Hậu quả của việc tăng lãi suất nhằm kềm chế mức lạm phát là số khoản vay và đầu tư giảm mạnh, làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam năm nay sụt giảm cũng một phần là do các biện pháp của chính phủ nhằm giảm đầu tư công và thâm hụt ngân sách.
Chính phủ Hà Nội ban đầu đề ra chỉ tiêu kềm chế lạm phát 2011 ở mức 7%, sau đó đã điều chỉnh lên thành 17%, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được chỉ tiêu này, vì tỷ lệ năm nay lên đến gần 18,6%, mức cao nhất châu Á. Đây là năm thứ hai mà chính phủ Việt Nam thất bại trong việc kềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, vì trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát đã là 11,8%.
Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 đã giảm mạnh, xuống còn 9,5 tỷ đôla, mức thấp nhất từ một thập niên qua. Kết quả này là do tác động của việc chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm chi tiêu công và hạn chế nhập khẩu xa xỉ phẩm.
Chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2012 là đạt mức tăng trưởng từ 6 đến 6,5% và kềm chế lạm phát ở mức 9%.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Chính phủ Hà Nội ban đầu đề ra chỉ tiêu kềm chế lạm phát 2011 ở mức 7%, sau đó đã điều chỉnh lên thành 17%, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được chỉ tiêu này, vì tỷ lệ năm nay lên đến gần 18,6%, mức cao nhất châu Á. Đây là năm thứ hai mà chính phủ Việt Nam thất bại trong việc kềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, vì trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát đã là 11,8%.
Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 đã giảm mạnh, xuống còn 9,5 tỷ đôla, mức thấp nhất từ một thập niên qua. Kết quả này là do tác động của việc chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm chi tiêu công và hạn chế nhập khẩu xa xỉ phẩm.
Chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2012 là đạt mức tăng trưởng từ 6 đến 6,5% và kềm chế lạm phát ở mức 9%.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét