Đã và đang diễn ra một sự điều chỉnh trong nhận thức và thái độ của Chính phủ đối với một số tập đoàn và DNNN - những đối tượng “tự nguyện” gánh chịu hậu quả thua lỗ khủng khiếp sau nhiều năm vung tay đầu tư trái ngành. Sự điều chỉnh trên đã dẫn đến những hành xử cụ thể: sau cú tăng giá điện 5% vào cuối năm 2011 của EVN, chủ tịch tập đoàn này - ông Đào Văn Hưng - đã bị Thủ tướng cho hạ cấp không bao lâu sau Tết âm lịch. Chỉ một tuần sau đó, một chủ tịch khác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - ông Dương Chí Dũng - cũng bị cho thôi chức.
Hai sự việc trên lại xảy ra gần như đồng thời với việc dàn lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị đình chỉ chức vụ từ những hậu quả ghê gớm về xã hội - mà sẽ không thiếu cơ sở nếu ai đó muốn quy vấn đề trách nhiệm về hành vi “cố ý làm trái”.
Dường như cuộc cách mạng về nhân sự đang mở màn cho cuộc cách mạng về tái cấu trúc các tập đoàn và DNNN - một mục tiêu then chốt của Chính phủ từ đây đến năm 2015. Ở Việt Nam, sự tồn tại từ quá nhiều năm qua của những lề thói quản lý và điều hành kém hiệu quả, thiếu minh bạch và tham nhũng đã thường dẫn đến một quan điểm hành xử không thể khác hơn: muốn thay đổi cơ chế, việc đầu tiên cần làm là phải thay đổi con người.
Nhất là khi những con người điều hành tại các DN - DN có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và phản ứng xã hội - lại đang tìm cách “chuyển lỗ” từ hoạt động đầu tư trái ngành của họ lên đôi vai gày gò của người dân đóng thuế.
Trong không khí phản biện xã hội dâng cao từ nửa cuối năm 2011 cho đến nay, không chỉ EVN mà còn một nhân vật khác cũng đã “hành hạ” ghê gớm nền kinh tế và người dân: Petrolimex.
Giá trị cổ phiếu mất quá nhiều, đất nền và căn hộ lại quá khó để tiêu thụ, cả Petrolimex lẫn EVN đều nằm trong tình thế cám cảnh của nhiều DNNN đầu tư trái ngành. Hậu quả này còn được gia cố bởi khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính hoàn toàn không tương xứng với quy mô đầu tư, chưa kể đến quan niệm quá đơn giản về độ rủi ro trong quá trình đầu tư mà đã khiến cho Petrolimex và EVN sa vào vũng lầy do chính họ tạo ra.
Thế nhưng tự thân nghịch lý vẫn có thể đẻ thêm nghịch lý. Trong những đề xuất và những cuộc vận động hành lang nhằm tăng giá xăng dầu và giá điện, Petrolimex và EVN đều cố gắng thuyết phục các cấp quản lý rằng chuyện tăng giá chỉ để phục vụ cho… bù lỗ!
Còn trầm trọng hơn cả ngành điện lực, chỉ số tăng giá xăng dầu là một nguyên nhân chính đẩy cao chỉ số lạm phát. Một bằng chứng không thể phủ nhận là bằng mô hình tính toán Leontief, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định được tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%!
Một cách chính xác, tác động của giá xăng dầu đã chiếm hết phân nửa tỷ lệ tăng CPI hàng tháng. Và chính xác hơn nữa, việc tăng giá xăng dầu, hơn bất cứ yếu tố nào khác, là thủ phạm chính tạo nên lạm phát, càng làm cho kinh tế Việt Nam què quặt hơn.
Nhưng bất chấp việc Petrolimex thua lỗ đến 10.700 tỷ đồng trong năm 2008 từ những khoản đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm, nghịch lý phát triển trong suy thoái ở Việt Nam vẫn diễn ra theo logic hết sức tự nhiên của nó. Đó là “âm mưu” thường trực về chuyện tăng giá xăng dầu đã luôn được những người đứng đầu Petrolimex âm thầm chuẩn bị và lại được lãnh đạo Bộ Công thương cổ súy.
Nếu ngay trong quý 1 năm 2012, Petrolimex “thành công” với mục tiêu tiếp tục tăng giá, rất có thể hậu quả của quý 1/2011 sẽ lặp lại với nạn lạm phát cao tái diễn. Cùng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,4% - mức độ mà EVN đã “cống hiến” cho chỉ số lạm phát trong đợt tăng giá điện 5% vào cuối năm 2011, việc xăng dầu tăng giá càng giống như mảnh đất màu mỡ cho sự nảy mầm của các loại cỏ dại khác.
Trong khi đó, toàn bộ trách nhiệm của ban lãnh đạo Petrolimex từ hậu quả đầu tư trái ngành những năm trước vẫn chưa hề được xử lý. Đáng chú ý là trong những báo cáo kiểm tra, kiểm toán, giám sát từ nhiều cơ quan nhà nước và Quốc hội đối với DN này từ giữa năm 2011 trở về đây, không ít kiến nghị đã được không ít lần nêu ra về tính hậu quả rất trầm trọng, trách nhiệm cá nhân và tập thể cần được nghiêm khắc xem xét…, nhưng không hiểu vì lý do nào, cho đến nay tất cả vẫn chìm trong im ắng.
Vào đầu năm 2012, dường như công cuộc tái cấu trúc DNNN của Chính phủ đang bắt đầu được định hướng một cách chi tiết hơn: tái cấu trúc nhân sự, đặc biệt đối với nhân sự tại những DNNN yếu kém và bị dư luận xã hội tập trung lên án.
Trong hành động tái cấu trúc nhân sự lần này, sẽ là không “công bằng xã hội” nếu chủ tịch EVN bị cho thôi chức, còn những người điều hành của Petrolimex lại “thoát nạn” và vẫn ung dung tiếp tục kế hoạch tăng mạnh giá xăng dầu để tiếp tục ý đồ “chuyển lỗ” trong năm 2012.
Hai sự việc trên lại xảy ra gần như đồng thời với việc dàn lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị đình chỉ chức vụ từ những hậu quả ghê gớm về xã hội - mà sẽ không thiếu cơ sở nếu ai đó muốn quy vấn đề trách nhiệm về hành vi “cố ý làm trái”.
Dường như cuộc cách mạng về nhân sự đang mở màn cho cuộc cách mạng về tái cấu trúc các tập đoàn và DNNN - một mục tiêu then chốt của Chính phủ từ đây đến năm 2015. Ở Việt Nam, sự tồn tại từ quá nhiều năm qua của những lề thói quản lý và điều hành kém hiệu quả, thiếu minh bạch và tham nhũng đã thường dẫn đến một quan điểm hành xử không thể khác hơn: muốn thay đổi cơ chế, việc đầu tiên cần làm là phải thay đổi con người.
Nhất là khi những con người điều hành tại các DN - DN có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và phản ứng xã hội - lại đang tìm cách “chuyển lỗ” từ hoạt động đầu tư trái ngành của họ lên đôi vai gày gò của người dân đóng thuế.
Trong không khí phản biện xã hội dâng cao từ nửa cuối năm 2011 cho đến nay, không chỉ EVN mà còn một nhân vật khác cũng đã “hành hạ” ghê gớm nền kinh tế và người dân: Petrolimex.
Giá trị cổ phiếu mất quá nhiều, đất nền và căn hộ lại quá khó để tiêu thụ, cả Petrolimex lẫn EVN đều nằm trong tình thế cám cảnh của nhiều DNNN đầu tư trái ngành. Hậu quả này còn được gia cố bởi khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính hoàn toàn không tương xứng với quy mô đầu tư, chưa kể đến quan niệm quá đơn giản về độ rủi ro trong quá trình đầu tư mà đã khiến cho Petrolimex và EVN sa vào vũng lầy do chính họ tạo ra.
Thế nhưng tự thân nghịch lý vẫn có thể đẻ thêm nghịch lý. Trong những đề xuất và những cuộc vận động hành lang nhằm tăng giá xăng dầu và giá điện, Petrolimex và EVN đều cố gắng thuyết phục các cấp quản lý rằng chuyện tăng giá chỉ để phục vụ cho… bù lỗ!
Còn trầm trọng hơn cả ngành điện lực, chỉ số tăng giá xăng dầu là một nguyên nhân chính đẩy cao chỉ số lạm phát. Một bằng chứng không thể phủ nhận là bằng mô hình tính toán Leontief, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định được tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%!
Một cách chính xác, tác động của giá xăng dầu đã chiếm hết phân nửa tỷ lệ tăng CPI hàng tháng. Và chính xác hơn nữa, việc tăng giá xăng dầu, hơn bất cứ yếu tố nào khác, là thủ phạm chính tạo nên lạm phát, càng làm cho kinh tế Việt Nam què quặt hơn.
Nhưng bất chấp việc Petrolimex thua lỗ đến 10.700 tỷ đồng trong năm 2008 từ những khoản đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm, nghịch lý phát triển trong suy thoái ở Việt Nam vẫn diễn ra theo logic hết sức tự nhiên của nó. Đó là “âm mưu” thường trực về chuyện tăng giá xăng dầu đã luôn được những người đứng đầu Petrolimex âm thầm chuẩn bị và lại được lãnh đạo Bộ Công thương cổ súy.
Nếu ngay trong quý 1 năm 2012, Petrolimex “thành công” với mục tiêu tiếp tục tăng giá, rất có thể hậu quả của quý 1/2011 sẽ lặp lại với nạn lạm phát cao tái diễn. Cùng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,4% - mức độ mà EVN đã “cống hiến” cho chỉ số lạm phát trong đợt tăng giá điện 5% vào cuối năm 2011, việc xăng dầu tăng giá càng giống như mảnh đất màu mỡ cho sự nảy mầm của các loại cỏ dại khác.
Trong khi đó, toàn bộ trách nhiệm của ban lãnh đạo Petrolimex từ hậu quả đầu tư trái ngành những năm trước vẫn chưa hề được xử lý. Đáng chú ý là trong những báo cáo kiểm tra, kiểm toán, giám sát từ nhiều cơ quan nhà nước và Quốc hội đối với DN này từ giữa năm 2011 trở về đây, không ít kiến nghị đã được không ít lần nêu ra về tính hậu quả rất trầm trọng, trách nhiệm cá nhân và tập thể cần được nghiêm khắc xem xét…, nhưng không hiểu vì lý do nào, cho đến nay tất cả vẫn chìm trong im ắng.
Vào đầu năm 2012, dường như công cuộc tái cấu trúc DNNN của Chính phủ đang bắt đầu được định hướng một cách chi tiết hơn: tái cấu trúc nhân sự, đặc biệt đối với nhân sự tại những DNNN yếu kém và bị dư luận xã hội tập trung lên án.
Trong hành động tái cấu trúc nhân sự lần này, sẽ là không “công bằng xã hội” nếu chủ tịch EVN bị cho thôi chức, còn những người điều hành của Petrolimex lại “thoát nạn” và vẫn ung dung tiếp tục kế hoạch tăng mạnh giá xăng dầu để tiếp tục ý đồ “chuyển lỗ” trong năm 2012.
Viết Lê Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét