Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Việt Nam bơm 300 ngàn tỉ đồng vào thị trường

HÀ NỘI (TH) - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng (khoảng 14.4 tỉ đô la) vào thị trường, một dấu hiệu nhiều nhà kinh tế từng khuyến cáo phải ngăn chặn gia tăng tín dụng để chống lạm phát.
Khách hàng đứng bên cạnh từng đống giấy bạc Việt Nam được cột lại thành từng cục như cục gạch. Ngân Hàng Nhà Nước CSVN dự trù bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng vào thị trường từ nay tới cuối năm. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Khách hàng đứng bên cạnh từng đống giấy bạc Việt Nam được cột lại thành từng cục như cục gạch. Ngân Hàng Nhà Nước CSVN dự trù bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng vào thị trường từ nay tới cuối năm. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Theo bản tin trên báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng.

Dù vậy, tờ Thanh Niên nói rằng sẽ không vượt quá chỉ tiêu tăng khối lượng tiền được bơm vào thị trường quá 15 đến 16% trong khi tín dụng cung cấp lên đến 20%.

Báo Thanh Niên dẫn lời viên chức Ngân Hàng Nhà Nước cho biết tín dụng chỉ gia tăng 8.85% cho đến cuối tháng 8 vừa qua. Cả năm ngoái, tín dụng đã bị đẩy lên tới 28%. Từ nay đến cuối năm, các ngân hàng thương mại có thể cho vay tổng cộng 47.6 ngàn tỉ đồng.

Nằm trong kế hoạch hạ lãi suất ký thác, Ngân Hàng Nhà Nước đe dọa trừng phạt các ngân hàng thương mại nào chấp nhận ký thác tiết kiệm tiền lời vượt quá 14%.

Lạm phát tại Việt Nam cứ tháng sau cao hơn tháng trước vì tín dụng cấp phát bừa bãi cho các công ty quốc doanh và kinh tài đảng đoàn. Lạm phát tháng 8, 2011 lên đến 23.20%, cao thứ nhì trên thế giới nhưng cao nhất tại Á Châu.

Khi hay tin chế độ Hà Nội rục rịch hạ lãi suất, Quỹ Tiền Tế Quốc Tế (IMF) khuyến cáo không nên hạ lãi suất quá sớm. Nếu làm như vậy sẽ làm suy yếu trị giá đồng tiền và làm gia tăng sự nghi ngờ các cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam ưu tiên chống lạm phát.

Benedict Bingham, đại diện thường trú Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tại Việt Nam, trong email trả lời hãng thông tin tài chính Bloomberg mới đây đã viết những gì ông nêu ra trong cuộc họp với các chức sắc cao cấp Hà Nội, kể cả ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chính sách tiền tệ không nên được nới lỏng quá sớm bởi tâm lý tích cực đối với tiền đồng mới có gần đây và hiện vẫn còn khá dao động.”

Ông Bingham cho rằng: “Ðể giảm được lãi suất, Hà Nội đầu tiên cần chận được lạm phát và tâm lý mất giá đối với đồng nội tệ. Chính sách tiền tệ nên đi theo hướng ổn định trong những tháng tới.”

Theo sự phân tích của Bloomberg cho thấy trong tháng qua, tiền Việt Nam mất giá khoảng 1% so với đồng đô la.

Theo IMF, việc tín dụng tăng trưởng quá bạo, bất chấp lạm phát, trong 4 năm qua đã dẫn đến tình trạng nhiều công ty vay nợ quá mức và một số ngân hàng ôm quá nhiều món nợ khó đòi, cũng có thể bị giật nợ.

Ðể chống chế các sự chỉ trích của chuyên viên tài chính quốc tế, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nói điều hành tín dụng “linh hoạt.”

Nhà cầm quyền Hà Nội dự trù tăng lương tối thiểu từ tháng 10, 2011 tới đây. Vật giá, đặc biệt là thực phẩm sẽ leo thang giá cả, lạm phát sẽ có cơ hội phóng lên cao hơn.

“Theo lộ trình bình thường thì 1 tháng 1, 2012 sẽ điều chỉnh lương doanh nghiệp đợt tiếp theo nhưng năm nay chúng ta sẽ thực hiện tăng lương sớm hơn 1 quý. Dự kiến chính phủ sẽ công bố mức tăng trong tháng 7 và 1 tháng 10 tới sẽ thực hiện việc tăng lương này.” Báo Dân Trí thuật lời thứ trưởng bộ Lao Ðộng tên Phạm Minh Huân nói ngày 8 tháng 8, 2011.

Theo bản tin Dân Trí, lần điều chỉnh lương này dự trù vẫn duy trì 4 vùng với các mức: vùng Một: 1.9 triệu đồng, vùng Hai: 1.73 triệu đồng, vùng Ba: 1.55 triệu đồng, vùng Bốn: 1.4 triệu đồng. (TN)
HÀ NỘI (TH) - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng (khoảng 14.4 tỉ đô la) vào thị trường, một dấu hiệu nhiều nhà kinh tế từng khuyến cáo phải ngăn chặn gia tăng tín dụng để chống lạm phát.



Khách hàng đứng bên cạnh từng đống giấy bạc Việt Nam được cột lại thành từng cục như cục gạch. Ngân Hàng Nhà Nước CSVN dự trù bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng vào thị trường từ nay tới cuối năm. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Theo bản tin trên báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng.

Dù vậy, tờ Thanh Niên nói rằng sẽ không vượt quá chỉ tiêu tăng khối lượng tiền được bơm vào thị trường quá 15 đến 16% trong khi tín dụng cung cấp lên đến 20%.

Báo Thanh Niên dẫn lời viên chức Ngân Hàng Nhà Nước cho biết tín dụng chỉ gia tăng 8.85% cho đến cuối tháng 8 vừa qua. Cả năm ngoái, tín dụng đã bị đẩy lên tới 28%. Từ nay đến cuối năm, các ngân hàng thương mại có thể cho vay tổng cộng 47.6 ngàn tỉ đồng.

Nằm trong kế hoạch hạ lãi suất ký thác, Ngân Hàng Nhà Nước đe dọa trừng phạt các ngân hàng thương mại nào chấp nhận ký thác tiết kiệm tiền lời vượt quá 14%.

Lạm phát tại Việt Nam cứ tháng sau cao hơn tháng trước vì tín dụng cấp phát bừa bãi cho các công ty quốc doanh và kinh tài đảng đoàn. Lạm phát tháng 8, 2011 lên đến 23.20%, cao thứ nhì trên thế giới nhưng cao nhất tại Á Châu.

Khi hay tin chế độ Hà Nội rục rịch hạ lãi suất, Quỹ Tiền Tế Quốc Tế (IMF) khuyến cáo không nên hạ lãi suất quá sớm. Nếu làm như vậy sẽ làm suy yếu trị giá đồng tiền và làm gia tăng sự nghi ngờ các cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam ưu tiên chống lạm phát.

Benedict Bingham, đại diện thường trú Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tại Việt Nam, trong email trả lời hãng thông tin tài chính Bloomberg mới đây đã viết những gì ông nêu ra trong cuộc họp với các chức sắc cao cấp Hà Nội, kể cả ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chính sách tiền tệ không nên được nới lỏng quá sớm bởi tâm lý tích cực đối với tiền đồng mới có gần đây và hiện vẫn còn khá dao động.”

Ông Bingham cho rằng: “Ðể giảm được lãi suất, Hà Nội đầu tiên cần chận được lạm phát và tâm lý mất giá đối với đồng nội tệ. Chính sách tiền tệ nên đi theo hướng ổn định trong những tháng tới.”

Theo sự phân tích của Bloomberg cho thấy trong tháng qua, tiền Việt Nam mất giá khoảng 1% so với đồng đô la.

Theo IMF, việc tín dụng tăng trưởng quá bạo, bất chấp lạm phát, trong 4 năm qua đã dẫn đến tình trạng nhiều công ty vay nợ quá mức và một số ngân hàng ôm quá nhiều món nợ khó đòi, cũng có thể bị giật nợ.

Ðể chống chế các sự chỉ trích của chuyên viên tài chính quốc tế, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nói điều hành tín dụng “linh hoạt.”

Nhà cầm quyền Hà Nội dự trù tăng lương tối thiểu từ tháng 10, 2011 tới đây. Vật giá, đặc biệt là thực phẩm sẽ leo thang giá cả, lạm phát sẽ có cơ hội phóng lên cao hơn.

“Theo lộ trình bình thường thì 1 tháng 1, 2012 sẽ điều chỉnh lương doanh nghiệp đợt tiếp theo nhưng năm nay chúng ta sẽ thực hiện tăng lương sớm hơn 1 quý. Dự kiến chính phủ sẽ công bố mức tăng trong tháng 7 và 1 tháng 10 tới sẽ thực hiện việc tăng lương này.” Báo Dân Trí thuật lời thứ trưởng bộ Lao Ðộng tên Phạm Minh Huân nói ngày 8 tháng 8, 2011.

Theo bản tin Dân Trí, lần điều chỉnh lương này dự trù vẫn duy trì 4 vùng với các mức: vùng Một: 1.9 triệu đồng, vùng Hai: 1.73 triệu đồng, vùng Ba: 1.55 triệu đồng, vùng Bốn: 1.4 triệu đồng. (TN)
Nguồn: Báo Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét