Cán Bộ VN Đốt Tiền: EVN Lỗ Nửa Tỉ Đôla, Petrolimex lỗ 57.6 triệu đô, Vinashin lỗ 148.5 triệu đô... Chứng khoán mất giá 50%, địa ốc sụt 30%
SAIGON (VB) -- Chuyện y hệt như thời Vinashin sụp tiệm: các hãng quốc doanh rủ nhau đốt tiền, khai báo thua lỗ, và chờ chính phủ xóa sổ, tha tội cho các cán bộ bằng các thủ tục như sáp nhập công ty, chẻ nhỏ công ty...
Đặc biệt, công ty điện quốc doanh EVN thua lỗ tới nửa tỉ đôla.
Bản tin VOA ghi rằng, theo tin Reuters ngày 9/9 cho hay nhiều tập đoàn, công ty tại Việt Nam do nhà nước làm chủ đang đối mặt trước tình trạng thua lỗ nhiều triệu đô la trong năm nay.
Theo dự kiến, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN có thể bị lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu đô la, trong khi mức thua lỗ của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, nhà phân phối xăng dầu hàng đầu của cả nước, có thể lên tới 1,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 57,6 triệu đôla Mỹ).
Điều này làm dấy lên các mối quan ngại về tình trạng làm ăn của các công ty nhà nước.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) năm ngoái được cứu nguy khỏi tình trạng vỡ nợ, dự trù đã bị thua lỗ hơn 3 ngàn tỷ đồng (144 triệu đôla Mỹ).
Bản tin VOA ghi thêm:
“Báo cáo của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương cho thấy ngoài tình hình thua lỗ nặng nề của một số doanh nghiệp lớn, lợi nhuận của các công ty nhà nước đều ở mức thấp. Một số công ty có thể bị vỡ nợ, dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, nếu như không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.”
Tình hình thua lỗ diễn ra trong lúc, theo báo Vneconomy, kinh tế Việt Nam ngày càng xuống dốc.
Báo VnEcomony ghi lời Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết dự trữ ngoại tệ VN bây giờ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD.
Các tháchh thức được mô tả là: “Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức là GDP tăng trưởng thấp, áp lực tỷ giá cao, sự giảm sút của BĐS và CK. Vấn đề của hệ thống tài chính như nợ xấu tăng, khó khăn thanh khoản của NH nhỏ.”
Bản tin Vneconomy cho biết: “Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng chỉ đưa ra những con số rất khiêm tốn so với dự báo của Chính phủ trước đây.
Cụ thể, năm 2011, tăng trưởng GDP khoảng 5,8% và năm 2012 là 6,5%; chỉ số CPI ước 19% nhưng nếu loại bỏ giá lương thực phẩm và xăng dầu thì chỉ 13%.”
Tổng kết một năm qua được mô tả bằng những con số bi thảm, theo bản tin:
“Một năm qua, giá bất động sản Việt Nam đã giảm 30%, thị trường chứng khoán giảm 50%.”
Đặc biệt, bản tin kinh tế của NDHMoney cho biết, “Lợi nhuận 8 tháng bằng 57,02% năm 2010.”
Có nghĩa là thua lỗ liên tục. Và đó là do các quốc doanh rủ nhau đốt tiền.
Bản tin NDHMoney kể chi tiết, rằng báo cáo cho biết có một số doanh nghiệp lớn đối mặt khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong năm nay như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ 11.669 tỷ đồng (560 tỉ đôla Mỹ); Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) năm 2011 ước lỗ 1.200 tỷ đồng (57.6 tỉ đôla Mỹ); Vinashin lỗ 3.092 tỷ đồng (148.5 triệu đôla Mỹ); Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) lỗ 613 tỷ đồng (29.5 triệu đôla).
SAIGON (VB) -- Chuyện y hệt như thời Vinashin sụp tiệm: các hãng quốc doanh rủ nhau đốt tiền, khai báo thua lỗ, và chờ chính phủ xóa sổ, tha tội cho các cán bộ bằng các thủ tục như sáp nhập công ty, chẻ nhỏ công ty...
Đặc biệt, công ty điện quốc doanh EVN thua lỗ tới nửa tỉ đôla.
Bản tin VOA ghi rằng, theo tin Reuters ngày 9/9 cho hay nhiều tập đoàn, công ty tại Việt Nam do nhà nước làm chủ đang đối mặt trước tình trạng thua lỗ nhiều triệu đô la trong năm nay.
Theo dự kiến, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN có thể bị lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu đô la, trong khi mức thua lỗ của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, nhà phân phối xăng dầu hàng đầu của cả nước, có thể lên tới 1,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 57,6 triệu đôla Mỹ).
Điều này làm dấy lên các mối quan ngại về tình trạng làm ăn của các công ty nhà nước.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) năm ngoái được cứu nguy khỏi tình trạng vỡ nợ, dự trù đã bị thua lỗ hơn 3 ngàn tỷ đồng (144 triệu đôla Mỹ).
Bản tin VOA ghi thêm:
“Báo cáo của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương cho thấy ngoài tình hình thua lỗ nặng nề của một số doanh nghiệp lớn, lợi nhuận của các công ty nhà nước đều ở mức thấp. Một số công ty có thể bị vỡ nợ, dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, nếu như không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.”
Tình hình thua lỗ diễn ra trong lúc, theo báo Vneconomy, kinh tế Việt Nam ngày càng xuống dốc.
Báo VnEcomony ghi lời Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết dự trữ ngoại tệ VN bây giờ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD.
Các tháchh thức được mô tả là: “Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức là GDP tăng trưởng thấp, áp lực tỷ giá cao, sự giảm sút của BĐS và CK. Vấn đề của hệ thống tài chính như nợ xấu tăng, khó khăn thanh khoản của NH nhỏ.”
Bản tin Vneconomy cho biết: “Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng chỉ đưa ra những con số rất khiêm tốn so với dự báo của Chính phủ trước đây.
Cụ thể, năm 2011, tăng trưởng GDP khoảng 5,8% và năm 2012 là 6,5%; chỉ số CPI ước 19% nhưng nếu loại bỏ giá lương thực phẩm và xăng dầu thì chỉ 13%.”
Tổng kết một năm qua được mô tả bằng những con số bi thảm, theo bản tin:
“Một năm qua, giá bất động sản Việt Nam đã giảm 30%, thị trường chứng khoán giảm 50%.”
Đặc biệt, bản tin kinh tế của NDHMoney cho biết, “Lợi nhuận 8 tháng bằng 57,02% năm 2010.”
Có nghĩa là thua lỗ liên tục. Và đó là do các quốc doanh rủ nhau đốt tiền.
Bản tin NDHMoney kể chi tiết, rằng báo cáo cho biết có một số doanh nghiệp lớn đối mặt khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong năm nay như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ 11.669 tỷ đồng (560 tỉ đôla Mỹ); Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) năm 2011 ước lỗ 1.200 tỷ đồng (57.6 tỉ đôla Mỹ); Vinashin lỗ 3.092 tỷ đồng (148.5 triệu đôla Mỹ); Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) lỗ 613 tỷ đồng (29.5 triệu đôla).
Nguồn: Việt Báo Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét