Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phản hồi lại đơn kiện họ không trả nợ đáo hạn rằng đơn khiếu kiện của chủ nợ nước ngoài này là “vô giá trị”.
Hãng BấmBloomberg ngày 20/01/2012 đưa tin trong phản hồi chính thức gửi tới tòa ở London, Anh Quốc, Vinashin nói rằng chỉ có bên giàn xếp chính cho hợp đồng vay (chủ nợ chính) là Credit Suisse AG, văn phòng Singapore mới có thể siết nợ theo chỉ đạo của đa số chủ nợ.
Bloomberg cho hay phản hồi nói chủ nợ Elliott Vin (Hà Lan) NV mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A và đã không thông báo đúng đắn cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và rằng Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.Phản hồi do luật sư David Allen, thuộc hãng luật Mayer Brown International LLP, đại diện cho Vinashin và 21 bị đơn, nộp cho tòa vào ngày 9/01/2012, bốn ngày trước hạn chót mà án lệnh của tòa đưa ra cho bên bị.
Vinashin nhận khoản vay 600 triệu đôla vào năm 2007 và không trả nợ đáo hạn lần đầu vào tháng 12 năm 2010 và thêm hai lần nữa, đưa hợp đồng vay này vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.
Trong phản hồi gửi tòa, mà BBC có được bản sao, luật sư đại diện cho bên bị - Vinashin và 21 công ty Việt Nam - thừa nhận một số điểm liên quan tới hợp đồng vay này nhưng bác bỏ từng và tất cả cáo buộc bên nguyên đưa ra.
Phản hồi này cũng nói rằng hợp đồng vay được khống chế bởi luật Anh nhưng cũng có điều khoản trong hợp đồng này nói rằng các tòa tại Anh không phải là nơi duy nhất có quyền phán xét trong bất kỳ tranh chấp nào trong hợp đồng này.
'Tiền lệ xấu'
Giới quan sát cũng đang theo dõi đồn đoán về khả năng Vinashin có thể nộp đơn xin được bảo hộ theo luật phá sản mặc dù
Bấm
Bộ Chính Trị Việt Nam hồi năm 2010 khẳng định điều họ gọi là "cương quyết không để Vinashin vỡ nợ và sụp đổ".
Hợp đồng vay đề ngày 24/05/2007 mà Vinashin ký với các chủ nợ nước ngoài không được chính phủ Việt Nam bảo lãnh mặc dù chính phủ có viết một thư ủng hộ để Vinashin đi vay.
Được biết Vinashin từng đề xuất sẽ thanh toán 35 xu cho mỗi đôla đi vay cho các chủ nợ nước ngoài và 20 xu cho mỗi đôla vay từ chủ nợ trong nước, một đề nghị mà giới phân tích xem là việc "nói đùa".
Trong bài viết ngày 20/01/2012 đăng trên Tạp chí Cấp vốn Quốc tế, phân tích gia chính của tạp chí này
Bấm
Jonathan Rogers khuyến cáo rằng "Nếu Việt Nam hy vọng còn quay lại thị trường vốn nước ngoài thì Việt Nam phải làm mọi cách để tránh tiền lệ xấu này bởi có thể sẽ chẳng còn vay được ở nơi nào nữa".
Ông Rogers cũng cảnh báo khả năng đối diện trách nhiệm liên đới của Vinalines và PetroVietnam, nơi tiếp quản các đơn vị kinh doanh từng thuộc về Vinashin (do nỗ lực tái cơ cấu lại tập đoàn này) vì các tổng công ty/công ty con trực thuộc Vinashin (một số hiện cũng đã bị kiện) là những bên bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 600 triệu đôla của Vinashin theo hợp đồng ban đầu.
Vào ngày 01/11/2011, Elliott đã gửi đơn kiện ra Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì bên nguyên mô tả toàn bộ 21 bị đơn còn lại là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ trả nợ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét