Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Báo TQ lại lên tiếng về Biển Đông

Một giàn khoan dầu ngoài Biển Đông -hình chỉ có tính minh họa
Không lâu sau cuộc gặp hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc bên lề kỳ họp của Liên Hiệp Quốc tại New York để cải thiện quan hệ, báo Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích nặng nề cả Việt Nam và Philipines trong chuyện Biển Đông.
Nhưng hiện cũng có tiếng nói trên báo Trung Quốc đề nghị chính Bắc Kinh làm rõ về bằng chứng "vi phạm" của các nước khác trong bối cảnh các bên đều mơ hồ và không công bố bản đồ hay ranh giới gì cho những tuyên bố của họ.
Nhằm giải toả căng thẳng sau những bất đồng trong đó có tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh trong khuôn khổ một loạt các cuộc gặp của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc với một số nước ở Hoa Kỳ.
Theo tin Tân Hoa Xã hôm 25/9, hai bộ trưởng đều nói chính phủ hai nước sẵn sàng hợp tác để giải quyết bất đồng.
Gây chuyện?
Nhưng báo China Daily hôm đầu tuần 26/9 vừa có thêm bài với tựa đề "Manila, Hanoi at it again" (tạm dịch: 'Manila và Hà Nội lại gây chuyện') để phê phán hai nước này "lôi kéo Hoa Kỳ và Ấn Độ vào Biển Nam Trung Hoa".
Bài xã luận của báo Đảng Trung Quốc nói hai nước thuộc Asean này gần đây "bận bịu với chuyện gây khó khăn cho Trung Quốc, nuối lời hứa để giải quyết tranh chấp biển Nam Trung Hoa song phương với Bắc Kinh".
Ngoài ra, cây bút BấmLý Hồng Mai cũng có bài trong ngày thứ Hai 26/6 trên trên tiếng Anh của Tân Hoa Xã cảnh báo rằng những nước theo chiến lược 'kéo bè kéo cánh' ở Biển Đông 'sẽ vỡ mộng'.
Bà Lý Hồng Mai nói thẳng đến Ấn Độ và Nhật Bản đang dính líu vào biển Nam Trung Hoa trong hai động thái cùng liên quan đến 'chủ quyền của Trung Quốc'.
Tác giả nhắc đến kế hoạch của công ty Ấn Độ OVL và Việt Nam tại hai lô khai thác khí đốt ở Biển Đông "hiện được các nước khác theo dõi một cách lo ngại và là chuyện vi phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc".
Thậm chí, đây là điều mà đã khiến một số nhà quan sát đem ra so sánh với tranh chấp ảnh hưởng lâu nay của Ấn Độ với Trung Quốc tại vùng Kashmir và Pakistan.

Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao"
Ding Gang
Bà Lý Hồng Mai cũng nói đến chuyện Nhật Bản hội đàm với Philipinnes về vùng biển này trong nỗ lực của Manila muốn 'cân bằng quan hệ'.
Ngoài ra là các hoạt động tăng cường quốc phòng của Philippines như mua sắm phi cơ, chiến hạm từ Mỹ.
Nhưng bà Lý Hồng Mai cho rằng kể c̉a khi Philippines vươn tay ra phía Nhật Bản và Việt Nam cố tìm cách kéo Ấn Độ vào phía mình, thì chuyện "đưa bên thứ ba" vào tranh chấp biển "chẳng thể nào xứng lại được với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc".
Còn bài trên China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nghiêm khắc cảnh báo Việt Nam trong vụ làm ăn với Ấn Độ.
Bài xã luận bằng tiếng Anh viết rằng Việt Nam, cũng như Philippines vì "liên tục nuối lời nên bị mất uy tín và làm suy giảm niềm tin chính trị (political trust) giữa họ v̀a Trung Quốc".
Cần cùng làm rõ?
nêu ra một cách nhìn khác.
Tuy vậy, bên cạnh các bài nặng nề chỉ trích Hà Nội và Manila, hiện trên trang Nhân dân Nhật báo (BấmPeople's Daily), bản tiếng Anh có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, có ý kiến 
Giải thích vì sao giới chức Bắc Kinh không phê Hà Nội nặng lời qua vụ khai thác khí với Ấn Độ, tác giả Ding Gang cho rằng các bên đều cần nêu rõ vấn đề.
Theo tác giả Ding Gang thì sau khi kiểm mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông cũng chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam "vi phạm lãnh hải của Trung Quốc", vì tất cả còn "rất mù mờ".
Đặc biệt, bài báo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nói đến.
Tác giả cũng nói những năm qua, tranh chấp biển Nam Trung Hoa gia tăng, khiến truyền thông Hoa Kỳ và các nước Phương Tây cùng một số quốc gia xung quanh vùng biển này cũng xây dựng thuyết 'Mối đe dọa từ Trung Quốc' trên nền tảng đó.
Nhưng tác giả viết cần phải cảnh giác trước cái bẫy của việc tạo ra nhãn hiệu 'bá quyền Trung Quốc", và truyền thông Trung Quốc cần tránh gọi vùng biển này là "Biển Nam của nước Trung Quốc", và tránh gọi mọi hành động của các nước ở khu vực này là "vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Thay vì phản ứng mơ hồ như thế, các cơ quan của Trung Quốc nêu trình ra các bằng chứng rõ rệt cho thế giới thấy các nước khác vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ra sao.
Tác giả Ding Gang cũng kêu gọi vấn đề ở vùng biển này "phải được giải quyết hòa bình" và Trung Quốc không nên tham gia trò chơi "trốn tìm" mãi mãi với các nước khác.
Nguồn: BBC Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét