Kính tặng độc giả Việt Vùng Vịnh: Nhà thơ Văn Dzĩnh, ông Nguyễn Gia Tĩnh, nhà văn Đào Anh Dũng, Ngô Trọng Phục Chủ tịch Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH-Minnesota và anh Triệu Trần MN
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Lịch sử phát triển của loài người, từ thời kỳ đồ đá, đến đồ đồng và hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ đồ đểu. Đạo đức xã hội suy đồi cùng cực, người VN ngày nay trở thành vô cảm, vô trách nhiệm trong thái độ “sống chết mặc bây” tiền thì tao bỏ túi. Đó là con người xã hội chủ nghĩa mà nhà trường ưu việt Cộng sản, đã đào tạo 57 năm ở miền Bắc và 36 năm ở miền Nam. Đạo đức nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa xuống cấp trầm trọng, nền giáo dục thật sự đã phá sản. Trách nhiệm đó chính lãnh đạo đảng CSVN phải nhận lấy trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử VN.
Vậy các em đánh nhau để làm gì? Để thỏa mãn cơn giận hay chỉ để giương oai?
Triết lý là những điều căn bản của một nền giáo dục, để từ đó, tất cả các hoạt động giáo dục phải dựa theo trong việc đào tạo con người cho xã hội, cho dân tộc, như chương trình học, nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy, các phương tiện dạy học như sách giáo khoa và đội ngũ giáo chức, để xác định mục tiêu đào tạo ra những con người như thế nào, phục vụ chế độ xã hội gì.
Cho tới nay, nền giáo dục của Cộng Sản chưa có một triết lý làm căn bản cho nền giáo dục.
Hồi tháng 9 năm 2007, Học Viện Quản Lý Giáo Dục thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo về “Triết lý giáo dục VN”. Sau đó, tạp chí Cộng Sản có bài tường trình là hội nghị không tìm ra được một triết lý cho nền giáo dục VN.
2.1. Tại sao không có triết lý giáo dục?
CSVN không có một triết lý làm căn bản cho nền giáo dục, vì có sự nhập nhằng về chế độ hiện nay là chế độ gì? Có phải là chế độ Mác Lênin nguyên thủy và thuần túy hay không?
Thuyết duy vật lịch sử của CNCS cho rằng, lịch sử xã hội loài người, phát triển từ chế độ cộng sản nguyên thủy, đến chiếm hữu nô lệ, rồi tới phong kiến, đến chủ nghĩa Tư bản và tất yếu và dứt khoát là phải tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Thế nhưng cán bộ Việt Cộng cứng họng, không trả lời được, sau CNXH, CNCS, thì nhân loại tiến lên xã hội gì?
Thực tế trước mắt hiện nay là, CNCS đã tự nó tan rả, đau nhất là nó tan rả tại chính nơi đã khai sinh ra nó. CNCS đã bị ném vào sọt rác của nhân loại, đã bị kết tội diệt chủng (Genocide) và tội đồ chống lại nhân loại (Crime against humanity), bị loài người nguyền rủa vì đã tàn sát hơn một trăm triệu đồng bào của họ.
Và thực tế là một nước VN hiện tại đã lùi lại chế độ tư bản, nhưng là một thứ tư bản đỏ, tàn độc hơn tư bản trắng gấp trăm ngàn lần, đó là chế độ Mafia gồm 14 gia đình độc quyền và độc tài toàn trị. Đảng CSVN không còn là đại diện cho giai cấp vô sản nữa. Lãnh đạo là tư bản, tỷ phú đô la thì đại diện cho ai? Có ai được tự do bầu lãnh đạo đảng không? Chính quyền nầy do cướp được để trấn áp nhân dân.
Vì VN chưa tìm được một cái tên trung thực và chính xác cho chế độ, cho nên chưa xác định được nền giáo dục đào tạo con người cho chế độ nào.
Nền giáo dục quốc gia phải phục vụ cho dân tộc, trái lại, nền giáo dục hiện tại chỉ phục vụ cho đảng CSVN mà thôi. Bằng chứng cụ thể là Nghị Quyết 142 của Bộ Chính Trị đảng, đang được thi thi hành với nội dung như sau:
“Xây dựng một đội ngũ “cán bộ” khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, vừa có “phẩm chất chính trị tốt”, “tuyệt đối trung thành với đảng” và giai cấp công nhân, có khả năng “động viên quần chúng”.
Nền giáo dục của quốc gia mà do đảng CSVN quyết định là một cái sai về nguyên tắc. Những cụm từ trong ngoặc kép trên đây chứng minh rõ ràng là nền giáo dục mục đích đào tạo cán bộ cho đảng, để lãnh đạo quần chúng.
2.2. Chế độ giáo dục nhồi sọ
Đảng CSVN đã từng xác nhận, giáo dục là công cụ của đảng, đào tạo cán bộ đảng viên để tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Một chế độ nhồi sọ con người từ lúc mới sanh cho đến chết.
Trẻ em được đưa vào nhà trẻ, ngày ngày đều phải nghe cái điệp khúc “Đêm qua em mơ thấy bác Hồ, râu bác dài, tóc bác bạc phơ, em âu yếm hôn lên dế bác…
Thế rồi ở tiểu học và trung học, ở cơ quan và cho đến lúc nghỉ hưu, cũng phải học tập theo gương đạo đức bác Hồ.
Trẻ em luôn luôn phải trả bài thuộc lòng, phải viết trong luận văn 5 điều bác Hồ dạy. Luôn luôn phải có cái khuôn mẫu là “Em quyết tâm học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 điều bác dạy, phấn đấu rèn luyện lý tưởng Cộng Sản, theo gương đạo đức bác Hồ muôn năm!”
Những nhân vật gương mẫu làm đối tượng phấn đấu như: theo gương anh hùng La Văn Cầu “lấy thân chèn pháo”, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình “lấp lổ châu mai”, noi gương anh Lê Văn Tám tẩm xăng làm cây đuốc sống, can đảm chạy 100 mét vào kho đạn mở cửa, để làm nổ tung kho đạn địch ở Thị Nghè. Noi gương chị Tạ Thị Kiều tay không cướp đồn địch, chị Út Tịch quyết tâm bám lấy lưng quần địch mà đánh, đánh còn cái lai quần cũng đánh. Đặc biệt chị Út Tịch leo lên ngọn dừa đứng đái bổng xuống để phá tan cái thói đời khinh thường phụ nữ, cho rằng phụ nữ đái không qua khỏi ngọn cỏ. Chị Út Tịch đã đái qua khỏi đầu người để chứng tỏ ý chí cách mạng tiến công của đội quân tóc dài ở Bến Tre, sách giáo khoa ghi rõ ràng như thế.
Học sinh cũng quyết tâm noi gương anh Nguyễn Văn Trổi, trước khi tắt thở còn hô to “Hồ Chí Minh muôn năm”. Anh Lê Anh Xuân đứng thẳng trên đường băng Tân Sơn Nhất, bắn máy bay Mỹ, tạo thành hình tượng “Dáng đứng Việt Nam” với câu nói truyền miệng “Hã nhắm thẳng quân thù mà bắn” Chị Đặng Thùy Trâm, cũng hô khẩu hiệu trước khi hết thở. Vì thế, cái công thức hô khẩu hiệu làm cho học sinh phải thuộc lòng.
Những thần tượng nầy, một số được bịa ra, một số được thổi phồng, và rồi các thầy cô giáo được hướng dẫn phải trình bày thật diễn cảm, thật nhập vai, cho nên những con người nửa thật, nửa giả trở nên thần thánh cả, thậm chí sự bịa đặt thật vô lý, phản khoa học mà không có ai dám nghĩ đến. Nhưng sự gian dối không tồn tại mãi được, cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Đến khi thế hệ măng non có tư duy, biết động não, thì cũng có người phát hiện đó chỉ là những lời tuyên truyền láo khoét, thế rồi phản tuyên truyền có tác dụng lợi hại hơn tuyên truyền rất nhiều. Từ đó mất niềm tin, đảng nói chẳng ai dám cãi, nhưng chẳng còn ai tin tưởng nữa cả.
Bị nhồi sọ từ lúc mới sinh cho đến già, nhưng đã đào tạo được những con người XHCN như thế nào? Cái công thức “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” được thể hiện ra sao?
3* Nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay như thế nào?
3.1. Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm, trồng người”. Câu nầy thường được các lãnh đạo đảng nhắc đến để chỉ vai trò của nhà trường. Khi thì ghi, tác giả là HCM, và mới đây, một tờ báo đảng ghi tác giả là TBT Nguyễn Phú Trọng, rồi trong lễ khai giảng năm học ở Nghệ An vừa qua, thì được ghi tác giả là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cũng có nhiều nhà giáo giải thích, chú trọng về thời gian, là trồng cây phải mất mười năm, trồng người phải mất một trăm năm.
Thật ra câu nầy đã có hàng ngàn năm về trước, trong cuốn sách của Quản Tử, sinh trước Khổng Tử 200 năm. Quản Tử là Quản Di Ngô, hay Quản Trọng, thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Sách viết:
- Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. (Kế hoạch 1 năm, không gì hơn trồng lúa)
- Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. (Kế hoạch 10 năm, không gì hơn trồng cây)
- Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế hoạch trọn đời (100 năm) không gì bằng trồng người).
- Nhất thu, nhất hoạch giả, cốc dã. (Trồng một, gặt một, là lúa)
- Nhất thu, thập hoạch giả, mộc dã. (Trồng một, gặt 10, là cây)
- Nhất thu, bách hoạch gỉả, nhân dã. (Trồng một, gặt trăm, là người).
3.2. Đạo đức học đường suy đồi trầm trọng
3.2.1. Bạo lực ở trường học
Thời gian gần đây, mức độ bạo lực ở học đường gia tăng với những hành vi nguy hiểm hơn trước. Ngoài những hành vi thiếu tư cách và đạo đức của học sinh, như thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo. Học sinh tụ tập, gây gổ đánh nhau, lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp.
Những biểu hiện xuống cấp về đạo đức của học sinh làm cho phụ huynh lo sợ. Một phụ huynh ở quận 3 Sài Gòn, lo lắng thốt lên: “Bạo lực học đường đang xảy ra khắp nơi, ở mỗi cấp học mà hậu quả rất nghiêm trọng. Đó là vụ ấu đả giữa học sinh với nhau, xảy ra ở trường cấp 3 quận Tân Bình (Sài Gòn), đưa đến một học sinh bị đâm chết và 8 học sinh bị thương nặng. Nguyên do chỉ là một hiềm khích nhỏ mà thôi. Đau lòng hơn nữa, một học sinh đã dùng dao đâm vào bụng bạn của mình.
Cũng trong thời gian, một học sinh lớp 11 ở Đà Nẳng bị đâm chết ngay trước cổng trường chỉ vì một mâu thuẩn nhỏ nhặt. Ở Hà Nội, hai học sinh cấp 3 ấu đả, kết quả, cả hai phải đưa vào bịnh viện với những vết thương trầm trọng.
Bạo lực không chỉ xảy ra ở nam sinh, nữ sinh cũng không kém bạn trai. Nhiều nữ sinh chia phe, nhóm, thanh toán nhau theo kiểu xã hội đen ngay tại sân trường.
Dư luận còn xôn xao khi hai nữ sinh ở quận Hóc Môn, Sài Gòn, dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn, chỉ vì xích mích không đáng kể, thấy “chảnh”, thấy cái mặt phát ghét cũng bị đánh, đánh để gây thanh thế.
Những sự kiện trên cho thấy bạo lực học đường diễn ra với mức độ ngày càng nguy hiểm.
Hai nữ sinh đánh nhau giữa chốn đông người tại Hà Nội.
Những hành động này xuất hiện ngày một nhiều .
Ông Nguyễn Giao Bội, hiệu trưởng trường Bình Chánh, Sài Gòn, cho rằng bạo động không chỉ xảy ra ở những học sinh mới lớn, còn nông nổi, mà bạo hành còn khá phổ biến ở các trường đại học. Ngay tại khu Đại học Quốc gia Thủ Đức, thỉnh thoảng lại nổ ra những vụ ấu đả giữa sinh viên Đại Học Thể Dục Thể Thao với các sinh viên trường lân cận, mà không ai dám can ngăn.
3.2.2. Một câu chuyện có thật
Một nhóm nữ sinh lớp 8 vào lớp 6. Đến ngay trò A. Thủ lãnh nhóm lớp 8, tên B, thản nhiên kéo dây buộc tóc của A, cầm tóc cười khẩy, rồi thình lình rút ra cái kéo, đánh xoẹt một nhát, lấy ra một nắm tóc dài 20cm. Đầu đảng B hỏi: “Có phải mầy nói tao đã “lên giuờng” với anh C ở lớp 9 không?. Trò A tái mặt, run rẩy trả lời: “Dạ tôi đâu có biết gì đâu”. “À tốt”. Có lẻ con C nói chớ hổng ai. (Trích báo Lao Động).
3.2.3. Đạo đức học sinh suy đồi trầm trọng
Trước hết là học sinh vô lễ với thầy cô giáo. Tình trạng xé bài trước mặt thầy cô khi bị điểm nhỏ, thái độ bất cần với những lời nói hỗn xược. Học sinh nói tục, chửi thề, gọi thầy cô bằng “ông ấy”, “cô ấy”, “lão ta”, tệ hơn nữa là kéo bè kéo đảng đánh gục thầy giáo ngay trên bục giảng, trong lớp học. Những chuyện đau lòng như thế diễn ra khắp nơi trên đất nước.
Giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống đua đòi, hưởng thụ, ăn chơi cho sành điệu, cho hợp thời trang so với các đại thiếu gia con cán bộ giàu nứt vách. Cái mốt sống thời nay của học sinh là phải biết nhuộm tóc, uống rượu, hút thuốc, vào vũ trường và có quan hệ tình dục, thì mới là sành điệu.
3.2.4. Học sinh phạm tội hình sự
Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Công An Hà Nội cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội của học sinh gia tăng cả số lượng và tính chất.
Tại Hà Nội.
Năm 2008: 968 đối tượng bị xử lý.
Năm 2011: 110 đối tượng bị khởi tố.
Năm 2010: 42 vụ tụ tập đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 2 vụ giết người.
Nạn nghiện ma túy.
- Năm 2004: 600 học sinh và sinh viên
- Năm 2007:1,234 vụ
3.2.5. Nạn học sinh phá thai, nạo thai
Một thống kê cho thấy, 51% học sinh, sinh viên tán thành và cho biết việc trai gái ở thử với nhau trước hôn nhân là việc bình thường. Thiếu nữ vị thành niên (dưới 18 tuổi) đi nạo thai cũng là việc bình thường.
Cơ quan y tế cho biết, mỗi nămVN có 1,400,000 ca nạo thai, trong đó, tuổi dưới 18, chiếm 500,000 vụ
Chỉ riêng 9 tháng đầu trong năm 2006, Nhà Bảo Sanh Từ Dũ, Sài Gòn đã có 18,821 ca nạo thai cho số trẻ vị thành niên. Thường thì, nhiều bịnh viện có phụ sản khoa, vẫn tiến hành việc phá thai. VN là nước đứng đầu thế giới về việc phá thai.
Một phụ nữ ngồi sụp xuống khi bác sĩ báo tin...phải cắt bỏ tử cung
Trước Khoa Kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh vẫn đông người chờ, dù đã giữa trưa
15 tuổi nạo thai 2 lần
Bác sĩ Phạm Thị Hồng Minh, giám đốc Trung Tâm Kế Hoạch hóa gia đình, bịnh viện Phụ Sản Trung Ương, cho biết, trẻ em từ 15 đến 18, đôi khi đến bác sĩ, thì cái thai đã lớn từ 1ớn từ 13 đến 15 tuần. Cũng có em 15 tuổi mà đã hút thai hai lần, nhưng đáng báo động là nhiều em chỉ có 10, 11 tuổi. Các bác sĩ sản khoa phải phát hoảng về kiến thức phòng tránh thai của các em “tuổi ô mai” hiện nay.
Khó tin. Thiếu nữ phá thai 4 lần trong một năm.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung đưa ra con số gây sóc. Có người mới 21 tuổi mà đã nạo thai 4 lần trong năm. Độ tuổi phá thai nhiều nhất lả ở tuổi 25. Mỗi người đều đã có phá thai từ 2 đến 3 lần, cũng có trường hợp đặc biệt là từ 4 đến 5 lần.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi cho biết: “Nhiều bạn trẻ hiện nay, chủ động yêu, chủ động quan hệ tình dục, mà hoàn toàn bị động trong việc mang thai.” Cũng có người phát hiện ra mình có thai khi nó đã quá lớn.
Hiện nay có hơn 42,200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi, đang an nghĩ tại 2 nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên-Huế.
Những dòng thơ than khóc, trách móc cha mẹ viết trên những nấm mộ tí xíu vô danh, khiến cho người đọc phải lặng người.
3.2.6. Báo động đỏ. Học sinh đua nhau đi phá thai
Theo báo điện tử Giáo Dục VN, thì các bịnh viện Phụ Sản Hà Nội, Phụ Sản Trung Ương, khoa sản bịnh viện Bạch Mai, BV Việt-Đức, Bịnh Viện E, BV Xây Dựng, BV Đa khoa Đống Đa, thì giới trẻ từ 16 đến 24 tuổi đến nạo thai quá cao, trong đó, nhiều cặp còn mặc đồng phục học sinh.
Một bác sĩ dấu tên cho biết: “Chuyện nạo thai, hút thai không có gì lạ, chúng tôi vẫn tiếp nhận hàng chục ca mỗi ngày để giải quyết “hậu quả” cho các em. Điều đáng báo động là những người dưới 18 tuổi “phải giải quyết hậu quả”, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, nhiều người trong đó bị vô sinh vì đã hút thai nhiều lần”.
3.2.7. Cầu siêu cho đứa con chưa thấy mặt
Có nhiều bà mẹ thế hệ 8x, chưa từng lên xe hoa, nhưng danh sách hài nhi cầu siêu của người đó đã đến một chục.
21 tuổi đã 9 lần phá thai.
Mới đây, hàng trăm phụ nữ lặng lẽ tập trung tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, để cầu siêu cho những đứa con mà chính họ còn chưa thấy mặt. Nhìn vào đoàn người nghiêm trang hành lễ, có thể thấy những khuôn mặt trầm bi của những người đã luống tuổi và những người chỉ 17, 18, tóc nhuộm vàng hoe…Một người trong ban nghi lễ nhà chùa cho biết:
“Không đợi đến lúc hài nhi lọt lòng, mới được gọi là một sinh mạng, mà khi một mầm sống được tượng hình trong lòng mẹ, mà giây phút đầu tiên đó, nó được xem như một sinh mạng”.
Câu chuyện đẫm lệ về những nghĩa trang hài nhi, về những nỗi khốn khổ khi phải chữa trị vô sinh do nạo thai sẽ không thể lay động cộng đồng thay đổi thái độ và hành vi đối với vấn đề tình dục và nạo phá thai? (Ảnh: Nguyên Bình)
ngày tháng, địa điểm nhặt xác, nguồn gốc nếu có.. vào trong những cuốn sổ...
Có những người phụ nữ trẻ lặng lẽ tìm đến những ngôi mộ vô danh này và ngồi khóc cả ngày trời...
Trước ngày cầu siêu, phòng ghi danh chật ních cả người, nhiều cô gái độ tuổi 20. Một cô gương mặt vốn đẹp lại được trang điểm khá kỹ, tóc nhuộm nâu được cắt tỉa sành điệu, chiếc váy ngắn màu đỏ bó sát 3 vòng của cơ thể, cô cứ tần ngần mãi ở một góc phòng, rồi ấp úng hỏi: “Thầy ơi, cháu chỉ được cầu siêu cho một “đứa con” hay cho tất cả những thai nhi của mình đã chết?” Trong danh sách, cô nầy ghi 9
“đứa trẻ” mà không nhớ tên cha là ai.
Trong phòng đăng ký hôm đó, một phụ nữ trung niên cầu siêu cho “cháu ngoại”. Bà than thở, con gái đang học cấp 3, chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào mà nó lại đi yêu một thằng nghiện nặng. Đến lúc con bé có bầu, nhà tôi cũng định cho nó cưới chui, rồi hợp thức hóa cái thai, nhưng thằng kia nghiện quá nặng. Tính đi tính lại, đành phải bỏ cái thai. Thế nhưng hình như đứa bé báo oán khiến mẹ nó không học hành gì được, mà người cứ gầy xanh như que củi”.
3.2.8. Học sinh đánh thầy cô. Đạo lý ở đâu?
Người Việt Nam luôn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo trong hệ thống quân, sư, phụ. Thầy cô giáo được gia đình và xã hội kính trọng, những châm ngôn “không thầy đố mầy làm nên”, “Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ, phải yêu kính thầy”. Thế nhưng, ngày nay, một số lớn học sinh không còn kính trọng những người đã đem tâm huyết ra dạy dỗ mình nên người nữa. Nhiều đệ tử đã ra tay hạ gục sư phụ ngay trong lớp học, trên bục giảng.
Đó không phải là những trường hợp hiếm hoi, mà nó phát triển đại trà trong các trường học khắp nơi trong nước.
Ngày 17-3-2009, học sinh Nguyễn Như Thành, lớp 11 trường Tôn Đúc Thắng, Ninh Thuận, bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích cho giáo viên Lý Thị Thu Sương, bị đánh gãy xương sóng mũi, thương tích 12%. Lý do. Không làm bài tập môn hoá học, bị cô giáo nhắc nhở, Thành ôm cặp bỏ lớp ra ngoài để phục kích tấn công cô giáo.
Kết quả chụp X quang cho thấy cô Lý Thị Thu Sương bị gãy xương chính mũi.
Hỗn chiến giữa thầy trò
Ngày 17-9-2009, 3 học sinh Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Khẩn và Thương, lớp 10 trường Chu Văn An, Gia Lai, bỏ lớp đi nhậu, bị thầy môn Anh văn Lê Văn Lợi ghi tên vắng mặt vào sổ đầu bài. Sau khi chất vấn thầy, Nguyễn Duy cầm viên gạch đánh thầy Lợi. Thầy Vịnh dạy môn Toán, cô Hoa môn Văn vào can ngăn, cũng bị Duy và Khẩn rượt đánh. Cả ba chạy trối chết. Thấy vậy, nhiều thầy cô khác nhảy vào can thiệp, thế là một trận hỗn chiến giữa thầy trò diễn ra trước mặt các học sinh tràn ra xem.
Ngày 29-9-2009, Hội đồng kỹ luật nhà trường đuổi học 1 năm hai học sinh tên Duy và Khẩn, học sinh tên Thương bị ở lại lớp.
Vũ Hoàng Hiếu trước tòa. Vũ Hoàng Hiếu (lớp 11) ném đá, dùng một đoạn gậy có đóng đinh vụt liên tiếp vào đầu thầy giáo dạy môn Toán
Thầy giáo Lưu Phước Mỹ đã bị học sinh Vũ Hoàng Hiếu đánh phải đi cấp cứu. Ảnh: Lao Động)
Một thầy giáo bị học sinh đánh trọng thương
Thầy giáo Nguyễn Văn Hải, chủ nhiệm lớp 11 trường Vĩnh Hưng, Tân An, phải nhập viện vì bị học sinh đánh.
Lý do. Học sinh Nguyễn Văn Thoại không thấy tên mình trong danh sách được lên lớp, bèn ra trước cổng trường cầm hung khí chờ sẵn. Khi thầy Hải chạy xe ra cổng thỉ Hải dung gậy triển khai chiêu đả cẩu bổng tấn công tới tấp. Cũng may, nhờ thầy Hải có đội mủ an toàn, nên chỉ bị trọng thương ở thân thể, phải đưa đi cấp cúu, thương tích 12%.
Một thầy giáo bị đánh
Học sinh hạ gục thầy trên bục giảng, chỉ bị án treo
Ngày 17-7, học sinh Vũ Hoàng Hiếu, lớp 11 trường Ban Mê Thuột, đã ném đá và dùng thanh gỗ có đóng đinh ở đầu, ra tay tới tấp, tấn công giáo viên môn toán Lưu Phước Mỹ, làm thầy giáo ngã quỵ bất tĩnh trên bục giảng, với thương tích 20%. Lý do. Bị thầy nhắc nhở vì không đứng dậy chào thầy trong khi cả lớp nghiêm trang đứng lên.
Toà án xử Vũ Hoàng Hiếu 2 năm tù treo.
Chuyện học trò đánh thầy ngày nay kể ra không hết, nào là học trò thuê du đảng thanh toán thầy, kéo bè xâm nhập vào nhà tấn công thầy giáo…
Nhiều người đặt câu hỏi: “Học trò đánh thầy, cô giáo, đạo lý ở đâu?
3.3. Nhiều thầy cô giáo mất nết
Bên cạnh hiện tượng trò đánh thầy nở rộ khắp mọi nơi, thì đội ngũ giáo chức lại xuất hiện những ông thầy bà cô mất nết.
Việc thầy cô giáo ngược đãi học sinh, tuy không nhiều, nhưng đã xảy ra khắp nơi. Từ roi vọt đến bạo hành bằng lời nói, đã diễn ra dưới 1001 hình thức khác nhau. Phụ huynh ghi nhận có những vụ phạt có tính cách vô nhân tính. Vụ phạt độc đáo nhất được tổ chức y chang như đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất của đảng trước kia. Học sinh cả lớp lần lượt tố cáo, lên án, rồi mỗi người lên tát vào mặt bị cáo. Cũng có trường hợp phụ huynh phản ảnh cô giáo dùng chổi chà đánh học sinh.
Những ông thầy gạ tình lấy điểm, những thầy giáo cưỡng hiếp học sinh chỉ mới 8 tuổi ở lớp 4 đã đăng trên các báo.
Nhưng ấn tượng nhất là vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương, Hà Giang, đã lợi dụng thân xác học sinh vị thành niên, tổ chức đường dây gái gọi phục vụ các lãnh đảo tỉnh như đồng chí Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ tỉnh.
Thầy mua trinh học sinh, đã biến trường học trở thành lầu xanh hiện đại của thời đổi mới, đó là dịch vụ bán dâm bằng cell phone.
Thầy cô giáo mở lớp dạy ngoài giờ để tăng gia thu nhập, đã tạo ra bất công giữa học sinh giàu và nghèo, mà nhà nghèo, không có tiền học thì lãnh đủ.
Nạn báo cáo láo thành tích để đạt danh hiệu tiên tiến đã làm cho trình độ học sinh ngày càng kém, cứ cho lên lớp gần 100% làm cho nhiều học sinh đến lớp 5 mà chưa biết đọc một đoạn văn.
Một cái mánh ma giáo của ban giám hiệu là, bỏ qua những học sinh yếu, kém, dồn nổ lực dạy cho 1 nhóm thông minh được chọn lọc, dự thi học sinh giỏi, nêu cao thành tích dỗm.
Chế độ thi cử tạo điều kiên cho giáo chức tham nhũng. Mua bán điểm thi.
3.4. Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức
Mang cái mặc cảm dốt nát, thất học, đảng mở các trường đại học tại chức và cán bộ đua nhau đi học. Thế rồi, rất nhiều người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, học giả mà bằng cấp thật, cho nên được đánh giá một cách thô bạo, sỗ sàng “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Dốt và ngu là hai chữ để hạ giá nặng nề không thương tiếc, không nể nang, nói thẳng ra là hai tiếng chửi.
Tại chức bị chửi, thì xoay ra dùng đô la mua bằng cấp tiến sĩ ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ. Gần đây, báo chí trong nước phanh phui những vị có chức, xử dụng bằng cấp giả mua ở Hoa Kỳ.
Ở Sóc Trăng, 150 cán bộ công chức dùng bằng cấp giả bị phát hiện. Trong kỳ thi công chức hàng năm, Sở Nội Vụ Nam Định tuyên bố, không tuyển dụng những người tốt nghiệp các trường Đại học Dân Lập, tư thục và Đại Học Tại Chức. Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc cho rằng: “Với quyết định nầy, chúng tôi mong có sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng bộ máy hành chánh của tỉnh”.
4* Kết
Xã hội băng hoại, đạo đức suy đồi, con người VN vô cảm ngày nay, là kết quả của nền giáo dục XHCN mà lãnh đạo đảng CSVN là những người phải gánh lấy trách nhiệm. Bác đã khen tặng phụ nữ miền Nam thành đồng vách sắt, 8 chữ vàng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, thế thì 8 chữ vàng nầy ở đâu, khi hàng hàng lớp lớp từng trăm người trần truồng như nhộng, đứng khoe hàng, để cho được mấy thằng bần cố nông, khuyết tật chọn mua về làm ôsin và máy đẻ.
Nền giáo dục VN hiện nay là một nền giáo dục bơ vơ như con thuyền không bến, bởi vì nhà trường đào tạo con người XHCN cho chế độ CS, thế nhưng chế độ nầy đã chết từ lâu.
“Con người XHCN là con người, mình vì mọi người, mọi người vì mình, con người làm chủ tập thể”, Cộng sản định nghĩa như thế, thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng lại là cá nhân làm chủ tài sản không lồ của mình. Những hạt giống, cho dù có mạnh mẽ, tốt đẹp cách mấy đi nữa, mà do bàn tay của tên bần cố nông tham những gieo cấy trên vủng bùn thì cũng chỉ tạo ra những cái cây èo uột, những con người phản dân hại nước nào thôi.
Có câu: Một thầy thuốc sai lầm, giết chết một bịnh nhân. Một chính trị gia sai lầm, giết chết một thế hệ. Một nền giáo dục sai lầm, giết chết cả một dân tộc”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 12-2-2012
nếu cứ nhìn vào một khía cạnh, một góc độ rồi nói cả cái tổng thể thì như vậy là không đúng rồi. như vậy người ta gọi là vơ đũa cả nắm đấy. đành rằng việc gì cũng chỉ có tương đối thôi, làm sao tuyệt đối được chứ, chỉ có một chút vậy mà mang ra để bàn thì không hay tí nào!
Trả lờiXóa