Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Trong cuộc “đánh trả tự vệ” Việt Nam năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?


Dương Danh Dy lược dịch
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài lược dịch của ông Dương Danh Dy về cuộc "đánh trả tự vệ" Việt Nam năm 1979 được đăng trên tờ China.com, tiếng nói chính thức của nhà nước Trung Quốc. Kính mời quý độc giả theo dõi để một lần nữa thấy rõ các ý đồ thật của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với đất nước Việt Nam.
BBT WebVT

— -
Năm 1979, trong trận đánh trả tự vệ Việt Nam, quân đội Trung Quốc với thế nhanh chóng tấn công, quân Việt từng buớc tan rã, quân đội Trung Quốc nhắm thẳng Hà Nội. Sau đó Trung Quốc tuyên bố trận đánh đã đạt mục đích, tự rút quân về nước.
Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền và miêu tả rằng chúng ta đã thắng lợi và Việt Nam đã thất bại, nhưng cùng với thời gian những văn kiện của chính quyền và tư liệu của Việt Nam cho thấy, cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc.

Thứ nhất, kỷ luật quân sự nghiêm túc đã làm quân ta phải trả giá trầm trọng.
“Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý” mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng lớn trong cuộc nội chiến Quốc, Cộng là vì qua đó đã thể hiện được chính nghĩa, công bằng của quân đội ta, thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh quân đội và chính quyền Việt Nam mà vẫn thực hiện “ba kỷ luật lớn tám điều chú ý” là tự trói chân trói tay mình lại, hy vọng dùng những cái đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam thì chẳng khác gì đàn gảy tai trâu, tự chuốc lấy nhục. Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào đất nước họ? Khi quân đội chúng ta gần gũi và yêu mến dân chúng Việt Nam, dân chúng Việt Nam thù địch Trung Quốc và quân đội Việt Nam ở lẫn trong đó sẽ tìm cớ hạ độc thủ quân đội Trung Quốc, và số quân đội Trung Quốc bị hy sinh bởi phương thức này không thể đếm được, có đau thưong không?
Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm ngưòi ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai đi ăn cắp chuông, tự lừa dối mình và lừa dối người.
Thứ hai, không quân phát triển trì trệ, lạc hậu không có sức công kích.
Đánh trả tự vệ Việt Nam cực kỳ ác liệt, khi bộ đội mặt đất khó tiến công về phia trước, lục quân mong mỏi nhất là có sự chi viện mạnh mẽ của không quân, thế nhưng trong lúc mỏi mắt mong chờ, không quân Trung Quốc vẫn im lặng. Trong khi đó không quân Việt Nam đã khiêu chiến trước nhưng trước số lượng máy bay Trung Quốc đông gấp nhiều lần chúng đã bỏ chạy, ta bắn tên lửa đuổi theo nhưng không trúng. Có bắn rơi máy bay địch nhưng là công của bộ đội mặt đất.
Vì sao không quân Trung Quốc lại quẫn bách như thế? Một mặt không quân chúng ta thiếu thiết bị định vị, không có nó tên lửa không thể bắn trúng mục tiêu. Một mặt là do ảnh hưởng của cách mạng văn hóa lâu dài, không quân không bay đủ giờ bay huấn luyện, khi huấn luyện lại giảm các tiết mục bay khó… cho nên không có phi công giỏi
Thứ ba, hải quân Biển Đông lúc đó còn chưa phát triển.
Cuộc chiến hoàn toàn diễn ra trên lục địa Việt Nam. Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giới trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết, cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ? Chẳng lẽ lo rằng chiến sự sẽ leo thang vô hạn ư? Chẳng phải là hai nước đã đánh nhau toàn diện rồi ư? Chẳng lẽ đó không phải là đảo, bãi của ta? Thế mà chẳng phải là chúng ta vẫn luôn kêu gào rằng đó là lãnh thổ thần thánh không thể xâm phạm của mình?
Điều giải thích duy nhất là hải quân của chúng ta chưa đủ, không chỉ chưa đủ để đánh lùi hải quân Việt Nam chiếm giữ đảo bãi của ta mà còn khó có thể đóng giữ ở đó, đánh lùi được kẻ địch tới xâm phạm. Điều khiến người ta lấy làm tiếc là các đảo bãi trên Biển Đông dưòng như đã bị các nước láng giềng xung quanh chia nhau chiếm hết rồi. Cho đến nay hải quân của chúng ta vẫn chưa dùng tới sức đã có của mình để giải phòng và bảo vệ các đảo, bãi thiêng liêng đó.
Thứ tư, sức ép bên ngoài thúc giục rút quân, tổn thất trầm trọng.
Khi quân đội ta đã tiến gần Hà Nội, dưới sức ép của thế lực quốc tế đứng đầu là Liên Xô, chúng ta không chỉ tuyên bố đình chỉ tấn công, mà còn công khai tuyên bố lập tức rút quân. Nhà đương cục Việt Nam đang lúc kinh hồn hoảng sợ đã lập tức tuyên bố phản công toàn tuyến, quân đội Trung Quốc đang ở thế vừa công vừa thủ nên so với lúc tấn công đã bị thưong vong nặng nề.
Đó là một sai lầm chính trị và quân sự to lớn, trước khi rút quân đã tuyên bố rút sẽ khiến kẻ thù dễ dàng có thời gian và không gian chuẩn bị phản kích. Địch có chuẩn bị còn ta thì không, địch thong dong mà chúng ta vội vã, không bị thương vong lớn mới là chuyện lạ.
Thứ năm, chia cắt Việt Nam để mất thời cơ tốt.
Đánh Việt Nam chúng ta chỉ muốn dạy cho nhà đương cục Việt Nam một chút, nên quân gần đến Hà Nội đã vội vàng rút quân. Cho dù chúng ta đã đánh vào vùng đất hiểm của Việt Nam, đã là xâm lược rồi sao còn cố sống cố chết giữ lấy cái mặt nạ chính nghĩa, tự cho mình là những đấu sĩ chính nghĩa. Quân đội đã tới gần Hà Nội, một nửa Việt Nam đã ở trong tay chúng ta, giả sử chúng ta không muốn tiếp tục tiến nữa để hoàn toàn tiêu diệt nhà đương cục Việt Nam, thì cũng nên gây dựng một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc. Sau khi dựng nên một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc rồi sẽ vũ trang, viện trợ và ủng hộ nó giải phóng toàn Việt Nam, hoặc nhân đó chia ra Nam Bắc để trị, chia cắt Việt Nam thành hai nuớc.
Một khi điều đó xảy ra, một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc, hoặc một chính quyền Bắc Việt Nam thân Trung Quốc sẽ trở thành láng giềng hữu hảo của Trung Quốc, không chỉ một lần đến tay, có thể giải quyết xong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam mà còn có thể từ một cú đánh, đập tan hành vi bá quyền của Việt Nam tại Đông Nam Á. Đáng tiếc là chúng ta đã không có tính toán đó, không có chiến lược đó, nói làm gì đến chuyện có sự chuẩn bị trước.
Đánh trả tự vệ đã hơn ba mươi năm rồi, cục diện quốc tế đã mấy lần bãi biển nương dâu, bộ mặt Trung Quốc cũng mấy lần đổi mới, Trung Quốc không còn là Trung Quốc ngày xưa nữa.
Thế nhưng cần tổng kết quá khứ, để nghênh đón tưong lai. Từ trong sai lầm lịch sử chúng ta phải tìm ra trí tuệ mới…, xây dựng quốc phòng hùng mạnh, xây dựng một nước Trung Hoa quật khởi và hưng thịnh
DDD
Nguồn: China.com ngày 20/2/2011 (Võng thượng đàm binh: đối Việt phản kích chi cảm: vi hà bất chi giải Việt Nam, tán thoái tỷ tấn công thương vong đa).
http://boxitvn.wordpress.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét