2012-06-24
Tháng Bảy tới đây tàu USNS Mercy của hải quân Hoa Kỳ sẽ đến thành phố Vinh của Việt Nam, trong đó có một toán tám người gồm bác sĩ và các chuyên gia trẻ Mỹ gốc Việt thuộc VNMAP, Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam.Photo courtesy of navylive.dodlive.mil. |
Công tác y tế
Ông Tôn Thất Tuấn, Trung tá Lục Quân Hoa Kỳ, hiện là cố vấn quân sự cho Nha Đông Á và Thái Bình Dương trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ ở thủ đô Washington, nói về tàu bệnh viện USNS Mercy: “Mercy là chiếc tàu bệnh viện của hải quân Hoa Kỳ, năm nay sẽ đến bốn nước Indonesia, Philippines, Việt Nam và cuối cùng là Kampuchia. Có rất nhiều chuyên gia về mọi ngành đến từ Hải, Lục Không quân và Bộ Binh, ngay cả người của Bộ Ngoại Giao và nhân viên các ngành khác trong chính phủ Hoa Kỳ. Rồi có thêm chiếc tàu của Nhật Bản trong đó cũng có nhiều toán y khoa, trực thăng, hội từ thiện… để giúp đỡ chiếc Mercy này trong hai nơi là Philippines và Việt Nam.Mercy là chiếc tàu bệnh viện của hải quân Hoa Kỳ, năm nay sẽ đến bốn nước Indonesia, Philippines, Việt Nam và cuối cùng là Kampuchia.Cũng có rất nhiều người chuyên về y tế của các nước khác như Australia, Canada, Chilê, Đức, Pháp, Nam Hàn, Mã Lai, Netherland, New Zealand, Singapore, Thái Lan vân vân… Trong vài tuần tới đây chiếc Mercy sẽ ghé vào Vinh của Việt Nam.”Trung tá Tôn Thất Tuấn
Đây không phải lần đầu tiên tàu bệnh viện USNS Mercy đến Việt nam. Năm 2008 là chuyến đầu tiên tàu đến Nha Trang. Khi đó, viên chức Phòng Quan Hệ Giao Tế
Chương Trình Đối Tác Thái Bình Dương 2008, đại úy Arwen Chisholm, đã giới thiệu rằng sứ mạng chính của tàu Mercy khi đến Việt Nam là nhằm hỗ trợ nhân đạo dân sự với các chương trình khám bệnh chữa bệnh, thực hiện phẫu thuật y khoa, nha khoa, giúp sửa chữa các cơ sở y tế và trường học.
Tổ chức VNMAP
Năm 2010, tàu USNS Mercy trở qua Việt Nam, ghé cảng Đà Nẵng. Chuyến thứ ba năm nay, 2012, sẽ cập cảng thành phố Vinh với mục đích không khác hai chuyến trước, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 24 tháng Bảy, đặc biệt có sự góp mặt của một toán bác sĩ và chuyên gia trẻ Mỹ gốc Việt trong Vietnam Medical Assistance Program, Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam, gọi tắt là VNMAP, do trung tá Tôn Thất Tuấn giới thiệu. Vẫn lời trung tá Tuấn: “Trong vài năm vừa rồi nhiều người giới thiệu với tôi về những chương trình hoạt động nhân đạo trong đó có hội VNMAP này. Tôi có theo dõi và thấy họ trẻ, nhiệt tình và có nhiệt huyết để làm những chuyện nhân đạo đối với Việt Nam. Tôi ngỏ lời nói chuyện với Khôi Nguyên là chủ tịch của hội này, thấy họ có khả năng để đóng góp vào chương Pacific Partnership này, thành ra tôi mới giới thiệu với anh Nguyên hợp tác với hải quân Hoa Kỳ.”Theo trung tá Tôn Thất Tuấn, tiêu chuẩn để được đi trên chiếc tàu bệnh viện USNS Mercy hoàn toàn do sự quyết định và nhu cầu của hải quân Hoa Kỳ:
“Mục đích tôi giới thiệu những người Mỹ gốc Việt này vì tôi nghĩ có rất nhiều hội làm chuyện từ thiện ở Việt Nam, nhưng mà hầu như chưa có dịp làm những công việc từ thiện mà có mục tiêu lớn như thế này. Tôi muốn giới thiệu một cái hội Việt Nam rồi anh Nguyên sẽ giới thiệu ra cho nhiều hội khác để cùng nhau ủng hộ chiếc tàu Mercy này và để người Mỹ gốc Việt hiểu được những chương trình nhân đạo của Mỹ , đặc biệt đối với vùng Đông Nam Á.
Tôi có theo dõi và thấy họ trẻ, nhiệt tình và có nhiệt huyết để làm những chuyện nhân đạo đối với Việt Nam.Tôi cũng nghĩ sự giới thiệu này có hai điều nữa, là để cho những người Mỹ gốc Việt khônh sanh ở Việt Nam có cơ hội giúp đỡ những người nghèo không có đủ khả năng và đang sống những nơi hẻo lánh đang thiếu phương tiện y tế. Đây cũng là cơ hội cho những người trẻ Mỹ gốc Việt hiểu biết thêm về nước Việt Nam, đó là quê cha đất tổ của người Việt dù bây giờ tất cả đều là công dân của Mỹ nhưng mà cũng phải có khái niệm về nơi cha ông mình sinh ra ở đó.”Trung tá Tôn Thất Tuấn
Người tên Khôi Nguyên mà trung tá Tôn Thất Tuấn đề cập đến chính là tiến sĩ Nguyễn Khôi Nguyên, chủ tịch VNMAP Tổ Chức Hỗ Trợ Y Tế Cho Việt Nam , thành lập năm 2005 ở tiểu bang Maryland vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, đã về Việt Nam năm lần trong những công tác thiện nguyện.
Về chuyến đi trên tàu bệnh viện USNS Mercy tháng tới, tiến sĩ Khôi Nguyên cho biết Bộ Hải Quân Mỹ chấp thuận cho một nhóm tám bạn trẻ Mỹ gốc Việt trong VNMAP lên tàu, trong đó có một bác sĩ gia đình, một bác sĩ khoa nhi, hai dược sĩ , một người chuyên ngành Chemistry, ba người còn lại là sinh viên y khoa.
“Qua sự trao đổi ban đầu , Bộ Hải Quân của Mỹ ngỏ ý cùng làm việc với VNMAP và VNMAP cũng rất là vui để giúp họ.
Những năm trước họ có rất nhiều người tham gia tuy nhiên đó là những người nước ngoài chứ chưa có bác sĩ người Mỹ gốc Việt, họ gặp một số vấn đề khó khăn về ngôn ngữ tại vì những người thông dịch bên Việt Nam không thể dịch chính xác những thuật ngữ chuyên môn và đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm hay sự khó khăn trong vấn đề trao đổi. Do vậy họ muốn kếu gọi các bác sĩ Việt Nam cũng như các bạn sinh viên y khoa, dược khoa hay nha khoa cùng tham gia vào chuyến công tác sắp đến, tháng Bảy năm 2012 này tại Vinh.”
Tăng cường quan hệ hữu nghị song phương
Tưởng cần nhắc không chỉ tàu bệnh viện Mỹ đến Việt Nam như trường hợp USNS Mercy hay USS Peleliu mà trong những năm gần đây tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ cũng thực hiện nhiều chuyến viếng thăm Việt Nam để tăng cường quan hệ hữu nghị song phương. Điển hình, tháng Bảy 2004, chiến hạm USS Wilbur của Mỹ tới cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm viếng hữu nghị mà hạm trưởng John Lauer nói là góp phần phát triển mối bang giao Việt Mỹ vì lợi ích an ninh khu vực và thịnh vượng kinh tế.Tháng Bảy 2006, hai tàu chiến Mỹ trong đó có chiếc USS Gary, ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu lần thăm viếng thứ tư chiến hạm Mỹ đến Việt Nam.
Năm 2008 hai chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam và năm 2009 lần đầu tiên phái đoàn quan chức Việt Nam ra thăm tàu USS John Stennis. Kế đó, soái hạm của đô đốc chỉ huy hạm đội 7 USS Blue Ridge và khu truc hạm USS Lassen do hạm trưởng Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy đã ghé thăm Đà Nẵng. Năm 2008 là năm tàu bệnh viên USNS Mercy đến Việt Nam trong chương trình trợ giúp nhân đạo qui mô.
Tháng Tám 2010, siêu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington tiến vào hải phận Việt Nam, trong lúc khu trục hạm USS John McCain thuộc Hạm Đội 7 Thái Bình Dương của hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Năm 2011, khu trục hạm USS Chung – hoon của Hoa Kỳ ghé cảng Tiên Sa của Đà Nẵng. Cùng năm, tàu tiếp liệu USNS Richard E. Byrd đến vịnh Cam Ranh, đánh dấu chuyến thăm lịch sử đầu tiên của tàu hải quân Mỹ đến cảng này hơn ba thập kỷ sau chiến tranh.
Hôm thứ Sáu vừa qua, tàu nghiên cứu Roger Revelle của hải quân Mỹ rời cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, kết thúc tám ngày làm việc theo khuôn khổ chương nghiên cứu chung giữa Bộ Khoa Học –Công nghệ Việt Nam và Cơ Quan Nghiên Cứu Hải Quân Hoa Kỳ ONR.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét