Tám người Việt Nam được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett
Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.
(Bangkok, ngày 14 tháng Chín năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có tám cây bút người Việt trong số 48 tác giả với một nhóm nhà văn đa dạng từ 24 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.
“Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.”
Tất cả những người được giải năm nay ở Việt Nam đều là những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp với chủ ý hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát báo chí độc lập, giới hạn khả năng truy cập và sử dụng internet.
Tất cả những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình.
Những người được trao giải năm nay gồm có Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.
Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ở tù. Hồ Thị Bích Khương bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 không rõ tội danh và vẫn đang bị tạm giữ. Phan Thanh Hải đã bị giam giữ từ ngày 18 tháng Mười năm 2010 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Tạ Phong Tần mới bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 không rõ tội danh. Nguyễn Bắc Truyển, sau khi thụ án 42 tháng tù, đang bị quản chế và không được tự do đi lại. Chỉ có mỗi Lê Trần Luật là không bị giam giữ, nhưng hàng ngày bị công an theo dõi rất sát sao. (Xem chi tiết tiểu sử trong phần dưới đây.)
“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới,” Hồ Thị Bích Khương viết. “Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”
Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín trao giải tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.
Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.
Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Trong 22 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett. Trong suốt những năm đó, hơn 3 triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.
“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”
Lý lịch vắn tắt của những người được trao giải Hellman/Hammett năm nay ở Việt Nam:
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, 54 tuổi, là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne. Ông xuất thân trong một gia đình ưu tú với nhiều đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và lão thành cách mạng. Tiến sĩ Vũ nổi tiếng nhất với hai lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đơn kiện thứ nhất về việc đã ký Quyết định 167 tháng Mười một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít đang gây nhiều tranh cãi trên khu vực Tây Nguyên. Lá đơn thứ hai của Ts. Vũ kiện thủ tướng đã ký Nghị định 136 năm 2006, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Ngoài ra, Ts. Vũ còn được biết đến với các hành động công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền, trong đó có Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an vì bị cho là đã chỉ đạo tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị không được lòng chính quyền, và Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là đã tịch thu đất đai của các gia đình liệt sĩ. Ts. Vũ bị bắt vào tháng Mười một năm 2010. Ông bị đưa ra xử ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 với mức án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì đã vi phạm điều 88 bộ luật hình sự có quy định cấm tuyên truyền chống nhà nước.
Hồ Thị Bích Khương, 44 tuổi, là thành viên của một nhóm đang hình thành và phát triển nhanh chóng gồm các nông dân sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền lợi của những người dân nghèo không có ruộng đất, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Không những ghi chép rất cụ thể về các hình thức đàn áp và sách nhiễu mà bản thân và gia đình phải chịu, Hồ Thị Bích Khương còn viết về những khổ đau mà những người nông dân nghèo khó và các nhà hoạt động vì nhân quyền khác đã phải chịu đựng. Tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự. Hồi ký về thời gian ở tù của bà được tờ Người Việt Online, một trong những tờ báo của người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng lớn nhất ở Quận Cam, bang California, xuất bản thành nhiều kỳ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2009. Ngày 15 tháng Giêng năm 2011, Hồ Thị Bích Khương bị bắt lại ở Nghệ An và bị tạm giữ từ đó đến nay.
Lê Trần Luật, 41 tuổi, nguyên là luật sư đã bào chữa cho nhiều vụ án nhạy cảm về chính trị ở Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết rất năng nổ về cải cách pháp lý và các vấn đề nhân quyền. Văn phòng Luật sư Pháp quyền của ông bị chính quyền buộc đóng cửa vào năm 2009. Kể từ năm 2008, Lê Trần Luật bị công an sách nhiễu hàng ngày vì đã nhận các vụ án nhạy cảm,chẳng hạn như bào chữa cho các nhà vận động dân chủ Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải và Phạm Văn Trội. Sau khi văn phòng luật của mình bị đóng cửa, Lê Trần Luật không tìm được việc làm vì công an gây sức ép với những nhà tuyển dụng tiềm năng để họ không nhận ông. Những bài viết của Lê Trần Luật mổ xẻ những nhược điểm của hệ thống pháp luật ở Việt Nam và lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ những nhà vận động dân chủ. Blog của ông bị tấn công và phá hủy bởi những kẻ tin tặc không rõ danh tính vào tháng Mười một năm 2010.
Nguyễn Bắc Truyển, 43 tuổi, cựu tù nhân chính trị. Những bài viết của ông đóng góp cho các trang tin tức hải ngoại những thông tin về các hành động đàn áp bất công và vi phạm nhân quyền của chính phủ đã dẫn tới hậu quả ông bị bắt giữ vào tháng Mười một năm 2006 theo điều 88 của bộ luật hình sự về tuyên truyền chống nhà nước. Chính quyền xử ông ba năm sáu tháng tù giam. Kể từ khi được ra tù vào tháng Năm năm 2010, ông bị quản chế tại gia và luôn bị sách nhiễu. Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Ông là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, có tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình họ.
Nguyễn Xuân Nghĩa, 62 tuổi, là một nhà báo, tiểu thuyết gia, nhà thơ và thành viên ban biên tập tờ “Tổ Quốc,” một tập san dân chủ phát hành bí mật. Trong vai trò nhà báo, ông đã viết cho nhiều tờ báo lớn của nhà nước đến tận năm 2003, khi bị cấm đăng vì tham gia các hoạt động dân chủ. Là một thành viên lãnh đạo của Khối 8406, một tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Sau khi bị tạm giam hơn một năm, Nguyễn Xuân Nghĩa bị tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng xử sáu năm tù cộng thêm bốn năm quản chế trong phiên xử ngày mồng 8 tháng Mười năm 2009.
Phan Thanh Hải, 42 tuổi, là một người viết blog bất đồng chính kiến có bút danh “Anhbasg.” Là một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, các bài viết của Phan Thanh Hải nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong chính phủ, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Sau khi ông tham gia một cuộc biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối Olympics Bắc Kinh vào tháng Mười hai năm 2007, công an theo dõi Phan Thanh Hải rất ngặt nghèo, và nhiều lần câu lưu, thẩm vấn ông. Dù Phan Thanh Hải đã tốt nghiệp khóa luật và hoàn tất mọi thủ tục, đơn xin hành nghề luật sư của ông vẫn bị Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh từ chối vì ông đã tham gia biểu tình và các hoạt động trên blog của mình. Ông không kiếm được việc làm nào ổn định vì bị công an sách nhiễu. Vào ngày 18 tháng Mười năm 2010, công an bắt giữ Phan Thanh Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông vẫn đang bị tạm giam.
Tạ Phong Tần, 43 tuổi, là cựu sĩ quan công an, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản. Bà bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004. Các bài báo của bà được đăng trên nhiều tờ báo chính thống, trong đó có Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Vietnam Net, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Cần Thơ và Bình Dương. Kể từ tháng Ba năm 2006, nhiều bài báo của bà đã được đăng tải trên trang mạng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Điều đó cuối cùng đã khiến bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. Kể từ khi khai trương blog riêng “Công lý & Sự thật” qua Yahoo 360 vào tháng Mười một năm 2006, bà đã trở thành một trong những người viết blog tích cực nhất ở Việt Nam. Bà đã chấp bút cho ra hơn 700 bài viết về các vấn đề xã hội, bao gồm ngược đãi trẻ em, tham nhũng, chính sách thuế bất công nhằm vào người nghèo, và những nỗi oan ức của nông dân do bị quan chức địa phương cưỡng chiếm đất đai. Bên cạnh đó, với kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cũ trong ngành công an, bà đưa ra cái nhìn sắc sảo của người trong cuộc về tình trạng lạm dụng quyền lực tràn lan của công an Việt Nam. Hậu quả của những bài viết đó là bà bị công an liên tục sách nhiễu. Kể từ năm 2008, bà đã nhiều lần bị câu lưu, thẩm vấn về các việc bà làm, các mối quan hệ và nội dung các bài viết trên blog. Tạ Phong Tần bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 và hiện vẫn chưa rõ đang bị giam ở đâu.
Vi Đức Hồi, 55 tuổi, một nhà văn, người viết blog từ Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Ông là người dân tộc Tày, dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam. Vi Đức Hồi đã thầm lặng ủng hộ lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền và mở rộng dân chủ từ năm 2006, khi vẫn đang giữ các vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản Việt Nam và cơ quan chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Ông là Trưởng Ban Tuyên giáo và là ủy viên thường vụ Huyện ủy Hữu Lũng. Sau khi quan điểm trái chiều của ông bị phát hiện, ông bị khai trừ khỏi đảng, bị đưa ra kiểm điểm trong các cuộc họp quần chúng được dàn xếp trước, bị câu lưu và thẩm vấn. Các bài xã luận của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, và hồi ký Đối mặt: Đường đi đến với phong trào dân chủ được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet. Vi Đức Hồi bị bắt vào tháng Mười năm 2010 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông bị kết án 8 năm tù vào tháng Giêng năm 2011, sau đó giảm xuống 5 năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2011, cộng thêm 3 năm quản chế.
Trích lời những người được giải Hellman/Hammett năm 2011 ở Việt Nam
“Tôi đã sống để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.”
Nhà vận động pháp lý Cù Huy Hà Vũ
“Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận.”
Nhà hoạt động dân chủ Vi Đức Hồi
“Việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cần phải được làm vì điều đó rất cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.”
Cựu sĩ quan công an và blogger Tạ Phong Tần
“Điều nguy hiểm nhất đó là chúng ta bị tước đoạt về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận chẳng những là một quyền căn bản mà nó còn là công cụ, phương tiện để chúng ta bảo vệ các quyền tự do khác.”
Luật sư và blogger Lê Trần Luật
“Blog là lối thoát của những cá nhân bị kềm kẹp trong ý tưởng và hành động, là nơi bộc lộ ý thức phản kháng đối với những bất công và bạo quyền. Blog là nơi cá nhân thể hiện khát vọng tự do của mình một cách mạnh mẽ.”
Blogger Phan Thanh Hải (a.k.a. Anhbasg)
“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới. Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”
Nhà hoạt động vì nhân quyền Hồ Thị Bích Khương
Nguon : www.hrw.org
“Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.”
Tất cả những người được giải năm nay ở Việt Nam đều là những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp với chủ ý hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát báo chí độc lập, giới hạn khả năng truy cập và sử dụng internet.
Tất cả những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình.
Những người được trao giải năm nay gồm có Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.
Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ở tù. Hồ Thị Bích Khương bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 không rõ tội danh và vẫn đang bị tạm giữ. Phan Thanh Hải đã bị giam giữ từ ngày 18 tháng Mười năm 2010 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Tạ Phong Tần mới bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 không rõ tội danh. Nguyễn Bắc Truyển, sau khi thụ án 42 tháng tù, đang bị quản chế và không được tự do đi lại. Chỉ có mỗi Lê Trần Luật là không bị giam giữ, nhưng hàng ngày bị công an theo dõi rất sát sao. (Xem chi tiết tiểu sử trong phần dưới đây.)
“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới,” Hồ Thị Bích Khương viết. “Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”
Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín trao giải tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.
Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.
Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Trong 22 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett. Trong suốt những năm đó, hơn 3 triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.
“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”
Lý lịch vắn tắt của những người được trao giải Hellman/Hammett năm nay ở Việt Nam:
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, 54 tuổi, là một họa sĩ có bằng tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne. Ông xuất thân trong một gia đình ưu tú với nhiều đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và lão thành cách mạng. Tiến sĩ Vũ nổi tiếng nhất với hai lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đơn kiện thứ nhất về việc đã ký Quyết định 167 tháng Mười một năm 2007, phê duyệt dự án khai thác bô-xít đang gây nhiều tranh cãi trên khu vực Tây Nguyên. Lá đơn thứ hai của Ts. Vũ kiện thủ tướng đã ký Nghị định 136 năm 2006, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Ngoài ra, Ts. Vũ còn được biết đến với các hành động công khai chỉ trích các quan chức cao cấp của chính quyền, trong đó có Trung tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công an vì bị cho là đã chỉ đạo tấn công vi tính nhằm vào các trang mạng nhạy cảm về chính trị không được lòng chính quyền, và Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là đã tịch thu đất đai của các gia đình liệt sĩ. Ts. Vũ bị bắt vào tháng Mười một năm 2010. Ông bị đưa ra xử ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 với mức án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì đã vi phạm điều 88 bộ luật hình sự có quy định cấm tuyên truyền chống nhà nước.
Hồ Thị Bích Khương, 44 tuổi, là thành viên của một nhóm đang hình thành và phát triển nhanh chóng gồm các nông dân sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền lợi của những người dân nghèo không có ruộng đất, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Không những ghi chép rất cụ thể về các hình thức đàn áp và sách nhiễu mà bản thân và gia đình phải chịu, Hồ Thị Bích Khương còn viết về những khổ đau mà những người nông dân nghèo khó và các nhà hoạt động vì nhân quyền khác đã phải chịu đựng. Tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự. Hồi ký về thời gian ở tù của bà được tờ Người Việt Online, một trong những tờ báo của người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng lớn nhất ở Quận Cam, bang California, xuất bản thành nhiều kỳ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2009. Ngày 15 tháng Giêng năm 2011, Hồ Thị Bích Khương bị bắt lại ở Nghệ An và bị tạm giữ từ đó đến nay.
Lê Trần Luật, 41 tuổi, nguyên là luật sư đã bào chữa cho nhiều vụ án nhạy cảm về chính trị ở Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết rất năng nổ về cải cách pháp lý và các vấn đề nhân quyền. Văn phòng Luật sư Pháp quyền của ông bị chính quyền buộc đóng cửa vào năm 2009. Kể từ năm 2008, Lê Trần Luật bị công an sách nhiễu hàng ngày vì đã nhận các vụ án nhạy cảm,chẳng hạn như bào chữa cho các nhà vận động dân chủ Trương Minh Đức, Phạm Bá Hải và Phạm Văn Trội. Sau khi văn phòng luật của mình bị đóng cửa, Lê Trần Luật không tìm được việc làm vì công an gây sức ép với những nhà tuyển dụng tiềm năng để họ không nhận ông. Những bài viết của Lê Trần Luật mổ xẻ những nhược điểm của hệ thống pháp luật ở Việt Nam và lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ những nhà vận động dân chủ. Blog của ông bị tấn công và phá hủy bởi những kẻ tin tặc không rõ danh tính vào tháng Mười một năm 2010.
Nguyễn Bắc Truyển, 43 tuổi, cựu tù nhân chính trị. Những bài viết của ông đóng góp cho các trang tin tức hải ngoại những thông tin về các hành động đàn áp bất công và vi phạm nhân quyền của chính phủ đã dẫn tới hậu quả ông bị bắt giữ vào tháng Mười một năm 2006 theo điều 88 của bộ luật hình sự về tuyên truyền chống nhà nước. Chính quyền xử ông ba năm sáu tháng tù giam. Kể từ khi được ra tù vào tháng Năm năm 2010, ông bị quản chế tại gia và luôn bị sách nhiễu. Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Ông là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, có tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình họ.
Nguyễn Xuân Nghĩa, 62 tuổi, là một nhà báo, tiểu thuyết gia, nhà thơ và thành viên ban biên tập tờ “Tổ Quốc,” một tập san dân chủ phát hành bí mật. Trong vai trò nhà báo, ông đã viết cho nhiều tờ báo lớn của nhà nước đến tận năm 2003, khi bị cấm đăng vì tham gia các hoạt động dân chủ. Là một thành viên lãnh đạo của Khối 8406, một tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Sau khi bị tạm giam hơn một năm, Nguyễn Xuân Nghĩa bị tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng xử sáu năm tù cộng thêm bốn năm quản chế trong phiên xử ngày mồng 8 tháng Mười năm 2009.
Phan Thanh Hải, 42 tuổi, là một người viết blog bất đồng chính kiến có bút danh “Anhbasg.” Là một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, các bài viết của Phan Thanh Hải nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong chính phủ, tự do ngôn luận và tự do lập hội. Sau khi ông tham gia một cuộc biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối Olympics Bắc Kinh vào tháng Mười hai năm 2007, công an theo dõi Phan Thanh Hải rất ngặt nghèo, và nhiều lần câu lưu, thẩm vấn ông. Dù Phan Thanh Hải đã tốt nghiệp khóa luật và hoàn tất mọi thủ tục, đơn xin hành nghề luật sư của ông vẫn bị Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh từ chối vì ông đã tham gia biểu tình và các hoạt động trên blog của mình. Ông không kiếm được việc làm nào ổn định vì bị công an sách nhiễu. Vào ngày 18 tháng Mười năm 2010, công an bắt giữ Phan Thanh Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông vẫn đang bị tạm giam.
Tạ Phong Tần, 43 tuổi, là cựu sĩ quan công an, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản. Bà bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004. Các bài báo của bà được đăng trên nhiều tờ báo chính thống, trong đó có Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Vietnam Net, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Cần Thơ và Bình Dương. Kể từ tháng Ba năm 2006, nhiều bài báo của bà đã được đăng tải trên trang mạng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Điều đó cuối cùng đã khiến bà bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. Kể từ khi khai trương blog riêng “Công lý & Sự thật” qua Yahoo 360 vào tháng Mười một năm 2006, bà đã trở thành một trong những người viết blog tích cực nhất ở Việt Nam. Bà đã chấp bút cho ra hơn 700 bài viết về các vấn đề xã hội, bao gồm ngược đãi trẻ em, tham nhũng, chính sách thuế bất công nhằm vào người nghèo, và những nỗi oan ức của nông dân do bị quan chức địa phương cưỡng chiếm đất đai. Bên cạnh đó, với kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cũ trong ngành công an, bà đưa ra cái nhìn sắc sảo của người trong cuộc về tình trạng lạm dụng quyền lực tràn lan của công an Việt Nam. Hậu quả của những bài viết đó là bà bị công an liên tục sách nhiễu. Kể từ năm 2008, bà đã nhiều lần bị câu lưu, thẩm vấn về các việc bà làm, các mối quan hệ và nội dung các bài viết trên blog. Tạ Phong Tần bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín năm 2011 và hiện vẫn chưa rõ đang bị giam ở đâu.
Vi Đức Hồi, 55 tuổi, một nhà văn, người viết blog từ Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Ông là người dân tộc Tày, dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam. Vi Đức Hồi đã thầm lặng ủng hộ lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền và mở rộng dân chủ từ năm 2006, khi vẫn đang giữ các vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản Việt Nam và cơ quan chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Ông là Trưởng Ban Tuyên giáo và là ủy viên thường vụ Huyện ủy Hữu Lũng. Sau khi quan điểm trái chiều của ông bị phát hiện, ông bị khai trừ khỏi đảng, bị đưa ra kiểm điểm trong các cuộc họp quần chúng được dàn xếp trước, bị câu lưu và thẩm vấn. Các bài xã luận của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, và hồi ký Đối mặt: Đường đi đến với phong trào dân chủ được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet. Vi Đức Hồi bị bắt vào tháng Mười năm 2010 và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự. Ông bị kết án 8 năm tù vào tháng Giêng năm 2011, sau đó giảm xuống 5 năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2011, cộng thêm 3 năm quản chế.
Trích lời những người được giải Hellman/Hammett năm 2011 ở Việt Nam
“Tôi đã sống để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.”
Nhà vận động pháp lý Cù Huy Hà Vũ
“Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận.”
Nhà hoạt động dân chủ Vi Đức Hồi
“Việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cần phải được làm vì điều đó rất cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.”
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển
“Nhưng ở đâu đó, dưới những tán cây xanh kia cũng đang có các nhân vật hoạt động đối kháng bất bạo động, một lớp sinh viên và công dân ưu tú của đất nước đang đứng lên đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương, mặc dù bị đàn áp khốc liệt.”Nhà văn và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa
“Tôi chỉ là một nhà báo tự do, tôi viết những điều tôi mắt thấy tai nghe, tôi bình luận các vấn đề xã hội theo cách nhìn của tôi…, tôi viết về những bất công do nhà nước Việt Nam gây ra mà chính tôi hay bạn bè tôi là nạn nhân, tôi bênh vực những người dân Việt Nam thấp cổ bé miệng bị oan khuất.”Cựu sĩ quan công an và blogger Tạ Phong Tần
“Điều nguy hiểm nhất đó là chúng ta bị tước đoạt về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận chẳng những là một quyền căn bản mà nó còn là công cụ, phương tiện để chúng ta bảo vệ các quyền tự do khác.”
Luật sư và blogger Lê Trần Luật
“Blog là lối thoát của những cá nhân bị kềm kẹp trong ý tưởng và hành động, là nơi bộc lộ ý thức phản kháng đối với những bất công và bạo quyền. Blog là nơi cá nhân thể hiện khát vọng tự do của mình một cách mạnh mẽ.”
Blogger Phan Thanh Hải (a.k.a. Anhbasg)
“Tôi tha thiết mong rằng tự do dân chủ sẽ sớm đến với nhân dân tôi, mọi người trên đất nước mình phải được hưởng quyền con người như các nước tiến bộ khác trên thế giới. Tôi thấy trong cuộc đấu tranh này, một lời nói lên tiếng của quý vị không chỉ là nguồn động viên khích lệ mà chính các quý vị đang góp phần đấu tranh cho dân tộc và cho nhân dân Việt Nam.”
Nhà hoạt động vì nhân quyền Hồ Thị Bích Khương
Nguon : www.hrw.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét