Original video broadcast/Click on link/Mời bấm> http://www.nobelprize.org/
Rất
nhiều về năm trước, đôi khi có vẻ như là nhiều kiếp trước, tại Đại Học
Oxford tôi đã có nghe trên đài chương trình “Các Dĩa Điện Tử Trên Hoang
Đảo” với Alexander, cậu con trai nhỏ của tôi. Đây là một chương trình
được nhiều người biết (và vẫn còn, tôi tin như vậy) theo đó những nhân
vật nổi tiếng về mọi lãnh vực trong đời sống được mời đến nói chuyện về
tám đĩa điện tử – ngoại trừ Kinh Thánh và toàn bộ các tác phẩm của
Shakespeare – và một mặt hàng xa xỉ mà họ muốn có nếu bị đắm tàu và vĩnh
viễn kẹt lại trên một hoang đảo. Sau khi chương trình – mà cả hai chúng
tôi đều rất thích – chấm dứt, Alexander hỏi tôi rằng tôi có nghĩ là tôi
sẽ có cơ hội được mời lên nói chuyện trên chương trình “Các Đĩa Điện Tử
Trên Hoang Đảo.” hay không. “Tại sao lại không nhỉ?” tôi đã trả lời
phớt qua. Vì con tôi biết đại khái chỉ có những người nổi tiếng mới được
mời lên nói chuyện, em đã hỏi tiếp, với ý muốn thật sự biết câu trả
lời, là theo tôi thì tôi sẽ được mời vì lý do nào? Tôi suy nghĩ một lát
rồi trả lời như sau: “Có lẽ vì mẹ đã đoạt giải Nobel về Văn Chương” và
cả hai chúng tôi đều cười. Viễn tượng này xem có vẻ thú vị nhưng khó xảy
ra.
(Bây
giờ thì tôi không còn nhớ tại sao tôi đã trả lời như thế, có lẽ vì lúc
đó tôi vừa đọc xong một cuốn sách của một người đã đoạt giải Nobel hay
có lẽ người nổi tiếng được mời nói chuyện trong chương trình Hoang Đảo
vào ngày đó là một nhà văn có tiếng tăm.)
Vào
năm 1989, khi Michael Aris, người chồng nay đã quá cố của tôi, đến thăm
trong kỳ quản chế lần thứ nhất của tôi, anh cho tôi hay là một người
bạn, John Finnis, đã đề cử tôi ra tranh giải Nobel Hòa Bình. Lần này tôi
cũng đã cười. Trong một khoãng khắc Michael đã tỏ vẻ kinh ngạc, nhưng
rồi anh hiểu ra tại sao tôi cười. Giải Nobel Hòa Bình? Một viển tượng
thú vị, nhưng thật sự khó xảy ra! Do đó, tôi đã có cảm tưởng gì khi tôi
thực sự được trao giải Nobel Hòa Bình? Tôi đã được hỏi câu hỏi này nhiều
lần và chắc chắn đây là cơ hội thích hợp nhất để xem xét ý nghĩa của
giải Nobel đối với tôi, và ý nghĩa của hoà bình đối với tôi.
Như
đã lặp đi lặp trong nhiều lần phỏng vấn, tôi nghe tin tôi được trao
giải Nobel Hoà Bình trên đài vào một buổi tối. Khi nhận được tin này tôi
thực sự không hoàn toàn ngạc nhiên. Trong tuần một số đài đã phát sóng
bản tin tôi là một trong những người đứng hàng đầu cho giải này. Khi
viết bản nháp bài thuyết giảng này, tôi hết sức cố gắng nhớ lại phản ứng
đầu tiên của tôi ngay sau khi giải thưởng được công bố. Tôi không thể
nào nhớ chắc được, tôi nghĩ hình như thế này: “Ồ, thế thì họ đã quyết
định cho tôi giải này.” Giải thưởng này đã có vẻ như là không hoàn toàn
thật bởi vì vào lúc đó, chính bản thân tôi đã có cảm giác là tôi cũng
không nhất thiết là thật.
Vào
những ngày bị quản chế tại nhà tại nhà tôi thường cảm thấy tôi không
còn là một phần của thế giới thật nửa. Có một cái nhà và đó là thế giới
của tôi, có một thế giới của những người khác cũng không có tự do nhưng
họ sống trong nhà tù với nhau như một cộng đồng, và có một thế giới của
những người tự do; và mổi thế giới đó là một hành tinh đang theo đuổi
một đường hướng riêng trong một vũ trụ vô tư. Điều mà Giải Nobel đã làm
là thêm nột lần nửa kéo tôi về lại với thế giới của những con người khác
ở ngoài khu vực bị cô lập trong đó tôi đang sống, và khôi phục lại
trong tôi cảm giác thực tại có thật. Đương nhiên là việc này đã không
xảy ra ngay lập tức, nhưng khi những ngày những tháng trôi qua và khi
tin tức về các phản ứng đối với giải thưởng được truyền đến qua làn sóng
điện, tôi đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa của giải Nobel Hòa Bình. Giải
thuởng này đã đưa tôi về với thực tại; đã kéo tôi trở lại cộng đồng lớn
rộng của loài người. Và điều quan trọng hơn là, Giải Nobel Hòa Bình đã
làm cho thế giới chú ý đến cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại
Miến Điện. Chúng tôi sẽ không còn bị quên lãng.
Bị
bỏ quên. Người Pháp nói chia tay là chết đi một chút. Bị bỏ quên cũng
là chết đi một chút. Là mất đi một vài móc nối đang neo chúng ta vào
phần còn lại của loài người. Trong lần thăm viếng Thái Lan gần đây, khi
tôi gặp những người lao động di dân và những người tị nạn Miến Điện,
nhiều người đã gào lên: “Đừng quên chúng tôi!” Điều họ muốn nói là:
“Đừng quên cảnh ngộ khó khăn của chúng tôi, đừng quên làm những gì có
thể làm được để giúp chúng tôi, đừng quên chúng tôi cũng thuộc về thế
giới của bà.” Khi Ủy Ban Nobel trao giải Nobel Hòa Bình cho tôi, họ đã
công nhận những người bị áp bức và cô lập ở Miến Điện cũng là những
thành viên của thế giới, họ đã công nhận tính đồng nhất của nhân loại.
Do đó, riêng cho tôi, việc nhận giải Nobel Hòa Bình có nghĩa là các quan
tâm của tôi về dân chủ và nhân quyền sẽ phải được nới rộng để bao trùm
các nước ở ngoài biên giới nước tôi. Giải Nobel Hòa Bình đã mở một cánh
cửa trong tim tôi.
Khái
niệm hòa bình của người Miến Điện có thể giải thích như là hạnh phúc
phát sinh khi các yếu tố kình chống lại hài hòa và lành mạnh chấm dứt.
Cụm từ “Nyein-Chan” dịch theo nghĩa đen là sự tươi mát tốt lành khi một
ngọn lửa được dập tắt. Những ngọn lửa khổ đau và xung đột vẫn đang cháy
mạnh trên thế giới. Tại nước tôi, các xung đột vẫn chưa chấm dứt ở phía
Bắc; ở phía Tây, bạo loạn tại các cộng đồng bắt ngưồn từ các vụ đốt nhà
và giết người đã xảy ra chỉ vài ngày trước khi tôi bắt đầu cuộc hành
trình đưa tôi đến nơi này. Có rất nhiều thông tin về các hành vi dã man
tại những nơi xa xôi khác trên địa cầu. Các báo cáo về nạn đói, bệnh
tật, di dời, thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, kỳ thị, khinh khi dự
tưởng, cuồng tin, là chuyện hàng ngày của chúng ta. Ở đâu cũng có những
thế lực tiêu cực đang ra sức đục phá các nền tảng của hòa bình. Ở đâu
cũng có thể thấy người ta phí phạm một cách vô tư vật liệu và tài nguyên
nhân sự cần thiết để bảo tồn hài hòa và hạnh phúc trong thế giới của
chúng ta.
Đại
Thế Chiến lần thứ nhất là một biểu tượng kinh khiếp cho sự lãng phí
tuổi trẻ và tiềm năng, một sự phí phạm ác độc các sức mạnh tích cực
trên hành tinh chúng ta. Với tôi, thi ca thời đó có một ý nghĩa đặc
biệt vì lần đầu tiên khi tôi đọc các vần thơ đó, tôi cùng một tuổi với
những chàng trai trẻ phải trực diện với viễn ảnh họ có thể sẽ bị tiêu
vong trước khi họ chỉ vừa mới chớm nở. Một thanh niên Mỹ chiến đấu cùng
lính Lê Dương Pháp đã viết trước khi chết tại chiến trường là anh sẽ
chết “tại một hàng rào chận nơi mà người ta đang tranh dành đánh nhau;”
“trên một con dốc đầy sẹo của một ngọn đồi đã bị đánh dập;” “vào nửa đêm
trong một thành phố đang hực cháy.” Tuổi trẻ và tình yêu và cuộc đời
vĩnh viễn gục chết trong những nỗ lực vô nghĩa nhằm chiếm lấy những nơi
chốn không tên mà không một ai sẽ nhớ đến. Để được cái gì? Gần một thế
kỷ đã trôi qua, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được một câu trả lời cho
thỏa đáng.
Có
đúng không khi nói chúng ta vẫn tiếp tục là những kẽ có tội, dù cho ở
một mức độ bạo hành thấp hơn, vì liều lỉnh vô cớ, vì không biết lo xa
cho tuơng lai của chúng ta và của nhân loại? Chiến tranh không phải là
đấu trường độc nhất tại đó hòa bình bị hành hạ cho đến chết. Ở nơi nào
mà khổ đau bị bỏ quên, sẽ có hạt giống tranh chấp, bởi vì khổ đau làm
suy giảm các giá trị và đẻ ra đắng cay và khởi động căm thù.
Một
khía cạnh tích cực của lối sống cô lập là tôi đã có khá nhiều thời gian
để suy đi nghĩ lại ý nghĩa các từ và các lời giáo huấn tôi đã biết và
đã chấp nhận suốt đời tôi. Là một Phật Tử, từ lúc còn là một đứa bé nhỏ,
tôi đã nghe qua về Dukha, thường được dịch là khổ đế. Hầu như ngày nào
tôi cũng những người luống tuổi quanh tôi, và đôi lúc từ những người
không mấy luống tuổi, thầm thì “khổ đế, khổ đế” khi họ đau khổ vì thân
xác ê ẩm hay đau nhức, hay khi họ gặp phải những diếu bất hạnh nhỏ nhặt,
bực mình. Tuy thế, chỉ trong những năm bị quản chế tại nhà tôi mới quay
trở lại và tìm hiểu bản chất của sáu điều khổ lớn. Đó là: sinh, lảo,
bệnh, tử, phải xa lìa người mình yêu thương, và bị buộc phải sống với
người mình không thương yêu. Tôi xem xét sáu điều khổ lớn đó, không phải
về khía cạnh tôn giáo mà trong bối cảnh đời sống thường nhật bình
thường. Nếu khổ đau là một điều không thể tránh được trong đời sống của
chúng ta, chúng ta phải tìm cách làm sao cho khổ đau càng ít càng tốt
qua những phương pháp thực tế và cụ thể. Tôi suy đi nghĩ lại tư về sự
công hiệu của các chương trình tiền- và hậu-sản và việc chăm lo sức khỏe
bà mẹ và em bé; về sự cân xứng giửa các cơ sở vật chất và số người già
cả đang tăng dần; về các dịch vụ y tế toàn diện; về tính từ bi của các
nhà dưỡng lão và viện tế bần. Tôi đặc biệt phân vân về hai cái khổ sau
cùng: phải xa lìa người mình yêu thương, bị buộc phải sống với người
mình không thương yêu. Có kinh nghiệm nào trong đời sống của chính Đức
Phật đã khiến ngài kèm thêm hai nổi khổ đó vào danh sách những điều khổ
lớn? Tôi nghĩ đến những người tù nhân và những người tị nạn, những người
lao động di dân và những nạn nhân của tệ nạn buôn bán nguời, và đại
khối những người đã bị kéo tuộc ra khỏi nhà họ và bứng rễ khỏi mặt đất,
để xa cách gia đình và bè bạn, để bị ép buộc sống cho hết cuộc đời còn
lại giửa những người lạ mặt không phải lúc nào cũng niềm nở đón tiếp.
Chúng
ta may mắn được sống trong một thời đại mà phúc lợi xã hội và trợ giúp
nhân đạo được công nhận là không những đáng mong muốn mà còn cần thiết.
Tôi may mắn được sống trong một thời đại mà số phận các tù nhân lương
tâm dù ở bất cứ nơi nào đã được mọi người ở mọi nơi quan tâm đến, một
thời đại mà dân chủ và nhân quyền được chấp nhận một cách rộng rải như
là quyền bẩm sinh của tất cả mọi người, cho dù sự chấp nhận đó vẫn chưa
mang tính phổ quát. Biết bao nhiêu lần trong những năm quản chế tại nhà
tôi đã lấy được sức mạnh từ những câu tôi rất thích trong lời mở đầu
của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
[…]
việc coi thường và khinh thị nhân quyền đã gây nên những hành động man
rợ làm cho lương tâm con người uất hận, mà việc thăng tiến của một thế
giới làm cho nhân loại được hoan hưởng quyền tự do phát biểu và tin
tưởng, tự do an vui và thoải mái, đã được công nhận là một ước vọng cao
nhất của chung con người,
[…]
nếu con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến việc nổi loạn như là
phương tiện bất đắc dĩ để chống lại với bạo quyền và đàn áp, thì nhân
quyền thực sự cần phải được qui luật pháp lý bênh vực..
Nếu
có ai hỏi tôi tại sao tôi chiến đấu cho nhân quyền tại Miến Điện, các
câu trên sẽ trả lời. Nếu có ai hỏi tôi tại sao tôi chiến đấu cho dân chủ
tại Miến Điện, lý do là tôi tin rằng các định chế dân chủ và việc thực
hành dân chủ là những gì cần thiết để đãm bảo cho nhân quyền.
Trong
năm vừa qua, đã có những dấu hiệu cho thấy các nỗ lực của những người
tin tưởng vào dân chủ và nhân quyền đã bắt đầu có kết quả tại Miến Điện.
Đã có những thay đổi tích cực; nhiều bước tiến về một nền dân chủ đã
được thực thi. Nếu tôi kêu gọi hãy lạc quan thận trọng, lý do không phải
là tôi không tin vào tương lai nhưng vì tôi không muốn khuyến khích
lòng tin mù quáng. Nếu không tin về tương lai, nếu không tin chắc là các
giá trị dân chủ và các nhân quyền cơ bản không những cần thiết mà còn
có thể có được trong xã hội chúng tôi, phong trào của chúng tôi đã không
có khả năng tồn tại qua những năm dài bị công phá triền miên. Một số
những chiến sĩ của chúng tôi đã ngã gục tại chổ, một số đã phải bõ rơi
chúng tôi, nhưng một nhóm nòng cốt đã tiếp tục kiên trì giử vững lập
trường. Vào những lúc khi nhìn lại những năm đã trôi qua, tôi ngạc nhiên
khi thấy có rất nhiều người vẫn tiếp tục không hề thay lòng đổi dạ ngay
trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Niềm tin của những nguời đó vào lý
tưởng của chúng tôi không mù quáng; niềm tin đó dựa trên một đánh giá
thực tế và sáng suốt về khả năng chịu đựng của họ, và một sự kính trọng
sâu sắc các khát vọng của đồng bào chúng tôi.
Chính
nhờ những thay đổi gần đây tại nước tôi mà tôi đến được với quý vị vào
ngày hôm nay; và các thay đổi đó đã xảy ra vì quý vị và những người yêu
tự do và công lý khác đã góp phần giúp cho cả thế giới biết đến tình
trạng của chúng tôi. Trước khi tiếp tục nói về nước tôi, tôi xin được
phép nói về những tù nhân lương tâm. Vẫn còn có những tù nhân như thế
tại Miến Điện. Điều cần phải lo sợ là vì các người bị giam cầm nổi tiếng
đã được thả ra, những người còn lại, những nguời không ai biết, sẽ bị
bỏ quên. Tôi đang đứng đây vì đã có một thời tôi là một tù nhân lương
tâm. Khi quý vị nhìn tôi và nghe tôi nói, xin hãy nhớ đến sự thật thường
được nhắc đi nhắc lại là một tù nhân lưong tâm là một tù nhân luơng tâm
quá nhiều. Tại nước tôi, những người vẫn chưa được trao trả tự do,
những người vẫn chưa tiếp cận được với các phúc lợi của công lý, những
người đó rất rất nhiều chứ không chỉ là một người. Xin hãy nhớ đến họ và
làm bất cứ gì có thể làm được để giúp họ được phóng thích vô điều kiện
và càng sớm càng tốt.
Miến
Điện là một nước gồm nhiều sắc tộc khác nhau và nền tảng của niềm tin
về tương lai của đất nước này chỉ có thể là tinh thần liên hiệp đích
thật. Từ ngày dành được độc lập vào năm 1948, chưa hề có một lúc nào mà
chúng tôi có thể khẳng định là cả nước đã sống trong hòa bình. Chúng tôi
chưa đủ sức gầy dựng được lòng tin người và sự kiến thức cần thiết để
loại bỏ cội nguồn của tranh chấp. Hy vọng đã vương lên khi ngưng bắn
được duy trì được từ đầu thập niên 1990 cho đến năm 2010, khi mà các
cuộc ngưng chiến bị phá vỡ chỉ trong vài tháng. Chỉ cần một hành vi
thiếu suy xét là những cuộc ngưng chiến lâu dài sẽ bị chấm dứt. Trong
những tháng gần đây, đã có tiến bộ trong các thương thảo giữa chính
quyền và các lực lượng sắc tộc. Chúng tôi hy vọng là các thoả uớc ngưng
bắn sẽ đưa đến các thoả hiệp chính trị dựa trên các khát vọng của các
sắc dân và trên tinh thần liên hiệp.
Đảng
tôi, Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ, và tôi sẳn sàng và muốn đóng bất cứ
vai trò nào trong quy trình hòa giải quốc gia. Các biện pháp cải cách do
chính phủ của tổng thống U Thein Sein khởi động chỉ có thể duy trì được
khi có sự hợp tác thông minh của tất cả các trung tâm quyền lực trong
nước: quân đội, các sắc tộc, các đảng phái chính trị, các cơ quan truyền
thông, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng các nhà kinh doanh, và quan
trọng nhất, quần chúng. Chúng ta có thể nói cải cách chỉ có hiệu quả
khi đời sống con người được cải thiện và nhìn dưới khía cạnh này, cộng
đồng quốc tế có một vai trò trọng yếu. Viện trợ phát triển và viện trợ
nhân đạo, các hiệp ước song phương và đầu tư phải được phối hợp và hiệu
chỉnh để thúc đẩy tăng trưởng xã hội, chính trị và kinh tế và bảo đảm là
sự tăng trưởng đó sẽ cân bằng và bền vững. Tiền năng của đất nước chúng
tôi rất lớn. Tiềm năng đó phải được nuôi dưởng và phát triển để tạo
dựng một xã hội không những thịnh vượng hơn mà còn hài hòa và dân chủ
hơn, một xã hội trong đó người dân nước tôi sẽ có thể sống trong hòa
bình, an toàn, và tự do.
Hòa
bình của thế giới chúng là một cái gì không thể phân chia được. Chừng
nào các thế lực tiêu cực vẫn còn thắng thế trên các thế lực tích cực dù ở
bất cứ nơi nào, tất cả chúng ta đều ở trong một trạng thái nguy hiểm.
Nguời ta có thể hỏi có khi nào thì các tất cả các thế lực tiêu cực sẽ bị
loại bỏ. Câu trả lời giản dị là: “Không!” Trong bản chất con người có
cả hai cái tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, con người cũng có khả năng
làm sao cho tích cực gia tăng và tiêu cực bị giảm thiểu hay vô hiệu hóa.
Hòa bình tuyệt đối trên thế giới chúng ta là một mục tiêu không thể nào
đạt đến được. Nhưng đó là chính là mục tiêu của cuộc hành trình của
chúng ta, và mắt chúng ta phải không ngừng nhìn về mục tiêu đó, cũng như
một người du hành đang đi qua một sa mạc nhìn về một ngôi sao chỉ đường
sẽ hướng dẩn ông ta đến sự cứu rỗi. Dù chúng ta sẽ không thành công khi
tìm cách mang lại hòa bình tuyệt hảo cho địa cầu, bởi vì hòa bình tuyệt
hảo chưa hề thuộc về địa cầu này, các nỗ lực tranh thủ hòa bình sẽ kết
hợp các cá nhân và các quốc gia trong niềm tin vào nhau và tình bạn và
sẽ giúp cộng đồng loài người trở nên an toàn và tử tế hơn.
Tôi
dùng cụm từ “tử tế” sau khi đã suy nghĩ một cách thận trọng; có thể nói
sau khi đã suy nghĩ thận trọng trong nhiều năm. Trong tất cả các điều
ngọt ngào mà nghịch cảnh mang đến, và tôi xin nói ngay là không có bao
nhiêu điều ngọt ngào đó, tôi đã tìm ra điều ngọt ngào nhất, quý hiếm
nhất, và đó là bài học tôi đã tiếp thu được về giá trị của lòng tử tế.
Mọi hành vi tử tế tôi đã tiếp nhận được, dù nhỏ hay lớn, đã làm tôi tin
chắc rằng thế gian này sẽ không bao giờ có đủ tử tế. Tử tế có nghĩa là
đáp lại một cách tế nhị và với nhiệt tâm những hy vọng và nhu cầu của
người khác. Những hành vi tử tế dù nhỏ nhặt nhất có thể làm một con tim
đang trỉu nặng trở nên nhẹ nhàng. Tử tế có khả năng thay đổi được kiếp
người. Thụy Điển đã chứng tõ được lòng tử tế mẩu mực bằng cách cấp phát
nhà cho những người đã bị di dời trên địa cầu này, và cung cấp một nơi
trú ẩn an toàn những người đã không còn có an ninh và tự do trên quê
hương họ.
Người
tị nạn có mặt khắp nơi trên thế giới. Gần đây, khi tôi đến trại tị nạn
Maela tại Thái Lan, tôi đã gặp những người đã quyết tâm phấn đấu từng
ngày sao cho đời sống những nguời ở trong trại ngày càng ít cực nhọc
hơn. Họ nói về ưu tư của họ về hiện tượng “các nước chi viện mệt mỏi”,
một cụm từ còn có thể dịch ra là “lòng từ bi mệt mỏi.” Hiện tượng “các
nước chi viện mệt mỏi” thể hiện một cách chính xác qua việc cắt giảm tài
trợ. Hiện tượng “lòng từ bi mệt mỏi” thể hiện một cách it nổi bật hơn
qua việc giảm thiểu ưu tư. Hiện tượng này là hậu quả của hiện tượng kia.
Có thể nào chúng ta chấp nhận được lòng từ bi mệt mỏi một cách thiếu
suy xét hay không? Giá phí phải trả khi đáp ứng nhu cầu của những người
tị nạn có lớn hơn giá phí sẽ phải trả nếu chúng ta không nhìn, hay nhìn
một cách hững hờ, đến nổi đau khổ của họ? Tôi kêu gọi các nước chi viện
trên toàn cầu hay đáp ứng nhu cầu của những người đang tìm kiếm, lắm lúc
trong vô vọng đối với họ, một nơi trú ẩn.
Tại
Maela, tôi đã có những cuộc thảo luận có giá trị với các viên chức
người Thái có trách nhiệm quản lý tỉnh Tak, nơi mà trại này và nhiều
trại khác đã được thiết lập. Các người này đã giúp tôi làm quen được với
một số vấn đề hệ trọng liên quan đến các trại tị nạn: sự vi phạm các
luận lệ kiểm lâm, việc xử dụng ma túy trái phép, việc cất rượu tại nhà,
và các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát bệnh sốt rét rừng, bệnh lao,
bệnh sốt xuất huyết, và bệnh dịch tả. Các ưu tư của những nhà quản lý
trại chính đáng không kém các ưu tư của những người tị nạn. Các quốc gia
chứa chấp người tị nạn cũng xứng đáng được quan tâm đến và cần được
giúp đỡ khi phải tìm cách giải quyết với các khó khăn liên hệ đến trách
nhiệm của họ.
Rốt
ráo, mục tiêu của chúng ta phải là tạo dựng một thế giới trong đó sẽ
không có ai là kẽ bị di dời, hay là người vô gia cư hay là người vô
vọng; một thế giới trong đó mọi ngỏ ngách đều là một nơi trú ẩn, một thế
giới trong đó các cư dân sẽ có tự do và khả năng sống trong hòa bình.
Mổi ý niệm, mổi từ, mổi hành động khi góp phần vào sự tích cực và sự
tinh khiết đều là một đóng góp cho hòa bình. Mổi người chúng ta ai ai
cũng có khả năng đóng góp như thế. Chúng ta hãy nối vòng tay để ra sức
xây dựng một thế giới hoà bình trong đó chúng ta có thể đi ngủ trong an
toàn và thức dậy trong hạnh phúc.
Ủy
Ban Nobel kết luận bằng những câu sau đây trong lời tuyên bố ngày 14
tháng Mười năm 1991: “ Khi trao giải Nobel Hòa Bình…cho Aung San Suu
Kyi, Uỷ Ban Nobel Thụy Điển muốn vinh danh người đàn bà này vì các nỗ
lực không ngừng của bà và muốn bày tõ sự hỗ trợ Ủy Ban dành cho nhiều
người khác trên khắp thế giới đang ra sức tiến đến được các mục tiêu dân
chủ, nhân quyền, và hòa giải dân tộc bằng các biện pháp hòa bình.” Khi
tôi tham gia phong trào dân chủ tại Miến Điện, chưa bao giờ tôi nghĩ là
tôi sẽ có cơ may nhận lãnh được bất cứ giải thưởng hay vinh dự gì. Giải
thưởng chúng tôi đã làm việc để dành lấy là một xã hội tự do, an toàn,
và công bằng trong đó người dân nước tôi sẽ có khả năng biến mọi tiềm
năng họ có thành hiện thực. Danh dự nằm trong nỗ lực của chúng tôi. Lịch
sử đã cho chúng tôi cơ hội làm hết sức mình cho một mục tiêu mà chúng
tôi đã tin tưởng. Khi Ủy Ban Nobel chọn vinh danh tôi, con đường mà
chính cá nhân tôi đã tự do chọn lựa đã trở thành một con đường ít cô đơn
hơn. Và do đó, tôi cám ơn Ủy Ban, nhân dân Thụy Điển, và tất cả các dân
tộc trên thế giới đã hỗ trợ và giúp tôi củng cố niềm tin vào việc cùng
tìm kiếm hoà bình. Xin cám ơn.
The Nobel Foundation 2012Bản Tiếng Việt Chấn Minh chuyển ngử – 6/18/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét