Sau cái chết của nhà ngoại giao Mỹ, Christopher Stevens trong vụsứ quán nước này ở Libya bị tấn công, chính quyền Obama lập tức điều tàu chiến tới Libya, phối hợp với các máy bay trinh sát không người lái truy tìm những kẻtấn công và thề sẽ trả thù.
Tàu khu trục USS Laboon của Mỹ đang trên đường đến Libya.
|
Mỹ điều tàu chiến tới Libya “Một nhóm Thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội An ninh Chống khủng bố (FAST) đang đượcđiều động tới Lybia", AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay.
Ba nạn nhân còn lại là cảnh vệ lãnh sự quán, cũng là công dân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận tin này nhưng không tiết lộ, nhóm FAST sẽ được triển khai tới Thủ đô Tripoli hay thành phố Benghazi. Trong khi đó,
CNN dẫn lời hai quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, hai tàu khu trục của Mỹ là tàu USS Laboon và USS McFaul được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cũng đang tiến về phía bờbiểnLibya.
Trong đó, tên lửa hành trình Tomahawk có thể được lập trình để tấn công các mục tiêu cụ thể.
Động thái này “sẽ cung cấp một sự đáp ứng linh hoạt” trong trường hợp chính quyền hạ lệnh tấn công chống lại các mục tiêu bên trong Libya, một quan chức Mỹ cho biết.
Máy bay trinh sát không người lái cũng được điều động để tham gia vào chiến dịch truy lùng những kẻ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Libya.
|
Chưa hết, hôm qua, Cụcđiều tra liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố, họ cũng đang điều tra vụ việc. Trong khi đó, đương kim Tổng thống Mỹ, Barack Obama mạnh mẽ lên án vụ tấn công.
Ông tuyên bố, mặc dù bị kích động bởi một bộ phim có nội dung báng bổ tín đồ Hồi giáo, song vụ tấn công sứ quán Mỹ là hành động không thể dung thứ: “Chúng tôi cam kết rằng công lý phải được thực thi để trừng phạt những kẻ tấn công hèn hạ kia.
Không có gì phải nghi ngờ cả, công lý sẽ được thực thi.
Mỹ trước giờ luôn đề cao việc tôn trọng tất cả các tín ngưỡng nhưng bất cứ lời biện minh nào đối với vụ tấn công sứ quán Mỹ tại Benghazi cũngđều vô nghĩa”.
Nhưng tôi cũng phải nói rõ rằng: Không có bất cứ lời biện minh nào được chấp nhận để bào chữa cho những vụ tấn công loại này”.
Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm qua mạnh mẽ lên án vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya.
|
Chúng tôi cảm thấy rất đau xót vì sự mất mát lớn này”. Trước đó, chính Ngoại trưởng Hillary Clinton là người cử ông Stevens tới Libyavới nhiệm vụ trở thành mắt xích kết nối Mỹ với các lực lượng quân nổi dậy ở đây trong cuộc chiến lật đổ Gadhafi. Ngoài ra, bà Hillary cũng cam kết, Mỹ sẽtriển khai các bước cần thiết để tăng cường bảo vệ “nhân viên và phái đoàn của chúng tôi cũng như toàn bộ công dân Mỹ trên toàn thế giới”.
Tuy nhiên, ông Tommy Vietor, Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng tuyên bố, việc gán bất cứ động cơ nào cho vụ tấn công lúc này là quá sớm: "Như Tổng thống Obama đã tuyên bố, không có bất cứ nghi ngờ nào cả, chúng tôi sẽ kết hợp với chính phủ Libyađể đưa tất cả những kẻ giết hại công dân của chúng tôi ra xét xử”.
Tổng thống lâm thời của Libya Mohammed el-Megarif hôm qua gửi lời xin lỗi tới chính phủ và nhân dân Mỹ cũng như nhân dân toàn thế giới về vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi.
|
“Chúng tôi gửi lời xin lỗi chân thành tới chính phủ và người dân Mỹ cũng như toàn bộ thế giới về những gì vừa xảy ra”, ông Mohammed el-Megarif phát biểu trực tiếp trên truyền hình. Đồng thời, ông el-Megarif cũng cam kết, bằng mọi giá sẽ đưa những kẻ tấn công ra trừng trị và bày tỏ hi vọng tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Mỹ.
Những người tham gia cuộc diễu hành này giơ cao các băng rôn, biểu ngữ có nội dung “Xin lỗi người Mỹ” và ca ngợi nhà ngoại giao Mỹ vừa thiệt mạng “Chris Stevens là bạn của nhân dân Libya”. Malik Sahad, một nhạc sĩ sống gần lãnh sự quán Mỹcho biết, vụ tấn công không phản ánh tình cảm của ngườiLibyađối với Mỹ:“Cảm giác của tất cả mọi người ở đây là xót xa và buồn bã.
Mọi người cũng cảm thấy xấu hổ và giận dữ.
Họ không còn bàn tán về bộ phim có nội dung báng bổ tín đồ Hồi giáo nữa. Giờ đây, họ nói về vụ tấn công đáng xấu hổ xảy rađêm qua”.
Phương Đăng Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét