấy anh căng thẳng lắm hay sao mà mấy anh nóng tính vậy? Mấy anh thích đánh người vậy sao?". Hắn nói: "Tao thích làm vậy đó, thì sao?". Tôi nhẹ nhàng: "Anh là ai mà lại có quyền hành hung người khác như vậy?". Hắn lừ mắt: "Tao là ai mày không cần biết!". Tôi mới nói: "Mấy anh là an ninh thì cũng phải xuất trình thẻ ngành cho chúng tôi biết chứ! Công An gì mà cứ thích là đánh người vậy sao? Không có lý lẽ, không tuân thủ theo pháp luật gì hết!". Nghe thế, hắn giáng thẳng vào mặt tôi một cái tát đau điếng. Tôi biết rằng với cái bọn này, mình không thể nào nói chuyện đàng hoàng được nên đành im lặng…
Giờ đây, sau một ngày nghỉ ngơi dưỡng sức, cả người tôi vẫn còn ê ẩm như sau một trận leo núi quá sức. Phải nói thật mấy tay này được đào tạo đánh người chuyên nghiệp ghê! Ngay lúc bị đánh thì không sao, nhưng về nhà thì rêm mình cả mấy ngày và chỉ có một vài vết bầm tím mà thôi. Nhưng mà đối với một thằng con trai thì việc bị đánh có là gì đâu, chỉ thấy bất bình khi bọn chúng xúm vào đánh một người phụ nữ. Dùng bạo lực đã là thất sách rồi, mà còn dùng với phụ nữ thì… ôi thôi, chả khác nào chúng đánh bà-mẹ-vợ-chị-em gái chúng vậy! Tôi có ông anh là võ sư, có dạy cho tôi một số đòn thế. Cũng may nhờ ổng mà tôi né được vài đòn hiểm vào yết hầu, chứ không là bây giờ chưa nói chuyện được đâu. Tôi là người làm việc bằng đầu óc, võ thuật chỉ là để cho khỏe và dùng vào việc phòng thân thôi. Vì thế, mấy em nhỏ nào hung hăng chuyện gì cũng chỉ muốn dùng bạo lực, dùng tay chân để giải quyết thôi thì kém quá!
Tới đây thì Tự Do đi ăn sáng, uống café, gặp gỡ bạn bè của tôi đã bị xâm hại và tước đoạt. Tuy bị rách quần, nhưng "Tự Do" của tôi vẫn an toàn… Và bây giờ vẫn hoạt động tốt…
Nguồn :Facebook ,hành nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét