Sơn Hà
Ðã nhiều lần, quý vị nghe nói Hồ chí Minh xuống tàu Pháp ra nước ngoài để tìm việc làm nuôi thân. Việc đi theo cộng sản, hoạt động chính trị là việc sau này, chứ ngày xuống tàu Tây xin làm phụ bếp từ bến cảng Sài Gòn chỉ là để kiếm việc làm nuôi thân, không còn lý do nào khác.
Hơn nữa, trong lúc gia đình đang gặp hoạn nạn, anh Nguyễn Tất Thành, tức là Hồ chí Minh lúc bấy giờ, phải kiếm tiền để giúp gia đình. Hoạn nạn xảy ra cho gia đình ông Hồ là: ông Nguyễn Sinh Huy, cha của ông Hồ là người nghiện rượu, trong lúc say rượu đã đánh chết nông dân tên là Tạ Ðức Quang, tại Bình Ðịnh. Từ đó, ông Nguyễn Sinh Huy bị đuổi việc là gia đình lâm cảnh thiếu thốn. Những điều này có ghi rõ ràng trong các hồ sơ của sở Mật Thám Pháp với các lời khai của bà Thanh và ông Nguyễn Tất Ðạt, chị và anh của ông Hồ chí Minh. Những hồ sơ này đã được nhà sử học Pháp Daniel Hemery tìm thấy và đăng trên tạp chí Approches Asie, số tháng 11 năm 1992.
Các văn nô của chế độ cứ nhất định đề cao Bác là con người vượt lên trên sự bình thường của con người, là trọn đời "hiến dâng cho dân tộc", không biết yêu đương trai gái là gì. Do đó, việc ông Hồ không có vợ con, không yêu đương trái gái trở thành huyền thoại của một con người thờ chủ nghĩa độc thân.
Nhưng, sự thật lại khác hẳn. Ngay từ ngày đầu đặt chân đến Paris, Hồ chí Minh đã nếm mùi thất tình với cô đầm Tây tên là Bourdon. Bằng chứng này là lá thư tình của Hồ chí Minh và thư trả lời của cô đầm Bourdon, còn lưu trữ trong văn khố Solotfom, se'rie II, carton 14.
Về sau, khi Hồ chí Minh đến Mạc Tư Khoa, cộng sản Nga đã cung cấp cho một người vợ, mà cộng sản nói là cần vụ nữ. Khi Hồ chí Minh bị bắt ở Hồng Kông, thì sự việc phơi ra là ông ta đang sống với một phụ nữ Tàu tên là Lý Sâm. Rồi đến chuyện tướng Long Vân của Vân Nam đã từng tiếp Hồ chí Minh tại doanh trại ở Côn Minh và thu xếp cho ông ở chung với một gái Tàu. Theo hồi ký Mặt Thật, của cựu Ðại Tá cộng sản, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Bùi Tín có viết ở trang 92, là bác Hồ có người yêu hay vợ, ở Pháp tên là Biere, ở Tàu có cô Tuyết Cần, ở Nga có cô Ve'ra Vasiliera,...
Tuy nhiên, chuyện nổi bậc nhất về chuyện yêu đương trai gái của Hồ chí Minh vừa được khám phá mới đây, sau khi chế độ cộng sản Liên Xô bị sụp đổ. Ðó là Hồ chí Minh đã chính thức lấy nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Bà Sophia Quinn-Judge đã khám phá trong kho tài liệu tại Mạc Tư Khoa, và Bà thuật lại là Hồ chí Minh còn tán tỉnh cả vợ chưa cưới của Chu Ân Lai. Cũng theo Bà Sophia, thì lúc đến Nga, Hồ chí Minh có một nữ cán bộ hướng dẫn, và ông chinh phục được cô này.
Vẫn theo Bà Sophia Quinn-Judge, vào năm 1934, Hồ chí Minh ăn mặc rất sang trọng theo thời trang Âu châu. Lúc trở lại nhà Neiya Zorkaya --một cán bộ nữ-- có dắt theo người đàn bà Việt Nam rất đẹp, ăn mặc sang trọng, dùng loại nước hoa đắc tiền. Hồ chí Minh giới thiệu với mẹ của Neiya Zorkaya, người đàn bà đó là vợ, tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn thị Minh Khai có lẽ là người đàn bà để lại trong tâm hồn của Hồ chí Minh nhiều dấu ấn tình cảm nhất.
Nguyễn thị Minh Khai là người cùng quê với Hồ chí Minh và hai người gặp nhau ở Mạc tư Khoa để công tác chính trị. Nguyễn thị Minh Khai ở chung với một cô gái khác tên là Lý Phương, vào tuổi độ 16. Hàng ngày Hồ chí Minh lui tới để chỉ dẫn cho Minh Khai về chính trị.
Theo sử gia Tàu, ông King Chen, Hồ chí Minh có giai đoạn hoạt động với tư cách là đảng viên Trung cộng mang tên là Hồ Quang, cho đến năm 1940. Cũng năm 1940, vụ bạo động ở Việt Nam thất bại, Pháp bắt được Nguyễn thị Minh Khai và đem xử bắn vào tháng 8 năm 1941. Một năm sau, tức năm 1942, Hồ chí Minh đến Trung Quốc để giúp Phong trào Giải phóng. Hồ chí Minh, muốn tìm một tên mới để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp. Hồ chí Minh nghĩ đến người vợ yêu mến Nguyễn thị Minh Khai. Ông ta muốn gắn liền Minh Khai với ông đến suốt đời nên lấy tên là Minh, vì Minh với Quang có ý nhĩa gần nhau (minh là sáng, quang là ánh sáng); lại thêm chữ Chí vào để nói lên sự chí tình, trọn vẹn.
Hồ Chí Minh đã gói ghém mối tình với Nguyễn Thị Minh Khai đến trọn đời, những người khác chỉ là kẻ qua đường. Cho nên, càng thuê dệt họ Hồ độc thân, không vợ, không con, để trọn đời làm cách mạng,... càng làm cho sự việc trở nên trơ trẽn.
Còn việc đổi họ Nguyễn thành ra họ Hồ thì sao? Sử gia Trần Quốc Vượng, hiện còn ở trong nước, là một trong những người tìm ra ông Hồ Sĩ Tạo là ông nội ruột của ông Hồ chí Minh, và bố ông Hồ chí Minh là Nguyễn Sinh Huy không phải họ Nguyễn, là đứa con bị ông Hồ Sĩ Tạo bỏ rơi. Trong một dịp khác chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điểm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét