Bức hình vị anh hùng cách mạng Cuba, Ernesto ‘Che’ Guevara; chiếc xe
đặc biệt chở ĐGH Biển Đức XVI đến quãng trường Cách mạng ở thủ đô Havana
dâng Thánh Lễ; xe đang đi ngang qua một số “Phụ nữ Áo trắng”… sự kiện
ngày thứ tư, 28.3.2012.
Đình Vượng (Danlambao) - “Cuba và thế giới cần phải thay đổi,”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói như vậy trong bài giảng Thánh Lễ
trước gần một triệu người tham dự tại Havana sáng ngày 28 tháng ba, kết
thúc chuyến thăm Cuba.
Thông tấn AP ghi nhận bài giảng của ĐGH là “bài giảng mang màu sắc chính
trị khác thường - unusually politicized homily” trong một quốc gia
cộng sản, ĐGH kêu gọi tự do nhiều hơn, đặc biệt tự do tôn giáo.
Bài giảng của ĐGH là thách thức với Chủ tịch Raul Castro, nhà lãnh đạo cọng sản Cuba hiện nay, lúc ngài lặp đi lặp lại nhiều lần hai chữ tự do. ĐGH cũng muốn gửi một thông điệp, được các nhà lãnh đạo thế giới hoan ngênh, lúc ngài chỉ trích lệnh cấm vận Cuba của Mỹ và ngài lưu ý, trong 50 năm, chính sách cấm vận của Mỹ đã thất bại trong việc thay đổi chế độ Cuba.
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi thay đổi, rõ ràng nhất, là tự do tôn giáo. Ngài thừa nhận Cuba đã có thay đổi tự do tôn giáo:
“Phải vui mừng vì Cuba đã từng bước mở cửa, tạo điều kiện cho Giáo
Hội thực thi sứ vụ của mình một cách công khai. Tuy nhiên, điều này phải
tiếp tục duy trì, mở rộng, và tôi muốn khuyến khích các cơ quan chính
phủ của đất nước này tăng cường những gì đã đạt được để hướng đến những
điều tốt đẹp thực sự cho toàn xã hội Cuba.”
Ba ngày ở Cuba, ĐGH Biển Đức XVI kêu gọi : đối thoại, kiên nhẫn, lòng từ
bi và hòa giải. Trong ba ngày đó, nhà cầm quyền Cuba đã ‘phong tỏa’ các
nhà bất đồng chính kiến.
Niềm vui của Đức Giáo Hoàng ở Thành Lễ cuối cùng tại Cuba sáng ngày thứ tư 28.3.2012
HAVANA - Sau chuyến thăm Cuba ba ngày bao gồm: một cuộc hành
hương đến đền thờ quốc gia Đức Mẹ Bác Ái, thổi làn gió mới trước hàng
trăm hàng ngàn người, và các cuộc họp riêng với nhà độc tài Fidel Castro
và Chủ tịch Raul Castro, ĐGH Biển Đức XVI nói sẽ cầu nguyện cho tương
lai của quốc gia và "Cuba sẽ trở thành ngôi nhà của tất cả người dân
Cuba, nơi mà tự do và công lý có thể cùng tồn tại trong bầu khí tình
huynh đệ thanh thản.”
ĐGH cũng kêu gọi tự do tôn giáo nhiều hơn tại Cuba ở bài giảng cuối cùng “Quyền
tự do tôn giáo, cả trong chiều kích cá nhân và công cộng, biểu hiện sự
hiệp nhất của con người nhân bản, vừa là một công dân và đồng thời là
một tín hữu. Nó cũng nhìn nhận về mặt pháp lý một thực tế là các tín hữu
có nhiều đóng góp xây dựng xã hội. Tăng cường tự do tôn giáo củng cố
những mối giây liên kết xã hội, nuôi dưỡng niềm hy vọng về một thế giới
tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và phát triển hài hòa,
trong khi cùng lúc thiết lập nền móng vững chắc để đảm bảo quyền lợi
của các thế hệ tương lai."
Chủ tịch Raul Castro ra phi trường quốc tế José Marti ở Havana để làm lễ
chia tay ĐGH Biển Đức XVI trong thời tiết khắc nghiệt. Lời lẽ chia tay
của ông xem ra có vẻ từ tốn và không mang tính công kích Hoa Kỳ như ở
bài diễn văn đón tiếp. Ông Chủ tịch Cuba nhắc đến tên tuổi một nhân vật
khả kính của dân Cuba ở thế kỷ 19, Linh mục Félix Varela, chính linh mục
này từng phát biểu ở phi trướng José Marti rằng “phải làm văn hóa vì là cách duy nhất để được tự do."
Chủ tịch Raul Castro cũng ca ngợi những đóng góp của người di dân Cuba
đã góp phần phát triển ở những nơi như Tampa và Key West. Và ông công
kích những người chỉ trích Cuba gọi hòn đảo này "chỉ là một xã hội.”
Chuyến thăm Cuba của ĐGH Biển Đức XVI chẳng khác nào một cơn lốc thổi
qua hòn đảo: những vụ trấn áp thành phần bất đồng chính kiến, trong đó,
200 người bị bắt giữ… yêu sách của phong trào phụ nữ bảo vệ nhân quyền
“Phong trào Áo Trắng” muốn được diện kiến ĐGH, thái độ thinh lặng của
Tòa Thánh trước thực trạng quyền tự do tôn giáo ở Cuba không mấy sáng
sủa và một lịch trình làm việc của ĐGH ở Cuba mà thời giờ gần như dành
trọn cho việc tiếp xúc với chính quyền… Dư luận quốc tế cũng lên tiếng
nhiều và bất lợi cho chuyến đi này.
Sau biết bao suy đoán… cuộc gặp Cựu Chủ tịch Fidel Castro đã diễn ra (hình chụp có cả vợ và con trai của Fidel Castro)
Trước khi rời Cuba vào sáng thứ tư, ĐGH Biển Đức XVI cử hành Thánh Lễ
long trọng ở quảng trường Cách mạng ở Havana trước hàng trăm ngàn người,
và sau đó, tổ chức một cuộc họp riêng với cựu Chủ tịch Cuba, Fidel
Castro, tại Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Havana trong khoảng 30 phút. Cả
hai, trao đổi các vấn đề thời sự thế giới, các nghi thức phụng vụ của
Giáo hội Công giáo mới, và đó là "những vấn đề của nhân loại", một phát
ngôn viên của Vatican cho biết. Khi cuộc gặp gỡ này diễn ra, theo thông
tin từ hablalosinmiedo.com,
chính quyền đã bắt hoặc giam giữ những người bất đồng chính kiến. Linh
mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican cho biết, ở cuộc gặp
gỡ này còn có vợ, bà Dalia và hai người con trai. Ông Fidel còn đề nghị
phong thánh cho Mẹ Theresa và Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.
Trả lời câu hỏi của các phương tiện truyền thông quốc tế tại một cuộc
họp báo sau cuộc họp, linh mục Lombardi cho biết, Đức Giáo Hoàng thực
hiện cuộc gặp gỡ thể theo lời đề nghị của ông Fidel Castro.
"Khi ĐGH nói đến một nước nào đó ... ĐGH đã chuẩn bị sẳn những gì phải nói với nhà cầm quyền", linh mục Lombardi cho biết thêm "Chính quyền đã mời ĐGH đến quê hương của họ”. “Mối
quan hệ cá nhân sau chuyến thăm lịch sử của ĐGH Gioan-Phaolô II vào năm
1998 góp phần quyết định cho chuyến thăm của ĐGH Biển Đức XVI hiện
nay”.
Mặc dù Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, một đồng minh trung thành của
chính phủ Cuba tại Havana để xạ trị cho bệnh ung thư, nhưng không có
cuộc gặp giữa ông Chavez và ĐGH Biển Đức XVI theo như tin đồn dai dẵng.
Linh mục Lombardi cho biết, Tổng thống Chavez đã không yêu cầu một cuộc
họp nào cả, trước tin đồn này “tôi đã nhiều lần bác bỏ, tuy nhiên, một ‘blogger ở Caracas’ dai dẳng nói việc này buộc tôi phải lên tiếng”.
Cuộc gặp gỡ giữa ĐGH và Fidel Castro diễn ra sau Thánh lễ buổi sáng thứ
tư tại quảng trường Cách mạng ở Havana, đó là nơi mà ông Fidel lúc còn
trẻ, khỏe mạnh, đọc diễn văn dài dòng, nảy lửa, nhiều giờ và thường
xuyên chống lại Hoa Kỳ. Còn bài giảng của ĐGH Biển Đức XVI thì nhẹ
nhàng, từ tốn, chẳng phải là nhà hùng biện, nhưng những lời nói thâm sâu
của ngài đủ làm ấm lòng khát vọng tự do của những người tìm kiếm chân
lý, bên cạnh, là lời cảnh tỉnh chính quyền Cuba rằng “chủ nghĩa cọng sản hiện nay không còn hợp thời” như ngài từng phát biểu trên chuyến bay từ Ý sang Mexico.
Bài giảng lễ, ĐGH khẳng định tìm kiếm chân lý sẽ dẫn đến "tự do thật sự." Chính khát vọng tìm chân lý này, ĐGH nói
“Cuba và thế giới cần thay đổi, nhưng điều này chỉ xảy ra khi mỗi người
sẵn sàng tìm kiếm sự thật và chọn con đường của tình yêu, gieo rắc hòa
giải, và tình huynh đệ.
Đám đông lắng nghe với sự chú ý say mê những lời nói nhẹ nhàng của vị
giáo hoàng 84 tuổi lúc ngài nhắc đến linh mục đáng kính Varela và kêu
gọi xây dựng một quốc gia "đáng được kính trọng và tự do.”
"Cha Varela chỉ cho chúng ta một con đường chuyển đổi xã hội thực sự
để hình thành những người nam nữ đức hạnh nhằm xây dựng một quốc gia
đáng được kính trọng và tự do," ĐGH nói. "sự chuyển đổi này đòi buộc
phương diện siêu nhiên đến mức là "không có quê hương đích thực nếu
không có đức hạnh" Ngài kêu gọi tín hữu vất bỏ sự căm thù, vượt qua
sự khác biệt trong chính trị và tôn giáo, và phấn đấu sống trong sự
thật. Ngài kêu gọi tự do tôn giáo, “để củng cố những mối giây liên
kết xã hội, nuôi dưỡng niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho hòa bình và phát triển hài hòa, trong khi cùng
lúc thiết lập nền móng vững chắc để đảm bảo quyền lợi của các thế hệ
tương lai.”
Vào lúc kết thúc Thánh Lễ, Chủ tịch Raul Castro nhanh chóng bước lên
bàn thờ bắt tay Đức Giáo Hoàng - lần thứ hai ông thể hiện cử chỉ này
tương tự như đã làm ở Thánh Lễ của ĐGH ở Santiago de Cuba hôm thứ hai.
Lúc ĐGH Biển Đức XVI bước xuống khỏi bàn thờ, trăm ngàn tín hữu đã cất
lên bản thánh ca và hô xen kẽ hai chữ tự do "Libertad" , hoan hô Đức
Thánh Cha "Viva el cha". Video những lời hô vang này đã được đưa lên
YouTube.com ngay sau khi thánh lễ kết thúc.
Đằng sau hậu trường chuyến viếng thăm của ĐGH, chính phủ Cuba đã sử dụng
bàn tay sắt để kiểm soát các phương tiện truyền thông của nhà nước, hạn
chế truy cập internet, giam giữ các nhà bất đồng chính kiến. Hơn 60
người đã bị giam cầm hay quản thúc tại gia hôm thứ ba cũng như hôm thứ
tư, không được đi tham dự Thánh Lễ ở Santiago và Havana.
Người đàn ông đội mũ, mặc áo màu nâu đang bị hai nhân viên an ninh
tóm giữ sau khi ông ta nhảy ra khỏi đám đông đang dự Thánh Lễ tại
Santiago ngày thứ hai, 26.3.2012. Ông ta nhảy ra và hô to : “đá đảo cọng sản! đá đảo độc tài!”
Theo báo cáo của Amnesty International (tổ chức bảo vệ nhân quyền thế
giới), các tổ chức nhân quyền địa phương, bao gồm cả Ủy ban Cuba về Nhân
quyền và Hòa giải Quốc gia (Cuban Commission on Human Rights and
National Reconciliation), đã bị cắt đường dây điện thoại từ hôm thứ hai.
Điện thoại di động của các nhà hoạt động nổi bật và chỉ trích chính phủ
cũng bị ngưng hoạt động.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Havana sau Thánh Lễ hôm thứ
tư, Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski, giám mục giáo phận Miami, ghi nhận
ĐGH "biết rất rõ tình hình đất nước Cuba" mà các nhà bất đồng
chính kiến Cuba phải đối mặt. Khâm sứ Tòa Thánh ở Cuba, được xem như
một sứ thần, gần đây tại Havana đã tiếp xúc với phong trào Phụ nữ Áo
trắng (phụ nữ tham gia phong trào này đều mặc áo quần màu trắng), vị
Khâm sứ còn thu thập khối lượng các tin tức của các tù nhân lương tâm
tại đảo quốc cọng sàn này.
Các phụ nữ phong trào Áo trắng này tuyên bố sẽ hiện diện đầy đủ và công
khai trong Thánh Lễ thứ tư, nhưng không rõ có bao nhiêu người.
Các thành viên trong gia đình của nhóm Becky Felicia và Jessica Casternau đã bị bắt trên đường đến quảng trường.
Nói đến những người bất đồng chính kiến, Tổng Giám mục Wenski cho biết:
"Tôi tin tưởng rằng vị sứ thần đã thông báo cho Đức Giáo Hoàng. Ngài đã
đưa ra một thông điệp (tin nhắn) động viên và hy vọng. Các nhà bất đồng
chính kiến cần được đọc thông điệp (tin nhắn) đó.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét