Sau ba ngày biểu tình dữ dội, đốt xe hơi của công ty, tràn ngập vào cơ xưởng đập phá, 500 dân làng Hồng Hiểu, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc đạt được nguyện vọng đầu tiên là đóng cửa nhà máy thải hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
Xung đột xảy ra khi cảnh sát tìm cách giải tán một cuộc tập họp của khoảng 500 dân làng làm nghề nuôi cá đòi chính quyền phải giải thích tại sao hàng ngàn tấn cá bị chết.
Theo AFP, người biểu tình khẳng định là hãng làm « pin » mặt trời Jinko là thủ phạm thải chất độc làm chết cá và gây ung thư cho ít nhất 31 dân làng, trong đó có 6 người bị ung thư máu.
Phải gần hai tuần lễ bị dân phản đối và ba ngày biểu tình bạo động từ thứ Năm cho đến tối thứ Bảy vừa qua, chính quyền huyện Hải Ninh mới ra thông cáo xác nhận « lượng fluor thải ra quá cao, hại cho sức khỏe » và đóng cửa tạm nhà máy để xử lý.
Tân Hoa Xã trích lời một viên chức địa phương tên Trần Hồng Minh, phó chủ tịch văn phòng bảo vệ môi trường huyện Hải Ninh, cho biết phế liệu công nghiệp của công ty Jinko không đúng chuẩn ban hành hồi tháng 4.
Hồi giữa tháng 8, chính quyền Đại Liên cũng đã đóng cửa một nhà máy hóa dầu, sử dụng 12 ngàn nhân công, sau một phong trào phản kháng của dân chúng qua biểu tình và bày tỏ bất bình trên mạng thông tin xã hội.
Hai sự kiện này cho thấy chính quyền Trung Quốc bắt đầu phải lo ngại trước sự phẫn nộ của dân chúng. Từ ba mươi năm qua, do chạy theo lợi nhuận, nhà nước Trung Quốc bất chấp tệ nạn ô nhiễm.
Tuy nhiên, để ngăn chận không cho phong trào phản đối lan rộng, hình ảnh biểu tình tại Đại Liên trên mạng internet bị nhà nước xóa bỏ. Còn tại Hải Ninh, cảnh sát bắt giam một người và đe dọa trừng phạt « những kẻ gây bất ổn ».
Công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới nhờ giá rẻ và đã làm phá sản hai công ty Hoa Kỳ trong lãnh vực này.
Trên thực tế, các hãng Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn do chiến thuật tự hạ giá để cạnh tranh.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Xung đột xảy ra khi cảnh sát tìm cách giải tán một cuộc tập họp của khoảng 500 dân làng làm nghề nuôi cá đòi chính quyền phải giải thích tại sao hàng ngàn tấn cá bị chết.
Theo AFP, người biểu tình khẳng định là hãng làm « pin » mặt trời Jinko là thủ phạm thải chất độc làm chết cá và gây ung thư cho ít nhất 31 dân làng, trong đó có 6 người bị ung thư máu.
Phải gần hai tuần lễ bị dân phản đối và ba ngày biểu tình bạo động từ thứ Năm cho đến tối thứ Bảy vừa qua, chính quyền huyện Hải Ninh mới ra thông cáo xác nhận « lượng fluor thải ra quá cao, hại cho sức khỏe » và đóng cửa tạm nhà máy để xử lý.
Tân Hoa Xã trích lời một viên chức địa phương tên Trần Hồng Minh, phó chủ tịch văn phòng bảo vệ môi trường huyện Hải Ninh, cho biết phế liệu công nghiệp của công ty Jinko không đúng chuẩn ban hành hồi tháng 4.
Hồi giữa tháng 8, chính quyền Đại Liên cũng đã đóng cửa một nhà máy hóa dầu, sử dụng 12 ngàn nhân công, sau một phong trào phản kháng của dân chúng qua biểu tình và bày tỏ bất bình trên mạng thông tin xã hội.
Hai sự kiện này cho thấy chính quyền Trung Quốc bắt đầu phải lo ngại trước sự phẫn nộ của dân chúng. Từ ba mươi năm qua, do chạy theo lợi nhuận, nhà nước Trung Quốc bất chấp tệ nạn ô nhiễm.
Tuy nhiên, để ngăn chận không cho phong trào phản đối lan rộng, hình ảnh biểu tình tại Đại Liên trên mạng internet bị nhà nước xóa bỏ. Còn tại Hải Ninh, cảnh sát bắt giam một người và đe dọa trừng phạt « những kẻ gây bất ổn ».
Công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới nhờ giá rẻ và đã làm phá sản hai công ty Hoa Kỳ trong lãnh vực này.
Trên thực tế, các hãng Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn do chiến thuật tự hạ giá để cạnh tranh.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Bố cái bọn phản động cái trang này
Trả lờiXóa