Theo tin của tờ Tuổi Trẻ hôm qua, phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố chỉ vì đã tham gia vào việc đưa tiền hối lộ cho Huỳnh Minh Đức nhằm tìm kiếm bằng chứng về hành vi tiêu cực của cảnh sát giao thông.
Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam vì là bạn của Trần Minh Hoà và cũng đã tham gia vào việc hối lộ cho Huỳnh Minh Đức.
Sau bài báo nói trên của nhà báo Hoàng Khương, ông Huỳnh Minh Đức đã bị bắt tạm giam vì tội « nhận hối lộ ». Nhưng sau đó, công an lại yêu cầu Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và Cục Báo chí « kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo » của Hoàng Khương. Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ cho rằng phóng viên Hoàng Khương chỉ sai sót về mặt nghiệp vụ, nên chỉ tạm đình chỉ công tác phóng viên này để xử lý nội bộ, chứ không đồng tình với việc rút thẻ nhà báo.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời hai luật sư Phan Trung Hoài và Phan Đức Linh, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ quyền lợi cho nhà báo này, đồng thời đang làm thủ tục xin cho Hoàng Khuơng được tại ngoại vì lý do hoàn cảnh gia đinh và sức khoẻ cá nhân.
Vụ bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương đang gây xôn xao dư luận ở Việt Nam. Tranh luận hiện nay là chung quanh vấn đề : khi tác nghiệp, phóng viên được quyền thâm nhập thực tế đến mức độ nào ?
Theo một số luật sư, được tờ Người Lao động phỏng vấn hôm qua, nhà báo Hoàng Khương không có dấu hiệu phạm tội, mà chỉ « nhập vai » tham gia vào việc đưa hối lộ để lấy tư liệu và bằng chứng nhằm viết các bài báo chống tiêu cực.
Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, Luật sư Trần Vũ Hải tại Hà Nội nhấn mạnh đến những rủi ro của việc nhà báo hay công dân tham gia điều tra chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét