- "Tôi đã đi hàng trăm đập nước khắp nơi trên thế giới nhưng chưa thấy công trình nào như thế này", GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, tổ trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhận xét sau khi đi thực tế tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) ngày 19/3.
GS.TS Hùng nói rõ thêm: “Không có công trình nào có hành lang thu nước thấm đặt ở phần hạ lưu của thân đập. Thông thường phải đặt hành lang thu nước thấm ở 1/3 thân đập về phía trên. Phần 2/3 thân đập dưới phải đảm bảo khô ráo 100%”.
Cũng theo nhận định của GS Hùng, nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào. Chưa nói nước chảy qua thân đập thường xuyên như vậy dẫn đến bêtông bị hỏng do hiện tượng thủy hóa. Vì theo nguyên tắc của bêtông đầm lăn này thì bêtông lớp ngoài có mác tối thiểu 250, trong khi ở ruột mác bêtông chỉ khoảng 150 nên rất dễ bị bục bêtông do thấm nước. Khi đó thân đập sẽ rất nhanh hỏng vì trong nước có các hóa chất khác làm hư hại công trình.
“Về nguyên tắc, nước thấm qua thành đập theo thiết kế thì phải thấm đều, nhưng ở đây nước thấm tập trung đã tạo thành dòng chứng tỏ con đập đã bị nứt. Nếu có một cơn địa chấn thì con đập sẽ bị phá hủy, gây thảm họa chết người cho vùng hạ lưu... Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ do đập hỏng nhưng hàng ngàn sinh mạng người dân vùng hạ lưu đáng giá hơn nhiều”, GS.TS Nguyễn Thế Hùng nhận định.
Cũng theo nhận định của GS Hùng, nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào. Chưa nói nước chảy qua thân đập thường xuyên như vậy dẫn đến bêtông bị hỏng do hiện tượng thủy hóa. Vì theo nguyên tắc của bêtông đầm lăn này thì bêtông lớp ngoài có mác tối thiểu 250, trong khi ở ruột mác bêtông chỉ khoảng 150 nên rất dễ bị bục bêtông do thấm nước. Khi đó thân đập sẽ rất nhanh hỏng vì trong nước có các hóa chất khác làm hư hại công trình.
“Về nguyên tắc, nước thấm qua thành đập theo thiết kế thì phải thấm đều, nhưng ở đây nước thấm tập trung đã tạo thành dòng chứng tỏ con đập đã bị nứt. Nếu có một cơn địa chấn thì con đập sẽ bị phá hủy, gây thảm họa chết người cho vùng hạ lưu... Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ do đập hỏng nhưng hàng ngàn sinh mạng người dân vùng hạ lưu đáng giá hơn nhiều”, GS.TS Nguyễn Thế Hùng nhận định.
Nước vẫn rò rỉ từ thân đập ra ngoài. |
Trước đó, sau khi báo chí phản ánh tình trạng xuất hiện các vết rò rỉ chảy nước trên đạp chính thủy điện Sông Tranh 2, Ban quản lý thủy điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2) đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan báo chí khẳng định các dòng thấm rò rỉ chảy ra từ thân đập không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của đập.
Cụ thể, Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho rằng, lý do nước chảy là do khe nứt nhiệt được thiết kế để triệt tiêu hiệu ứng nhiệt có thể khiến nứt bêtông trong quá trình thi công cũng như quá trình vận hành sau này (theo thiết kế có khoảng 30 khe nhiệt như vậy trên toàn tuyến đập). Việc tổng lượng nước thấm qua thân đập (30 lít/giây) đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn EVN và Hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Hiện tượng nước chảy ra ở phía hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt như một số báo chí đã thông tin.
Ông Trần Văn Hải - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho biết thêm: Nước thấm được chúng tôi thu gom về trong các hành lang nằm giữa thân đập nên mọi người không thấy. Để hạn chế tình trạng trên, chúng tôi đã xử lý bằng cách dùng chất keo xịt vào các vị trí rò rỉ bên trong hành lang, mục đích là ngăn không cho nước chảy vào hành lang nữa.
Tuy nhiên giải pháp xử lý của chúng tôi chưa được tốt, chưa đạt yêu cầu nên nước không chảy vào hành lang mà lại chuyển hướng chảy ra ngoài vỏ đập như hiện tại chúng ta thấy. Chúng tôi khẳng định rằng đập vẫn ổn định và an toàn đúng thiết kế, người dân không phải quá lo lắng.
"Hiện chúng tôi đang nỗ lực khắc phục tình trạng nước xì ra vỏ thân đập, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thấm qua thân đập, đồng thời đưa dòng chảy trở về hành lang thoát như ban đầu... với thời gian xử lý dự kiến tối đa một tháng nữa", ông Hải nhấn mạnh.
Người dân địa phương rất lo lắng trước hiện tượng trên. |
Còn ông Võ Duy Minh, giám đốc Ban điều hành dự án thủy điện Sông Tranh 2 giải thích: những ngày qua công nhân đã làm lại đường ống cho các khe nước chảy vào hành lang thu nước thấm chứ hoàn toàn không phải “bịt” không cho nước chảy ra ngoài.
Trước báo cáo và giải trình của Ban quản lý điện lực 3, ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho rằng: “Giải thích này của Ban quản lý thủy điện vẫn chưa thể khiến chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và an tâm được. Sinh mạng của hơn 40 vạn dân trong huyện là trên hết. Vấn đề này cần cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam phối hợp với cơ quan chuyên môn thành lập hội đồng thẩm định để nghiên cứu kiểm định lại hiện tượng trên có thật sự nguy hiểm hay không, qua đó có kết luận cụ thể, minh bạch, chứ không thể nghe kết luận từ một phía của Ban quản lý thủy điện.”
Đến ngày 20/3, theo quan sát của PV, những vết rò rỉ trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2 tạm thời đã được khắc phục, nhưng nước vẫn từ thân đập chảy ra ngoài.
Lam Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét