Sau khi triển khai giống mới mảnh ruộng này chỉ còn trơ đất (ảnh chụp tại xã Song Lộc) |
Cán bộ ra tận đồng để… cấm dân gieo lúa
Tại xã Yên Lộc, mặc dù chính quyền địa phương đã cấm triệt để bà con nông dân sản xuất giống lúa cũ IR-1820, thế nhưng vì giống lúa này còn được người dân ưa chuộng nên đã có một số bộ phận bà con vẫn âm thầm gieo cấy bất chấp lệnh xã.
Để thực hiện cho được chủ trương chung của huyện cấm dân sản xuất giống lúa cũ, UBND xã Yên Lộc đã cử người của xã ra tận các cách đồng ngăn cản nông dân sản xuất.
Tuy nhiên, việc làm này đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân.
Ông Trần Hoàng Tam bức xúc: "Thấy thời tiết cứ rét đậm kéo dài, nếu sản xuất nhóm lúa trà trung thì sớm muộn gì cũng hỏng hết. Cho nên nguời dân ở xã tôi lại đem giống IR 1820 ra để sản xuất. Đây là giống lúa có khả năng chịu rét tốt, lại được người dân ưa chuộng. Do bị xã cấm triệt để loại lúa này nên sự thể là bây giờ giống lúa mới đã bị chết hàng loạt".
Nhiều người dân rất nhiệt tình chỉ cho PV xem những mảnh ruộng gieo lúa mới bị chết rét. Mặc dù ở đây tỷ lệ chết không cao như ở Song Lộc, nhưng rất nhiều khoảng tỷ lệ chết cũng trên 30%, chủ yếu là lúa gieo thẳng.
Mặc dù việc sản xuất giống lúa mới là chủ trương chung của huyện, nhưng khi gieo, cấy không đúng thời vụ lúa bị chết thì người nông dân lại phải hứng chịu hậu quả.
"Nhà tôi gieo 8 sào với giống B290, mua từ xã hết 32 kg giống, với giá 9.000 đồng/1 kg nay đã bị chết hết. Để sản xuất lại gia đình tôi lại phải tiếp tục mua lại từ xã loại giống lúa 108, với giá 12.000/ 1kg để gieo. Dù là mua lại lần thứ hai thóc giống về gieo nhưng chỉ được xã hỗ trợ có 5.000đồng/ 1kg", ông Dương Xuân, ở xóm 8 Yên Lộc ngậm ngùi.
Khi chúng tôi hỏi số diện tích lúa bị chết là do gieo không đúng thời vụ có được UBND xã hoàn lại tiền thóc giống không thì tất cả những người dân cho biết là không có.
Trưởng Công an xã bị đánh nhập viện vì phá lúa dân
Do bị ép trong việc cấm sản xuất giống lúa IR-1820, một số nơi đã diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa người dân với lãnh đạo xã.
Theo thông tin người dân cung cấp thì tại xã Yên Lộc khi ông Nguyễn Khắc Toàn, Trưởng Công an xã ra phá lúa dân xóm 5 thì bị người dân phản ứng, đánh gục tại chỗ. Ông Toàn phải nhập viện điều trị nhiều ngày.
Để kiểm chứng thông tin này chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Viết Quế, chủ tịch UBND xã Yên Lộc để xác minh thì được ông Quế cho biết: "Việc đưa giống mới vào sản xuất bước đầu một số người dân đã không nhất trí. Nguyên nhân là do thói quen và tập tính sản xuất của người dân đã quen với giống lúa cũ. Còn việc dẫn đến xung đột giữa một cán bộ xã với dân là do họ có mâu thuẫn cá nhân từ trước. Nhân chuyện này họ đã vin vào để gây sự thôi".
Tuy nhiên khi chúng tôi trao đổi với người dân thì họ nhất mực khẳng định nguyên nhân là do ông Toàn đã ra tận đồng cấm dân không cho sản xuất giống lúa cũ.
Tại xã Yên Lộc, mặc dù chính quyền địa phương đã cấm triệt để bà con nông dân sản xuất giống lúa cũ IR-1820, thế nhưng vì giống lúa này còn được người dân ưa chuộng nên đã có một số bộ phận bà con vẫn âm thầm gieo cấy bất chấp lệnh xã.
Để thực hiện cho được chủ trương chung của huyện cấm dân sản xuất giống lúa cũ, UBND xã Yên Lộc đã cử người của xã ra tận các cách đồng ngăn cản nông dân sản xuất.
Nhiều hộ nông dân lâm cảnh khốn đốn khi giống lúa mới bị chết quá nhiều |
Tuy nhiên, việc làm này đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân.
Ông Trần Hoàng Tam bức xúc: "Thấy thời tiết cứ rét đậm kéo dài, nếu sản xuất nhóm lúa trà trung thì sớm muộn gì cũng hỏng hết. Cho nên nguời dân ở xã tôi lại đem giống IR 1820 ra để sản xuất. Đây là giống lúa có khả năng chịu rét tốt, lại được người dân ưa chuộng. Do bị xã cấm triệt để loại lúa này nên sự thể là bây giờ giống lúa mới đã bị chết hàng loạt".
Nhiều người dân rất nhiệt tình chỉ cho PV xem những mảnh ruộng gieo lúa mới bị chết rét. Mặc dù ở đây tỷ lệ chết không cao như ở Song Lộc, nhưng rất nhiều khoảng tỷ lệ chết cũng trên 30%, chủ yếu là lúa gieo thẳng.
Mặc dù việc sản xuất giống lúa mới là chủ trương chung của huyện, nhưng khi gieo, cấy không đúng thời vụ lúa bị chết thì người nông dân lại phải hứng chịu hậu quả.
"Nhà tôi gieo 8 sào với giống B290, mua từ xã hết 32 kg giống, với giá 9.000 đồng/1 kg nay đã bị chết hết. Để sản xuất lại gia đình tôi lại phải tiếp tục mua lại từ xã loại giống lúa 108, với giá 12.000/ 1kg để gieo. Dù là mua lại lần thứ hai thóc giống về gieo nhưng chỉ được xã hỗ trợ có 5.000đồng/ 1kg", ông Dương Xuân, ở xóm 8 Yên Lộc ngậm ngùi.
Khi chúng tôi hỏi số diện tích lúa bị chết là do gieo không đúng thời vụ có được UBND xã hoàn lại tiền thóc giống không thì tất cả những người dân cho biết là không có.
Trưởng Công an xã bị đánh nhập viện vì phá lúa dân
Do bị ép trong việc cấm sản xuất giống lúa IR-1820, một số nơi đã diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa người dân với lãnh đạo xã.
Một thửa ruộng IR 1820 xanh tốt mà ông đã không phá hủy theo lệnh xã |
Theo thông tin người dân cung cấp thì tại xã Yên Lộc khi ông Nguyễn Khắc Toàn, Trưởng Công an xã ra phá lúa dân xóm 5 thì bị người dân phản ứng, đánh gục tại chỗ. Ông Toàn phải nhập viện điều trị nhiều ngày.
Để kiểm chứng thông tin này chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Viết Quế, chủ tịch UBND xã Yên Lộc để xác minh thì được ông Quế cho biết: "Việc đưa giống mới vào sản xuất bước đầu một số người dân đã không nhất trí. Nguyên nhân là do thói quen và tập tính sản xuất của người dân đã quen với giống lúa cũ. Còn việc dẫn đến xung đột giữa một cán bộ xã với dân là do họ có mâu thuẫn cá nhân từ trước. Nhân chuyện này họ đã vin vào để gây sự thôi".
Tuy nhiên khi chúng tôi trao đổi với người dân thì họ nhất mực khẳng định nguyên nhân là do ông Toàn đã ra tận đồng cấm dân không cho sản xuất giống lúa cũ.
Lê Thông- Hà Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét