HANOI -- Nhiều doanh nghiệp từ VN đang bơm tiền đầu tư ra hải ngoại, kể cả tại Haiti, Châu Phi và Hoa Kỳ.
Ảnh minh họa
Bản tin báo Dân Trí với nhan đề “Doanh nghiệp Việt “mạnh gạo, bạo tiền” đua đầu tư ra nước ngoài” hôm cuối tuần đã tiết lộ:
“Thay vì phòng thủ trong lúc kinh tế trong nước suy thoái, thế giới khủng hoảng, một số tập đoàn Việt Nam lại đầu tư mạnh ra nước ngoài với lý do thị trường trong nước đã trở nên chật chội.
Con số thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, dòng vốn của các DN trong nước đang được đầu tư ra nước ngoài tương đối lớn: hiện các DN Việt Nam có khoảng 600 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký lên tới 10 tỷ USD...
...Trong khi đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Trước đó, khó ai tin rằng, Viettel sẽ kiên định với quyết định đầu tư tại đây. Lý do là sau trận động đất thảm khốc nhất lịch sử nhân loại, hơn 90% hạ tầng của Haiti bị phá hủy hoàn toàn, thủ đô Port-au-Prince gần như bị san phẳng, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn…
Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm. 3.000 km cáp quang được Viettel xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9. Liên doanh của Viettel cũng là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là hãng duy nhất có công nghệ 3G.
Giải thích về lý do kiên định đầu tư ra nước ngoài trong điều kiện kinh tế khó khăn, một lãnh đạo của FPT cho biết: thị trường trong nước đã dần trở nên chật chội nên đi ra nước ngoài là cần thiết để mở rộng quy mô. Có cùng quan điểm với FPT, một Phó tổng giám đốc của Viettel bổ sung: “Ở trong nước, thị trường viễn thông đã gần tới lúc bão hòa và chúng tôi cần tìm hướng đi mới để tăng trưởng. Thêm vào đó, các thị trường dễ dàng đã không còn nữa nên phải chọn các hướng đi khó như châu Phi, châu Mỹ”...”
Tuy nhiên, có một điểm cần cảnh giác, nhưng không thấy nhà nước hay báo chí quốc nội nêu lên: trong khi doanh nghiệp VN bơm tiền ra hải ngoạị đầu tư, thị trườøng trong nước VN lại bỏ trống để doanh nghiệp Trung Quốc vào tràn ngập... Đó mới là điều đáng lo, chứ còn giành thị ở Haiti và Mỹ mà lại mời các nhà thầu Trung Quốc vào VN tràn ngập cũng chỉ vô ích.
“Thay vì phòng thủ trong lúc kinh tế trong nước suy thoái, thế giới khủng hoảng, một số tập đoàn Việt Nam lại đầu tư mạnh ra nước ngoài với lý do thị trường trong nước đã trở nên chật chội.
Con số thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, dòng vốn của các DN trong nước đang được đầu tư ra nước ngoài tương đối lớn: hiện các DN Việt Nam có khoảng 600 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký lên tới 10 tỷ USD...
...Trong khi đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Trước đó, khó ai tin rằng, Viettel sẽ kiên định với quyết định đầu tư tại đây. Lý do là sau trận động đất thảm khốc nhất lịch sử nhân loại, hơn 90% hạ tầng của Haiti bị phá hủy hoàn toàn, thủ đô Port-au-Prince gần như bị san phẳng, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn…
Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm. 3.000 km cáp quang được Viettel xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9. Liên doanh của Viettel cũng là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là hãng duy nhất có công nghệ 3G.
Giải thích về lý do kiên định đầu tư ra nước ngoài trong điều kiện kinh tế khó khăn, một lãnh đạo của FPT cho biết: thị trường trong nước đã dần trở nên chật chội nên đi ra nước ngoài là cần thiết để mở rộng quy mô. Có cùng quan điểm với FPT, một Phó tổng giám đốc của Viettel bổ sung: “Ở trong nước, thị trường viễn thông đã gần tới lúc bão hòa và chúng tôi cần tìm hướng đi mới để tăng trưởng. Thêm vào đó, các thị trường dễ dàng đã không còn nữa nên phải chọn các hướng đi khó như châu Phi, châu Mỹ”...”
Tuy nhiên, có một điểm cần cảnh giác, nhưng không thấy nhà nước hay báo chí quốc nội nêu lên: trong khi doanh nghiệp VN bơm tiền ra hải ngoạị đầu tư, thị trườøng trong nước VN lại bỏ trống để doanh nghiệp Trung Quốc vào tràn ngập... Đó mới là điều đáng lo, chứ còn giành thị ở Haiti và Mỹ mà lại mời các nhà thầu Trung Quốc vào VN tràn ngập cũng chỉ vô ích.
Nguồn: Việt Báo Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét