Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

VN đứng sau Miến Điện về tự do báo chí

Ông Phạm Minh Hoàng bị áp giải ra tòa trong năm 2011
Phóng viên Không Biên giới nêu vụ giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng bị kết án tù ba năm là ví dụ về trấn áp tự do ngôn luận
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam trong nhóm mười nước đàn áp báo chí mạnh nhất, sau cả Miến Điện.
Việt Nam, Sri Lanka và Trung Quốc thậm chí được Bấmnêu tên trong danh sách các nước tiêu biểu về trấn áp báo chí ở câu mở đầu của thông báo tóm lược báo cáo của Phóng viên Không Biên giới về tình hình bạo lực và kiểm duyệt báo chí ở Châu Á.


Hoa Kỳ, nước hay chỉ trích Việt Nam về tự do báo chí, đứng thứ 47, trong khi nhóm năm nước tự do nhất về báo chí theo thứ tự từ trên xuống là Phần Lan, Na Uy, Estonia, Hà Lan và Áo.Trong số 10 nước ASEAN, Việt Nam cũng có vị trí thấp nhất về tự do báo chí sau Miến Điện, Lào và Campuchia với số xếp hạng tương ứng cho bốn nước là 172, 169, 165 và 117 trong tổng số 179 nước trong Bấmdanh sách của Phóng viên Không Biên giới.
Pháp, nơi Phóng viên Không Biên giới có trụ sở chính, đứng thứ 38.

'Kẻ thù của Internet'
Tổ chức này bình về Việt Nam trong bản tóm lược báo cáo: "Việt Nam có vẻ theo gương trấn áp của Trung Quốc và tụt bảy hạng."
"Các nhà báo chuyên viết về chính trị và các blogger dân chủ đã bị chính quyền sách nhiễu trong khi tòa án tiếp tục lấy lý do an ninh quốc gia để đưa ra những bản án từ hai tới bảy năm tù giam."
"Chẳng hạn blogger Phạm Minh Hoàng đã bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế tại gia hôm 10 tháng Tám vì cáo buộc toan lật đổ chính quyền."
Ông Hoàng đã được Bấmtrả tự do hôm 15/1/2012 sau 17 tháng tù giam và hiện bị quản chế tại gia ở thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam hiện cũng nằm trong danh sách mười nước mà Phóng viên Không Biên giới coi là "Kẻ thù của Internet".
Báo cáo thường niên của Phóng viên Không Biên giới cũng nhắc tới những nước có nhiều nhà báo thiệt mạng vì bạo lực nhất thế giới với Pakistan đứng đầu sau khi 10 nhà báo đã thiệt mạng ở nước này trong năm 2011, theo sau là Afghanistan.
Phóng viên Không Biên giới cũng nói không có nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương nằm trong 10 nước tự do báo chí nhất thế giới sau khi New Zealand tụt xuống vị trí thứ 13, Australia đứng thứ 30 và Nhật đứng thứ 22 với độ tự do của báo chí giảm đi ở cả hai nước này.
Chính quyền Việt Nam chưa có phản ứng gì về báo cáo mới nhất của Phóng viên Không Biên giới, nhưng họ thường cho rằng một số tổ chức theo dõi báo chí có "dụng ý xấu" khi nói về Việt Nam trong khi truyền thông nhà nước hồi năm 2011 từng cáo buộc Phóng viên Không Biên giới "liên tục chống phá" chính quyền Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét