Mất Lòng Tin, Bất ổn Kinh Tế: Tư Bản Quốc Tế Chạy Khỏi VN; EuroCham báo nguy: bề mặt êm thắm, nhưng kinh tế VN quá bất ổn
VIETNAM (VietBao) — Tư bản quốc tế cho biết nhiều công ty đang bỏ chạy khỏi Việt Nam vì nhiều rào cản luật lệ và vì bất ổn kinh tế.
Bản tin VOA nói rằng Việt Nam đang mất dần sức thu hút như là một điểm đến trong khu vực của các nguồn đầu tư nước ngoài do các cản trở thương mại, những gánh nặng luật lệ, và bất ổn kinh tế. Đó là nhận định của Phòng Thương mại Châu Âu đưa ra ngày 1/12.
AFP trích dẫn phát biểu của ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết lòng tin của giới đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam đang sút giảm.
5 năm trước, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam là một ưu tiên của giới đầu tư, nhưng giờ đây các doanh nghiệp ngoại quốc đang tìm tới những đích đến khác đang ngày một hấp dẫn hơn như Indonesia chẳng hạn, một thị trường lớn hơn với môi trường kinh doanh vừa được cải thiện.
Tuy nhận xét rằng Việt Nam có đạt được một số tiến bộ, nhưng Chủ tịch EuroCham cũng khuyến cáo là đã xuất hiện một số khó khăn mới. Ông nói Phòng Thương mại Châu Âu quan ngại trước việc Việt Nam vẫn thực thi các biện pháp cản trở thương mại. Một dẫn dụ được đưa ra là quy định ngăn cấm nhập khẩu các loại bia rượu, mỹ phẩm, và điện thoại di động vào 3 hải cảng có hiệu lực từ giữa năm nay.
Ngoài ra, vẫn theo EuroCham, nghị định mới về cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài có thể làm ảnh hưởng tới các nguồn đầu tư mới vào Việt Nam.
Trong số các khuyến nghị đưa ra, Phòng Thương mại Châu Âu kêu gọi Việt Nam tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mạnh tay chống tham nhũng hơn nữa.
Đặc biệt, bản tin từ BBC nói rằng các chuyển biến chính trị ảnh hưởng tới kinh tế VN:
“Kể từ tháng Hai, chính phủ Việt Nam cố bình ổn nền kinh tế vốn đang đối diện một loạt các thách thức bao gồm cả thực trạng dự trữ ngoại hối bị suy giảm, nhập siêu kinh niên, tiền đồng mất giá và mức lạm phát cao nhất của châu Á.
Trong số một loạt các biện pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng lãi suất cơ bản lên nhiều lần.
Chủ tịch EuroCham cho biết đáng ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp từ một năm trước hoặc thập chí sớm hơn.
Ông nói thêm rằng chính phủ nhiều khả năng không muốn đưa ra các quyết định quan trọng trước Đại hội Đảng hồi tháng Một năm nay.
Giới chức lãnh đạo cũng có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề bởi trên bề mặt Việt Nam vẫn dường như không hề hấn gì với tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6%.
“Có lẽ cũng cần phải có thời gian để giới nhà lãnh đạo nhận ra rằng tình hình … không phải êm thấm như trên bề mặt,” ông Cany nói…”
Bản tin từ trang Diễn Đàn Kinh Tế VEF.VN ghi nhận về buổi nói chuyện này:
“…Hoặc ngay như ở hoạt động phân phối bán lẻ, đã từng có nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như Tesco, Carefour đến thăm dò thị trường Việt Nam và phấn khích nhận ra tiềm năng kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tham khảo quá trình xin giấy phép đầu tư và khung pháp lý có liên quan, các hãng đều chưa quyết định đầu tư vào Việt Nam và chuyển sang thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
…Theo kết quả cuộc điều tra gần đây nhất (10/2011) về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham Việt Nam, so với quý trước, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm. Điều đó thể hiện một sự sụt giảm về lòng tin của nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam như là một điểm đến đầu tư.
Cùng với sự sụt giảm 28% đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát trên 20%, công bằng mà nói các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng lo ngại về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012″ của Ngân hàng thế giới, xếp vị trí 98/183 nước.
VIETNAM (VietBao) — Tư bản quốc tế cho biết nhiều công ty đang bỏ chạy khỏi Việt Nam vì nhiều rào cản luật lệ và vì bất ổn kinh tế.
Bản tin VOA nói rằng Việt Nam đang mất dần sức thu hút như là một điểm đến trong khu vực của các nguồn đầu tư nước ngoài do các cản trở thương mại, những gánh nặng luật lệ, và bất ổn kinh tế. Đó là nhận định của Phòng Thương mại Châu Âu đưa ra ngày 1/12.
AFP trích dẫn phát biểu của ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết lòng tin của giới đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam đang sút giảm.
5 năm trước, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam là một ưu tiên của giới đầu tư, nhưng giờ đây các doanh nghiệp ngoại quốc đang tìm tới những đích đến khác đang ngày một hấp dẫn hơn như Indonesia chẳng hạn, một thị trường lớn hơn với môi trường kinh doanh vừa được cải thiện.
Tuy nhận xét rằng Việt Nam có đạt được một số tiến bộ, nhưng Chủ tịch EuroCham cũng khuyến cáo là đã xuất hiện một số khó khăn mới. Ông nói Phòng Thương mại Châu Âu quan ngại trước việc Việt Nam vẫn thực thi các biện pháp cản trở thương mại. Một dẫn dụ được đưa ra là quy định ngăn cấm nhập khẩu các loại bia rượu, mỹ phẩm, và điện thoại di động vào 3 hải cảng có hiệu lực từ giữa năm nay.
Ngoài ra, vẫn theo EuroCham, nghị định mới về cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài có thể làm ảnh hưởng tới các nguồn đầu tư mới vào Việt Nam.
Trong số các khuyến nghị đưa ra, Phòng Thương mại Châu Âu kêu gọi Việt Nam tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mạnh tay chống tham nhũng hơn nữa.
Đặc biệt, bản tin từ BBC nói rằng các chuyển biến chính trị ảnh hưởng tới kinh tế VN:
“Kể từ tháng Hai, chính phủ Việt Nam cố bình ổn nền kinh tế vốn đang đối diện một loạt các thách thức bao gồm cả thực trạng dự trữ ngoại hối bị suy giảm, nhập siêu kinh niên, tiền đồng mất giá và mức lạm phát cao nhất của châu Á.
Trong số một loạt các biện pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng lãi suất cơ bản lên nhiều lần.
Chủ tịch EuroCham cho biết đáng ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp từ một năm trước hoặc thập chí sớm hơn.
Ông nói thêm rằng chính phủ nhiều khả năng không muốn đưa ra các quyết định quan trọng trước Đại hội Đảng hồi tháng Một năm nay.
Giới chức lãnh đạo cũng có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề bởi trên bề mặt Việt Nam vẫn dường như không hề hấn gì với tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6%.
“Có lẽ cũng cần phải có thời gian để giới nhà lãnh đạo nhận ra rằng tình hình … không phải êm thấm như trên bề mặt,” ông Cany nói…”
Bản tin từ trang Diễn Đàn Kinh Tế VEF.VN ghi nhận về buổi nói chuyện này:
“…Hoặc ngay như ở hoạt động phân phối bán lẻ, đã từng có nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như Tesco, Carefour đến thăm dò thị trường Việt Nam và phấn khích nhận ra tiềm năng kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tham khảo quá trình xin giấy phép đầu tư và khung pháp lý có liên quan, các hãng đều chưa quyết định đầu tư vào Việt Nam và chuyển sang thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
…Theo kết quả cuộc điều tra gần đây nhất (10/2011) về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham Việt Nam, so với quý trước, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm. Điều đó thể hiện một sự sụt giảm về lòng tin của nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam như là một điểm đến đầu tư.
Cùng với sự sụt giảm 28% đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát trên 20%, công bằng mà nói các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng lo ngại về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012″ của Ngân hàng thế giới, xếp vị trí 98/183 nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét