Nhật Bản không thể để yên nếu tàu cá của Trung cộng đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là một sự xâm phạm có thể đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước lên một mức độ căng thẳng mới, một phụ tá của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua (17/9) cảnh cáo.
Báo chí nhà nước Trung cộng cùng ngày 17/9 đưa tin, khoảng 1.000 tàu cá của nước này đang ồ ạt đổ về khu vực lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ nhiều tỉnh duyên hải như Phúc Kiến và Triết Giang... Những con tàu này được cho là đã đến vùng tranh chấp vào chiều tối ngày hôm qua.
Hành động xua một số lượng lớn tàu đánh cá đến vùng tranh chấp của Bắc Kinh được xem là cuộc biểu tình lớn nhất của nước này đối với sự kiện mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Nếu 1.000 tàu đánh cá Trung cộng đi vào khu vực lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, họ chắc chắn sẽ phải chạm trán với những con tàu tuần tra tối tân của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển- cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc tuần tra, giám sát vùng biển Nhật Bản.
Được biết, đoàn tàu cá của Trung cộng có thể sẽ được bảo vệ bởi 6 chiếc tàu tuần tra mà Trung cộng đã phái đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hồi tuần trước. Hôm thứ Sáu (14/9), 6 tàu tuần tra của Trung cộng đã vào khu vực lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đã có cuộc đối đầu căng thẳng với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển.
Giới chức Trung cộng cho biết, họ sẽ giám sát và theo dõi các hoạt động của tàu thuyền nước họ ở vùng tranh chấp với Nhật.
Trong khi đó, Tokyo cho biết, chính phủ Nhật Bản đến nay đã kềm chế không đưa ra bất kỳ hành động khiêu khích nào đối với những cuộc biểu tình chống Nhật Bản đang lan rộng khắp Trung cộng. Tuy nhiên, những thông tin về việc Trung cộng đưa một số lượng lớn tàu đánh cá đến vùng tranh chấp ở biển Hoa Đông đã làm tăng mối quan ngại của chính quyền ông Noda.
Khi được hỏi về sự chuẩn bị của Nhật Bản trước “bất kỳ tình trạng bất ngờ nào có thể xảy ra”, Thủ tướng Noda cho biết, ông đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng “sẵn sàng đối phó với tình hình dựa theo luật của Nhật Bản”.
“Chính phủ đang áp dụng phương pháp tiếp cận ‘chờ xem’ vào lúc này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không để yên nếu tàu cá của Trung cộng đổ bộ đến quần đảo Senkaku với số lượng lớn. Diễn tiến đó có thể dẫn tới một giai đoạn mới”, cố vấn của Thủ tướng Noda cảnh báo.
Các viên chức chính phủ Nhật Bản cho biết, họ có thể buộc phải bắt giữ các thuyền trưởng của những tàu đánh cá xâm phạm vào vùng lãnh hải của họ. Nếu Lực lượng Bảo vệ Bờ biển không thể kiểm soát được tình hình quanh những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ Nhật Bản có thể buộc phải điều động thêm Lực lượng Phòng vệ của nước này.
Bất kỳ phản ứng nào của Nhật Bản với những tàu cá của Trung cộng đều có thể đốt nóng thêm cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai nước xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
Biểu tình bạo lực lan rộng, Nhật đóng cửa các nhà máy ở Trung cộng
Kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 trong số 4 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Trung cộng, các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra khắp đất nước Trung cộng. Điều đáng lo ngại ở đây là, các cuộc biểu tình không diễn ra hòa bình mà biến thành bạo lực với rất nhiều vụ cướp bóc, đốt phá nhằm vào các cơ sở, nhà máy, nhà hàng của Nhật Bản.
Khi các cuộc biểu tình leo thang nghiêm trọng, Đại sứ Nhật Bản tại Trung cộng – ông Uichiro Niwa hôm 16/9 đã nhắc lại lời kêu gọi đối với Bộ Ngoại giao Trung cộng về việc nước này cần phải áp dụng tất cả những bước đi cần thiết để bảo vệ người Nhật ở Trung cộng.
“Chúng tôi kêu gọi Trung cộng bảo vệ an toàn cho các công dân và công ty của Nhật Bản”, Thủ tướng Noda kêu gọi trên một chương trình truyền hình hôm 16/9.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên “có phản ứng bình tĩnh nhằm tăng cường mối quan hệ chiến lược, cùng có lợi giữa hai nước”.
Tokyo bày tỏ lo ngại, một phản ứng hiếu chiến hơn có thể sẽ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung cộng. “Chúng tôi đang cố gắng tránh một cuộc xung đột với Trung cộng”, một thành viên nội các Nhật Bản cho biết.
Trung cộng cũng đang tìm cách dập tắt những cuộc biểu tình chống Nhật bạo lực. Nước này hôm qua đã đưa ra lời đe dọa sẽ bắt những người vi phạm pháp luật trong các cuộc biểu tình và sẽ chặn những website đăng tải các hình ảnh và bài viết liên quan đến những cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng không hết lo ngại. Họ đã đóng cửa một loạt các cửa hiệu, nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh, trong đó có hãng bán lẻ quần áo nổi tiếng Uniqlo. Các nhà máy của Nhật Bản thuộc tập đoàn điện tử Panasonic cũng đã tạm dừng hoạt động sau khi hai nhà máy của họ bị phá hoại hồi cuối tuần vừa rồi.
Nhật Bản kiên định trước đe dọa của Trung Quốc
Chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư : Khoảng 30 người tham gia vào cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Tokyo, 18/09/2012.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Tú Anh
Tại Trung Quốc, những cuộc biểu tình bạo động chống Nhật đã bước sang ngày thứ tư. Tòa đại sứ Nhật, hàng quán Nhật bị tấn công, kiều dân bị hành hung, hàng trăm xí nghiệp đóng cửa vì lý do an ninh. Để gia tăng áp lực chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đưa 11 tàu hải giám cải biến từ tàu quân sự cùng với hơn 1.000 tàu đánh cá kéo ra quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư Đài.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, từ chính phủ, đối lập, cho đến người dân bình thường, kể cả cộng đồng Hoa kiều vẫn không có dấu hiệu bị kích động.
Tình hình căng thẳng thấy rõ tại vùng biển Senkaku/Điếu ngư. Hải quân Nhật tăng cường vòng đai phòng thủ chung quanh vùng tranh chấp trong khi truyền thông hai nước đều loan tin khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến đến vùng xung khắc.
Tuần duyên Nhật Bản, sáng nay 18/09/2012, cho biết, Trung Quốc đã điều 11 tàu «chính phủ » đến sát « hải phận của đảo Uotsuri ».
Những sự kiện làm tăng thêm nguy cơ xảy ra va chạm giữa đôi bên như vào năm 2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên của cảnh sát biển Nhật Bản gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai lân bang có cùng chung biển Hoa Đông.
Khác với Trung Quốc, tại Nhật không có thông tin về những cuộc xuống đường, đốt phá bài Hoa. Hư thực như thế nào ? Lý do ra sao ? Từ Tokyo, giáo sư Vũ Đăng Khuê phân tích :
« Vụ Senkaku bắt đầu từ khi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp thủ trướng Nhật Noda tại Thượng đỉnh Apec có cảnh cáo rằng, không nên quốc hữu hóa (đảo), nhưng ông Noda vẫn làm. Từ ngày hôm sau, bắt đầu có những phản ứng mà chúng ta thấy trên TV liên tục từ ngày này sang ngày kia, tấn công vào những cơ sở làm ăn của người Nhật tại Trung Quốc.
Tại Nhật, có hai dư luận thấy rõ : Chính quyền, đối lập và quần chúng. Nói về chính giới thì đảng cầm quyền tuần này bầu chủ tịch mới. Đảng đối lập cũng có bầu cử nội bộ và tất cả những người ra ứng cử đều có nhận định cứng rắn không để mất (đảo) hay nhượng bộ trước bất cứ hình thức đòi hỏi vô lý và ngang ngược của Trung Quốc.
Về phần dân chúng, họ không có phản ứng, nói xin lỗi , là côn đồ hay khủng bố... cộng đồng người Hoa ».
Với một lực lượng hải quân hùng mạnh và tân tiến, Tokyo đã triển khai một hệ thống phòng thủ phòng ngừa bất trắc.
Tuy bị trói buộc vì hiến pháp hòa bình, quân đội Nhật đã có một quá trình tác chiến trên biển và bỏ xa Trung Quốc về công nghiệp hải quân. Trước đệ nhị thế chiến, các hạm đội, các hàng không mẫu hạm của Nhật đã từng gây điêu đứng cho Hoa Kỳ, trong khi đến ngày nay, Trung Quốc tự mình vẫn chưa canh tân xong một hàng không mẫu hạm cũ mua lại của Ukraina.
Rất có thể đây là một trong nhiều lý do giúp cho Nhật Bản kiên quyết bên trong và trầm tĩnh bên ngoài như phong cách của một Samurai kiếm đạo truyền thống trước giờ giao đấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét