PARIS, ngày, 3.7.2012 (QUÊ MẸ) - Bộ Ngoại giao
Pháp đã tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các tổ chức Phi chính phủ và xã hội dân sự
để trao đổi với Bà Aung San Suu Kyi hôm 27.6.2012 nhân bà kết thúc chuyến viếng
thăm Châu Âu.
Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên chiếc thương thuyền
Excellence cập bến sông Seine nơi cảng Henri IV. Dưới sự chủ tọa của ông
François Zimeray, Đại sứ Nhân quyền Pháp, bảy tổ chức Phi chính phủ nêu ra bảy
câu hỏi trong cuộc trao đổi với nhà dân chủ Miến Điện trên các vấn nạn phát
triển, xã hội dân sự, tù nhân chính trị và đầu tư quốc tế tại Miến
Điện.
Một trong số bảy tổ chức được đề cử tiếp xúc trong
số 130 nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền có mặt hôm đó, là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt
Nam.
Đài Á châu Tự do đã tường thuật cuộc trao đổi này
và phát về Việt Nam trong chương trình hôm thứ sáu 29.6 vừa qua. Xin giới thiệu
bài tường thuật ấy sau đây :
Bà Aung San Suu Kyi đến ParisĐài Á châu Tự do
Bà
Aung San Suu Kyi, Giải Nobel Hòa bình, đại biểu Quốc hội Miến Điện sau 15 năm
cấm cố, và sau mấy tuần lễ dự hội nghị ở Thụy Sĩ, thăm viếng Vương quốc Na Uy,
Vương quốc Anh, Ái Nhĩ Lan, đã kết thúc chuyến thăm viếng Châu Âu tại Paris.
Trong ba ngày 25 đến 28.6 vừa qua bà được tiếp đón tại Pháp như một quốc khách,
dù bà chưa ở cương vị ấy. Tân Tổng thống Pháp François Hollande tiếp bà tại Điện
Elysées. Đô trưởng Bertrand Delanoe trao cho bà tại tòa đô sảnh Paris tấm bằng
ghi nhận bà là Công dân danh dự của thành phố Paris. Ngoại trưởng Laurant Fabius
mời bà đến trồng Cây Tự do trong khuôn viên Bộ Ngoại giao
Pháp.
Hôm
thứ tư, 27.6, Bộ Ngoại giao Pháp đã tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các tổ chức và xã
hội dân sự với bà Aung San Suu Kyi trên chiếc thương thuyền Excellence cập bến
sông Seine. 130 nhà hoạt động nổi danh về dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự
trên mọi lĩnh vực đã được Bộ Ngoại giao Pháp đạt thư mời đến. Dưới sự chủ tọa
của ông François Zimeray, Đại sứ Nhân quyền Pháp, cuộc gặp gỡ và trao đổi trong
không khí thân tình, cỡi mở diễn ra trên sông nước thanh
bình.
Bà Aung San Suu Kyi
|
Trong
gần hai tiếng đồng hồ, bà Aung San Suu Kyi đã thảo luận và hồi đáp thỏa đáng bảy
câu hỏi do bảy tổ chức Phi chính phủ mà Bộ Ngoại giao Pháp mời đại diện trao đổi
với bà Aung San Suu Kyi trên các vấn nạn phát triển, xã hội dân sự, tù nhân
chính trị và đầu tư quốc tế tại Miến Điện. Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi Miến Điện
tham gia ký kết các Công ước Nhân quyền LHQ và đẩy mạnh việc cải cách pháp lý ở
Miến Điện. Tổ chức Ái hữu Pháp - Miến
quan ngại tới số lượng 400 tù nhân chính trị bị giam giữ, trong số có nhiều
thành viên thuộc Đảng Dân chủ Quốc gia của bà. Liên minh Phụ nữ cho Dân chủ hỏi về vai
trò người phụ nữ Miến trong tiến trình dân chủ hóa. Tổ chức Oxfam quan ngại về tập đoàn dầu
khí Total của Pháp đang kết hợp với giới quân phiệt Miến vẫn còn hoành hành cho
tới hôm nay.
Cưộc
gặp gỡ trao đổi chấm dứt với câu hỏi thứ bảy của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam.
Ông Ái nhắc tới những năm dài cấm cố của bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên hiện
nay, những nước lân bang của Miến Điện như Trung quốc, Việt Nam, v.v… vẫn còn
biết bao tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức còn bị giam cầm. Ông nhắc
tới trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ở Việt Nam, một khôi nguyên Giải
Rafto như bà, bị tù đày 30 năm trời và nay còn bị quản chế, nhà văn Lưu Hiểu Ba,
một khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình như bà, còn trong tù tội. Ông Ái hỏi bà Aung
San Suu Kyi có thông điệp gì gửi tới những tù nhân bị giam cầm vì lý tưởng dân
chủ, tự do, nhân quyền trong nước họ ? Bà Aung San Suu Kyi đã trả
lời :
“Với lòng kính trọng những tù nhân vì lương
thức trong thế giới, tôi muốn nói rằng, các bạn chớ bao giờ từ bỏ những nguyên
tắc lý tưởng của các bạn. Và đừng bao giờ nghĩ rằng các bạn cô đơn. Trải qua
nhiều thời gian tại Miến Điện. chúng tôi tưởng rằng mình đang đấu tranh một cách
cô độc và vô vọng. Nhưng sau đó, tôi bỗng nhận ra sực thực không như thế. Trong
chuyến đi lần đầu ra ngoại quốc này, tôi khám phá và thấy có rất nhiều người
trong thế giới đã quan ngại đến chúng tôi, đã hậu thuẫn chúng tôi. Hãy chung vai
đấu cật, chúng ta sẽ làm ra nhiều phép lạ. Tôi nhớ hồi thế chiến thứ hai, có một
sĩ quan người nước Anh viết câu này treo lên tường : “Mỗi ngày chúng ta đã
giải quyết xong những chuyện bất khả. Phép lạ thì đòi hỏi lâu hơn chút
xíu”.
Trước
khi tới Paris, bà Aung San Suu Kyi đã ghé thành phố núi Bergen ở mạn tây Vương
quốc Na Uy. Hai mươi nghìn dân thành phố đáp lời mời của Sáng hội Rafto đến chào
đón bà. Từ thời chưa được quốc tế biết tới bao nhiêu, bà Aung San Suu Kyi đã
được Sáng hội Rafto trao Giải Nhân quyền Quốc tế lúc bà bị chính quyền quân
phiệt Miến giam cầm, nhờ thế một năm sau, bà được trao giải Nobel Hòa bình. Nay
bà trở lại Bergen nơi khởi nguyên quốc tế của
mình.
Sáng
hội Rafto nhờ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris xin một bức thông điệp
thu âm tiếng nói Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ để đại diện Sáng hội Rafto đón
chào bà.
Trước
mặt bà Aung San Suu Ky, Ngoại trưởng Na Uy, bà Thị trưởng thành phố Bergen cùng
nhiều quan khách, bà Therèse Jebsen, Chủ tịch Điều hành Sáng hội Rafto, ngỏ lời
chào đón :
Aung
San Suu Kyi thân mến. Còn lại một khôi nguyên Giải Rafto duy nhất chưa được
hưởng tự do, đó là Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại
lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Sau 30 năm tù đày, Hòa thượng vẫn còn bị quản
thúc tại một Thiện viện ở Saigon. Sau chấn song giam hãm, Hòa thượng gửi tới
thông điệp sau đây trong ngày đón mừng này.
Ngay
lúc đó hình Đức Tăng Thống được chiếu trên màn ảnh lớn, và tiếng nói Hòa thượng
được bà Aung San Suu Kyi cùng hai mươi nghìn dân thành phố Bergen lắng nghe như
sau :
“Bà Aung San Suu Kyi thân
mến,
“Với niềm hoan hỉ tôi góp cùng hàng nghìn
nhân dân thành phố Bergen đón mừng bà hôm nay. Vương quốc Na Uy tặng cho bà Giải
Nobel Hòa bình, một danh dự cao quý nhất trên thế giới. Nhưng Bergen là nơi khởi
nguyên. Chính nhân dân thành Bergen, đặc biệt là Sáng hội Rafto, soi sáng vào sự
dũng cảm trong cuộc tranh đấu bất bạo động cho dân chủ Miến Điện của bà để kêu
gọi thế giới hậu thuẫn bà. Sáng hội Rafto như một đại gia đình. Bà là một trong
bốn khôi nguyên Giải Rafto được trao Giải Nobel Hòa bình sau đó. Cho nên hôm nay
đến Bergen, bà như trở lại nhà, về với gia đình. Đùm bọc một gia đình quy tụ
những người hiếm có biết tin vào sức mạnh đoàn kết quốc tế, vào sự hòa hợp và hỗ
tương. Những người biết tin niềm tin của Thánh Gandhi rằng, một con người tỉnh
thức có thể phá đổ một bạo quyền.
“Dân chủ tại Miến Điện như búp sen vừa nở.
Mong manh vươn lên từ bùn đen bất công và bạo động. Tôi tin quyết rằng, dưới sự
lãnh đạo của bà, hoa sẽ nở rộng. Một ngày không xa, đóa sen kia sẽ ngát hương tự
do trên khắp lãnh thổ Miến Điện và lan tới khắp vùng Đông Nam Á. Tôi tin ngày đó
sẽ đến.
“Tôi gửi bà lời chúc lành tốt đẹp trong ngày
vui bà đến Bergen mở ra kỷ nguyên mới cho tự do, dân chủ cho bà cũng như cho
nhân dân Miến Điện”.
Ỷ
Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại
Paris
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét