(Đất Việt) Sau thời gian thu mua đỉa (với giá 100.000 đồng/kg), chủ “vựa đỉa” bất ngờ ngừng gom hàng khiến một khu vực rộng hàng nghìn m2 thành ổ đỉa nhung nhúc...
"Vựa đỉa" nằm giữa khoảng nước gieo rắc ẩn họa cho hàng trăm hộ dân xung quanh. Ảnh: Đăng Thư. |
Hàng trăm hộ dân xung quanh khu vực “vựa đỉa” (ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, Hóc Môn, TP HCM) đang sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ đỉa tấn công. Những ngày mưa lớn, đỉa theo nước dâng bò lổm nhổm vào nhà dân….
“Lái” mang đỉa về!
“Vựa đỉa” là một căn nhà nằm giữa cánh đồng ngập nước. Chủ vựa là một người đàn ông Trung Quốc, còn vợ là người Việt Nam, thường được người dân ở đây gọi tên là Kim Anh. Theo các hộ dân, “vựa đỉa” của bà Kim Anh xuất hiện ở đây khoảng 2 năm nay. Nguồn đỉa thu mua chủ yếu từ các nơi đem đến bán. Sau khi mua đỉa, bà Anh thuê một số lao động dùng dây kẽm kết đỉa thành từng xâu rồi đem phơi trên khu đất trống bên cạnh vựa. Khi đỉa khô sẽ được gỡ ra rồi đổ đống phơi trên những tấm tôn.
Hiện khu vực “vựa đỉa” bị bao bọc bởi nhiều hộ dân xây dựng xung quanh. Nước trong khu vực không có lối thoát, trở thành ao tù. Bên cạnh, hệ thống “sơ chế đỉa” của “vựa đỉa” thải đỉa nhỏ trực tiếp ra môi trường, những người đem đỉa đến bán không hết cũng sẵn tay đổ đỉa xuống ao tù, dần dà biến toàn bộ khu đất rộng hàng nghìn m2 này trở thành môi trường lý tưởng cho đỉa sinh sôi nảy nở.“Vựa đỉa” là một căn nhà nằm giữa cánh đồng ngập nước. Chủ vựa là một người đàn ông Trung Quốc, còn vợ là người Việt Nam, thường được người dân ở đây gọi tên là Kim Anh. Theo các hộ dân, “vựa đỉa” của bà Kim Anh xuất hiện ở đây khoảng 2 năm nay. Nguồn đỉa thu mua chủ yếu từ các nơi đem đến bán. Sau khi mua đỉa, bà Anh thuê một số lao động dùng dây kẽm kết đỉa thành từng xâu rồi đem phơi trên khu đất trống bên cạnh vựa. Khi đỉa khô sẽ được gỡ ra rồi đổ đống phơi trên những tấm tôn.
Rẽ nước thấy đỉa!
“Con tui bỗng dưng chảy máu tai. Tui sợ thằng nhỏ ra bắt cá nên bị đỉa chui vào tai rồi, vì đỉa ở đây nhiều vô kể…”, anh Phúc, một hộ dân sống cách “vựa đỉa” chừng 100m, cho biết. Mặc dù đã đưa con đi kiểm tra và được bác sĩ khẳng định cháu bị viêm tai chứ không có đỉa ký sinh, nhưng lo lắng của anh Phúc là có cơ sở bởi các hộ gia đình có con nhỏ sống trong khu vực này đang trong tâm trạng bất an trước tốc độ sinh sôi chóng mặt của bầy đỉa mà không có biện pháp gì ngăn cản sự xâm nhập.
Để chứng minh mật độ dày đặc của đỉa, anh Phúc dùng đoạn cây khuấy dưới nước, ngay lập tức lũ đỉa nhao nhao lên mặt nước. Chị Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại số nhà 48/7 Ấp Chánh 1, lo lắng vì mấy hôm nay trời mưa lớn nước dâng cao, có khả năng đỉa tràn vào nhà. Một số nhà ở khu vực này đã thấy xuất hiện đỉa trong nhà vệ sinh. “Những người thuê trọ khu vực này đã thấy có đỉa trong nhà nên vội vàng chuyển đi nơi khác…”, chị Thu Hương cho biết.
“Con tui bỗng dưng chảy máu tai. Tui sợ thằng nhỏ ra bắt cá nên bị đỉa chui vào tai rồi, vì đỉa ở đây nhiều vô kể…”, anh Phúc, một hộ dân sống cách “vựa đỉa” chừng 100m, cho biết. Mặc dù đã đưa con đi kiểm tra và được bác sĩ khẳng định cháu bị viêm tai chứ không có đỉa ký sinh, nhưng lo lắng của anh Phúc là có cơ sở bởi các hộ gia đình có con nhỏ sống trong khu vực này đang trong tâm trạng bất an trước tốc độ sinh sôi chóng mặt của bầy đỉa mà không có biện pháp gì ngăn cản sự xâm nhập.
Để chứng minh mật độ dày đặc của đỉa, anh Phúc dùng đoạn cây khuấy dưới nước, ngay lập tức lũ đỉa nhao nhao lên mặt nước. Chị Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại số nhà 48/7 Ấp Chánh 1, lo lắng vì mấy hôm nay trời mưa lớn nước dâng cao, có khả năng đỉa tràn vào nhà. Một số nhà ở khu vực này đã thấy xuất hiện đỉa trong nhà vệ sinh. “Những người thuê trọ khu vực này đã thấy có đỉa trong nhà nên vội vàng chuyển đi nơi khác…”, chị Thu Hương cho biết.
Chính quyền thờ ơ (?)
Dù “vựa đỉa” đã ngưng thu mua, nhưng người dân trong khu vực vẫn bất an bởi hàng nghìn m2 nước với đám đỉa nhung nhúc liên tục sinh sôi và không biết lúc nào tràn vào nhà mình. Đáng lo hơn cạnh “vựa đỉa” là trường mầm non Tân Xuân với gần 800 học sinh đang học.
Sáng 17/11, khi làm việc với cán bộ ấp Chánh 1, chúng tôi tình cờ gặp ông Nguyễn Văn Tẹn, Bí thư xã Tân Xuân. Biết ông Tẹn xuống kiểm tra khu vực “vựa đỉa” của bà Kim Anh, chúng tôi vội xin đi cùng nhưng ông Tẹn chỉ nói nhát gừng thoái thác: “Tôi không có người dẫn đường, nên có biết ở đâu mà đi…” (?). Gặng hỏi về việc xử lý trước tình trạng người dân phải sống chung với đỉa, ông Tẹn tỏ vẻ khó chịu rồi nhanh chóng lên xe của một người đợi sẵn lao đi. Trưa cùng ngày, chúng tôi quay lại trụ sở UBND xã để mong có câu trả lời về hướng xử lý nguy cơ đỉa tấn công người dân, nhưng bảo vệ thông báo cả bí thư lẫn chủ tịch xã đều đi vắng!
Dù “vựa đỉa” đã ngưng thu mua, nhưng người dân trong khu vực vẫn bất an bởi hàng nghìn m2 nước với đám đỉa nhung nhúc liên tục sinh sôi và không biết lúc nào tràn vào nhà mình. Đáng lo hơn cạnh “vựa đỉa” là trường mầm non Tân Xuân với gần 800 học sinh đang học.
Sáng 17/11, khi làm việc với cán bộ ấp Chánh 1, chúng tôi tình cờ gặp ông Nguyễn Văn Tẹn, Bí thư xã Tân Xuân. Biết ông Tẹn xuống kiểm tra khu vực “vựa đỉa” của bà Kim Anh, chúng tôi vội xin đi cùng nhưng ông Tẹn chỉ nói nhát gừng thoái thác: “Tôi không có người dẫn đường, nên có biết ở đâu mà đi…” (?). Gặng hỏi về việc xử lý trước tình trạng người dân phải sống chung với đỉa, ông Tẹn tỏ vẻ khó chịu rồi nhanh chóng lên xe của một người đợi sẵn lao đi. Trưa cùng ngày, chúng tôi quay lại trụ sở UBND xã để mong có câu trả lời về hướng xử lý nguy cơ đỉa tấn công người dân, nhưng bảo vệ thông báo cả bí thư lẫn chủ tịch xã đều đi vắng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét