Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Phản hồi của Tổng vụ Đối Ngoại Châu Âu về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam


Trần Văn Huỳnh
-
  • Kính gửi: Tin tức Hàng Ngày
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
Tôi vừa nhận được thư trả lời của Tổng vụ Đối ngoại Châu Âu (EEAS, giống như một bộ ngoại giao) về bức thư tôi đã gửi đến cơ quan này cùng với các lãnh đạo và tổ chức khác của Liên minh Châu Âu (EU) hôm 5/2/2012 nhằm cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Tổng vụ trưởng của EEAS vừa có chuyến làm việc tại Hà Nội ngày 29 tháng 2 với Bộ Ngoại giao và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.
Tôi đã dịch toàn văn bức thư phúc đáp nói trên ra tiếng Việt. Xin chuyển đến Tin tức Hàng Ngày tin vui này và đề nghị Tin tức Hàng Ngày giúp phổ biến để khích lệ tinh thần cho mọi người.
Trước đó, hôm 15/2/2012 tôi cũng đã nhận được thư thông báo từ bà Thủ tướng Đan Mạch – nước đang giữ vai trò chủ tịch EU rằng bức thư đề nghị EU hỗ trợ cải thiện nhân quyền mà tôi gửi đến bà (vào 5/2/2012 như nói trên) đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch xem xét. Có thể xem nguyên văn bức thư này và bức thư phúc đáp nói trên của EEAS bằng tiếng Anh tại đây. Ngày 4 đến 7 tháng 3 tới, Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch sẽ thăm chính thức Việt Nam. Tôi tin rằng họ sẽ đề cập đến nguyện vọng của chúng ta về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi xin thành thật cảm ơn Tin tức Hàng Ngày đã ủng hộ cho công cuộc đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng. Nhờ sự ủng hộ này mà chúng ta đã có được kết quả khích lệ ban đầu này.
Kính chào Tin tức Hàng Ngày.
Trần Văn Huỳnh
*****
TỔNG VỤ ĐỐI NGOẠI CHÂU ÂU


TỔNG VỤ ĐỐI NGOẠI CHÂU ÂU                       VỤ Nhân quyền và Dân chủ
                                                         Brussels, ngày 1-3-2012
                                                         EEAS/B2/GG/ts – Ares (2012)240778
Thưa ông Trần Văn Huỳnh,
Cám ơn về thư ông gởi đề ngày 5/2/2012 liên quan đến con trai của ông là Trần Huỳnh Duy Thức, và những người khác.
EU tiếp tục theo dõi chặc chẽ các diễn tiến về tự do ngôn luận tại Việt Nam và các trường hợp cá nhân được quan tâm, trong đó có trường hợp của con trai ông. Ngày 21/1/2010, các Trưởng phái bộ thuộc EU tại Hà Nội đã công khai bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ về các thủ tục tố tụng và kết quả của các phiên tòa tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử con trai ông cùng những nhà hoạt động dân chủ ôn hòa và các tác giả bloggers internet. Ngoài ra, EU cũng đã thực hiện nhiều kế sách ngoại giao để yêu cầu có biện pháp khoan hồng có lợi cho họ, đáng chú ý là trong các trường hợp có thể áp dụng việc tạm tha theo cam kết vì lý do sức khỏe. Các tổ chức thành viên của Nghị viện Châu Âu, Phái đoàn đại diện EU quan hệ với ASEAN khi viếng thăm Hà nội trong những ngày 15-17/3/2010, cũng nêu ra những trường hợp này. Hơn nữa, nhiều lần, EU khuyến khích Việt Nam tham gia với Chuyên gia Phúc trình Đặc biệt của LHQ để xúc tiến và bảo vệ quyền Tự do chính kiến và ngôn luận, người đã bày tỏ mối quan tâm đến tham quan đất nước này.

Trong thời gian Vòng Đối thoại đầu tiên về Nhân quyền giữa Việt Nam và EU mới được khởi xướng, tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2012, vấn đề tự do ngôn luận đã được thảo luận rất chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của các cá nhân được bày tỏ quan điểm của họ và các hạn chế hiện có về phương tiện truyền thông và Internet tại Việt Nam. EU kêu gọi Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và nêu lên mối quan ngại về các quy định an ninh trong Bộ luật hình sự vốn áp đặt những hạn chế nghiêm trọng trong tự do ngôn luận. EU cũng nêu ra một số các trường hợp cá nhân, trong đó có trường hợp con trai ông, thúc giục Việt Nam trả tự do cho tất cả các công dân bị giam giữ vì đã sử dụng một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận của mình đã được quốc tế công nhận.
EU sẽ tiếp tục theo dõi chặc chẽ các trường hợp cá nhân và sẽ thường xuyên yêu cầu được thông tin về các điều kiện giam giữ của tù nhân. Hơn nữa, EU sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ bổ sung mà Việt Nam có thể yêu cầu để đảm bảo rằng tất cả các quyền con người, kể cả những quyền liên quan đến tự do ngôn luận, phải được tôn trọng.
                                                                    Kính chào trân trọng,
                                                                          Rolf Timans
                                                                           Vụ Trưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét