LÝ ĐẠI NGUYÊN
MƯU LƯỢC TẦUCỘNG QUA CHUYẾN CÔNG DU
VIỆTNAM THÁILAN CỦA TẬP CẬN BÌNH
Theo bản tin Tân Hoa Xã ngày 19/12/2011, trích nguồn tin từ bộ ngoại giao Trungcộng thì: “Bắckinh dự định tăng cường các mối quan hệ hơn nữa với Việtnam và Tháilan, nhân chuyến công du của Tập Cận Bình phó chủ tịch Trungquốc”.
Tập Cận Bình, người được xem như sắp lên nắm quyền tối cao của đảng và nhà nước Trungcộng nhiệm kỳ tới. Ông ta tới Hànội từ 20 đến 22/12 và Bangkok từ 22 đến 24/12/2011. Sau đó sẽ sang Hoakỳ.
Trước kia Hồ Cẩm Đào còn là chuẩn lãnh tụ Trungcộng, thì chỉ lấy việc sang gặp tổng thống Hoakỳ làm chính, chuyến này Tập Cận Bình phải chứng tỏ được khả năng lấy lòng, có làm hòa nổi với các nước láng giềng trước khi diện kiến với tổng thống Mỹ hay không ?
Đây có phải chăng để cho Tập Cận Bình học hiểu được giá trị của một nước lớn đã trưởng thành, phải có trách nhiệm phát triển hoà bình đối với các láng giềng và cộng đồng quốc gia trên thế giới như thế nào mới đúng.?
Chuyến công du của ông Tập Cận Bình tại Việtnam và Tháilan diễn ra trong bối cảnh mà hình ảnh bành trướng hung hãn của Bắckinh tại vùng Biển Đông đã khiến các nước trong vùng Đông Nam Á và Việtnam phải cảnh giác. Toàn Khối ASEAN đều dựa vào Hoakỳ.
Trong khi đó chính sách Á Châu – Thái Bình Dương của chính quyền Mỹ Obama đặt: “Khu vực này là tương lai của nước Mỹ”.
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương
– APEC, ngày 12/11/2011, Hoakỳ đưa ra bản công bố của 9 nước về “Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương
– TPP làm mốc hướng tới mục tiêu nối kết các nền kinh tế liên hệ và tự do hóa các hoạt động mậu dịch và đầu tư trong tổ chức này”.
Việtnam là một thành viên của TPP.
Cũng tại Hội Nghị này ngày 13/11/11, tổng thống Mỹ, Barack Obama kêu gọi: “Trungquốc thay đổi chính sách đã gây bất lợi cho Hoakỳ và các nước đối tác khác, để cho chỉ tệ của Trungquốc tăng giá và hướng tới nền kinh tế nội địa”.
Khi thăm nước Úc, tổng thống Mỹ loan báo sẽ triển khai đến 2.500 thủy quân lục chiến Hoakỳ ở căn cứ Darwin ở miền Bắc Australia. Hiện nay Hoakỳ có khoảng 70 ngàn quân đóng tại Nhậtbản và Hànquốc.
Hoakỳ dự trù đặt các chiếm hạm ở Singapore, điều đó minh chứng cho việc Chính quyền Obama đã xác định Châu Á là ưu tiên chủ chốt của Hoakỳ, mà từ tổng thống Barack Obama, ngoại trưởng Hillarry Clinton, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đã từng tuyên bố.
Hoakỳ, Ấnđộ, Nhậtbản cũng vừa khai mạc “Đối Thoại Tay Ba” đầu tiên tại Hoa Thịnh Đốn 19/12/2011.
Nước Miến Điện đang Dân Chủ Hóa, thoát ra chiếc bóng của Trungcộng, hội nhập với thế giới bên ngoài.
Tay sai đắc lực để gây rối cho Hoakỳ và vùng Bắc Á là Kim Chính Nhật của Trungcộng vừa từ trần hôm 17/12/2011. Chưa ai biết nổi Bắc Hàn sẽ trôi dạt về bến nào.
Trong khi đó thì tại Việtnnam, kế hoạch Hán Hoá Việt Nam của Hồ Cẩm Đào qua lá bài Nông Đức Mạnh, người Việt gốc Choang, trong 10 năm làm Tổng Bí Thư với 2 tay sai đắc lực là Nguyễn Khoa Điềm và Tô Huy Rứa trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đã khống chế hoàn toàn ngành truyền thông Việtnam, đưa lối nghĩ, lối sống, lối cai trị của cán bộ đảng viên các cấp rập khuôn theo Tầu.
Thay đổi sách giáo khoa từ tiểu học tới đại học, gạt bỏ tất cả những trang sử kiêu hùng của dân tộc chống Tầu xâm lăng. Không còn tìm thấy lời hịch: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” nữa.
Lộ liễu nô lệ Tầu nhất đã xuất hiện trong dip lễ kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 01/10 quốc khánh Trungcộng, đến ngày 10/10 quốc khánh Trunghoa, tất cả từ nội dung lẫn hình thức của cuộc lễ chỉ thấy toàn là Tầu và Tầu, không tìm đâu ra tinh thần truyền thống Tự Chủ Dân Tộc chống xâm lăng của cha ông.
Không những giới trí thức và dân chúng phản đối quyết liệt, ngay những đảng viên và quân đội cũng tỏ ra bất mãn với tính nô lệ Trungcộng quá đáng của giới cầm đầu đảng.
Khiến cho ban lãnh đạo mới của đảng được bầu ra ở Đại Hội XI, không còn dám mau mắn sang triều kiến Bắckinh như trước nữa.
Trong khi Trungcộng thực hiện kế hoạch tinh vi dùng chính tay các lãnh đạo Việtcộng góp sức trong cuộc Hán Hoá Toàn Diện Việtnam, từ văn hóa tư tưởng, tới chính trị, kinh tế, đến lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải và biển đảo, thì Hoakỳ cũng quyết liệt nhập nội Việtnam, tạo ra cuộc chạy đua ráo riết, buộc Trungcộng phải bộc lộ tham vọng bành trướng công khai bằng cách tăng cường hải lực để xác lập chủ quyền trên 80% diện tích ở Biển Đông.
Dùng tầu Hải Chính cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việtnam.
Trực tiếp đe dọa tới an ninh của quốc gia, và an sinh của ngư dân Việtnam.
Đẩy các nước trong vùng Đông Nam Á và Áchâu vào thế cần tới sức mạnh hải quân của Mỹ. Việtcộng bị kẹt vào thế không còn an toàn trong cuộc đu giây giữa Mỹ và Tầu nữa.
Nhất là giới trí thức, thanh niên và dân chúng Việtnam đã dám bày tỏ thái độ quyết liệt chống Tầucộng xâm lăng, bằng các cuộc xuống đường biểu tình ở Saigon và Hànội trong nhiều tuần liên tiếp.
Nên Việtcộng phải áp dụng chiến thuật phân thân, cho Nguyễn Phú Trọng đại diện đảng Việt cộng xoa dịu Bắckinh.
Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đại diện nhà nước và chính phủ đi theo các nước dân chủ để lập thế liên hoàn. Rồi lên tiếng đòi chủ quyền Hoàngsa, Trườngsa cho Việtnam.
Sáng 16/12/11, taị Hội nghị Quân Ủy Trung Ương ở Hànội, Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cũng kêu gọi toàn quân: “Bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, vùng trời và biển đảo của Tổquốc”.
Bên lề cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh các nước vùng sông Mekong lần thứ 4 ngày 19/12/11, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng cũng gặp Đới Bỉnh Quốc đại diện Trungcộng ở thủ đô Nay Pyi Taw của Miến Điện.
Đới Bỉnh Quốc tuyên bố: “Hết sức coi trọng đại cục quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Trung và quyết tâm giải quyết thoả đáng những tranh chấp trên biển”.
Với mưu lược thâm hiểm của Tầucộng thì đây có lẽ là lời nói thay cho Tập Cập Bình, trong cuộc gặp và làm việc với giới lãnh đạo Việt cộng.
Vì nếu có thoả thuận gì thì cũng chỉ được tuyên bố bằng những lời sáo rỗng quen thuộc, còn như giải quyết thoả đáng những tranh chấp trên biển, nếu bên Việtcộng bị nhượng bộ, hay phiá Trungcộng xuống nước thì về mặt tuyên truyền không thể công khai, chỉ có thể hiểu ngầm. Nhất là trong không khí toàn dân Việtnam trong, ngoài nước đang quyết chống Việt cộng bán nước, Trungcộng xâm lược.
Còn phiá Trungcộng thì biến cố 13.000 dân làng Ô Khảm đang nổi lên đuổi chính quyền ra khỏi làng, phong trào đòi đất đai này đang lan rộng tại tỉnh Quảng Đông và được thông tin mạng truyền đi khắp nước, đã thành một “hồi chuông báo tử” cho chế độ Trungcộng.
Giờ đây Trungcộng nếu có hành vi nào tỏ ra xuống nước trước áp lực quốc tế thì tinh thần quân đội công an sẽ vỡ, chiếc ghế lãnh đạo của Cộng Đảng Trunghoa sẽ sớm tiêu vong.
LÝ ĐẠI NGUYÊN Little Saigon ngày 20/12/2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét