Hiện nay, quan hệ Mỹ-Iran có nguy cơ bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào, nhưng cũng có cơ hội hòa bình.
Quan hệ Mỹ-Iran gần đây vô cùng căng thẳng, nay đã đến lúc có thể bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào. Trong hình là máy bay RQ-170 của Mỹ, loại Iran đã bắn hạ 1 chiếc trong lãnh thổ nước này.
|
Tờ “Quang Minh” dẫn các nguồn tin từ báo chí Malaysia cho biết, năm mới đã đến, nhưng quan hệ quốc tế lại không thay đổi theo thời tiết và mong muốn của mọi người. Quan hệ Mỹ-Iran là như vậy, cuối năm 2011 trở lại đây, quan hệ giữa Iran và thế giới phương Tây rất xấu.
Một là, Mỹ cáo buộc Iran có dính líu tham gia vào vụ ám sát Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ.
Hai là, Anh và Israel cáo buộc Iran bí mật phát triển vũ khí hạt nhân và đe dọa hành động quân sự chống lại Iran. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng báo cáo Iran bí mật phát triển vũ khí hạt nhân, khiến cho vấn đề hạt nhân Iran đột ngột trở nên phức tạp hơn.
Ba là, Mỹ và Châu Âu sau đó tuyên bố thực hiện đợt trừng phạt mới đối với Iran, đặc biệt quan hệ Anh-Iran bị đóng băng.
Bốn là, Iran bắn rơi một chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel của Mỹ, khiến Mỹ bị mất mặt.
Trong bối cảnh này, máy bay không người lái đã trở thành một con “át chủ bài” để Iran kiềm chế Mỹ và phương Tây tiến hành trừng phạt nước này.
Điều tồi tệ hơn là, mức độ thách thức Mỹ và phương Tây của Iran đang gia tăng, bắt đầu từ ngày 24/12/2011, Iran bắt đầu tập trận trên biển trong vòng 10 ngày.
Iran tập trận tại eo biển Hormuz và kéo dài xuống phía bắc Ấn Độ Dương |
Khu vực tập trận kéo dài từ eo biển Hormuz đến phía bắc Ấn Độ Dương, chiều sâu hơn 2.000 km. Ngày 27/12/2011, Phó tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi tuyên bố, nếu phương Tây đứng đầu là Mỹ tiến hành trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ đối với Iran, sẽ phong tỏa eo biển Hormuz, “Như thế, một giọt dầu cũng đừng mong vận chuyển qua eo biển Hormuz” (theo Thông tấn xã Iran).
Đối với vấn đề này, Mỹ cũng ăn miếng trả miếng, nếu Iran làm như vậy, Mỹ sẽ sử dụng vũ lực.
Mỹ, châu Âu và Israel tiếp tục gây sức ép
Như vậy, tình hình khu vực vịnh Péc-xích đã trở nên rất căng thẳng, quan hệ Mỹ-Iran cũng cận kề bờ vừng chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Đây chính mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng quốc tế trong năm mới.
Năm 2011 là một năm Bắc Phi, Trung Đông nổi lên một làn sóng dân chủ hóa, cũng là một năm thế giới phương Tây “ngồi thu tiền lãi” về ý thức hệ.
Đồng thời, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq, tình hình Trung Đông có vẻ tươi sáng. Thế là, Syria và Iran do người Shiite nắm quyền đã trở thành người kế tiếp bị Mỹ và phương Tây trừng phạt.
Cuối năm 2011, Mỹ, châu Âu, Israel liên tục gây sức ép đối với Iran, gia tăng mức độ trừng phạt, do được khích lệ bởi cách mạng Trung Đông. Không ngờ tới, tình hình vốn có lợi cho Mỹ và các nước phương Tây nhưng hiện đã trở thành cơ hội được Iran nắm lấy trước.
Cuộc tập trận Velayat 90 diễn ra trong 10 ngày. Trong hình là tên lửa Iran được phóng |
Mỹ không còn hy vọng lấy lại máy bay không người lái bị Iran bắn rơi, những thông tin quân sự và công nghệ chế tạo của nó đều có thể bị rò rỉ. Cho dù Iran không thể giải mã (bẻ khóa), thì những thông tin liên quan cũng có thể rơi vào tay nước khác.
Ngoài ra, nếu Iran thực sự phong tỏa eo biển Hormuz, thì dù Mỹ có sử dụng vũ lực, cũng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới trên toàn cầu, tạo ra một cơn bão mới cho nền kinh tế toàn cầu.
Có cơ hội biến “lưỡi kiếm” thành “lưỡi cày”
Dù sao, gần 40% dầu mỏ và số lượng khí đốt đáng kể của thế giới phải đi qua eo biển Hormuz để xuất khẩu tới các nơi trên thế giới.
Tuyến đường năng lượng sống còn này một khi bị cắt đứt sẽ giáng một đòn nghiêm trọng đối với nền kinh tế đang suy thoái của Mỹ và một châu Âu đang khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu rất có thể rơi xuống vực thẳm.
Hơn nữa, Mỹ rút quân khỏi Iraq, không làm cho Iraq được hòa bình thực sự, gần đây sự kiện ném bom khủng bố đã nói lên tất cả. Phái Shiite thân Iran sẽ làm suy yếu vai trò ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq.
Iran duyệt binh kết thúc cuộc tập trận Velayat 90
|
Vì vậy, biện pháp đáp trả Mỹ của Iran có tính hệ thống bao gồm chính trị, kinh tế và quân sự, làm cho Mỹ rơi vào thế thủ, thế bất lợi.
Nhưng cần phải chỉ ra rằng, quan hệ Mỹ-Iran đã đến thời điểm then chốt cần phải giải quyết. Đối với Iran, cho dù bắt giữ máy bay không người lái của Mỹ hay tập trận trên biển, thực ra chẳng qua là một nước cờ nhằm ép Mỹ nới lỏng trừng phạt và giảm sức ép địa-chính trị từ vấn đề hạt nhân Iran.
Đúng như Tư lệnh Hải quân Iran Habibollah Sayyari nói, Iran tập trận “không bao gồm phong tỏa eo biển Hormuz”, nhấn mạnh rằng tiền đề của “phong tỏa” là Mỹ trừng phạt Iran xuất khẩu dầu mỏ...
Trên thực tế, nếu Mỹ thể hiện đầy đủ thiện chí với Iran, đừng nói việc phong tỏa eo biển Hormuz “chỉ là mây trôi”, máy bay không người lái của Mỹ bị Iran bắn rơi cũng sẽ trở về chủ cũ.
Vì vậy, quan hệ Mỹ-Iran có nguy cơ bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào, những cũng có cơ hội hòa bình biến “lưỡi kiếm” thành “lưỡi cày”.
Mỹ-Iran đối đầu gay gắt, nhưng vẫn có có hội cho hòa bình. Trong hình là tàu sân bay USS John C. Stennis vừa xuất hiện tại eo biển Hormuz |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét