Tân Hoa Xã trích nguồn tin điều tra công nhận rằng việc dân làng Ô Khảm , tỉnh Quảng Đông than phiền « những vụ sai trái liên quan đến sử dụng đất và bồi hoàn tài chính » là « chính đáng ».
Trưởng ban điều tra , cũng là đương kim phó chủ tịch Ủy ban địa ốc và Tài nguyên Thiên nhiên của tỉnh Quảng Đông thừa nhận, một công ty quản lý đất đai đã sử dụng một diện tích đất nhiều hơn là quyết định của chính phủ, trong khi cơ quan đặc trách bồi thường đã không tôn trọng kỳ hạn.
Một « sai trái » khác là một cựu bí thư xã đã dùng tiền hối lộ để mua xe cho cá nhân mình.
Thông tin dân làng Ô Khảm chống tham nhũng từ 10 năm nay hoàn toàn không được báo chí chính thức đề cập. Đến tháng 9 năm nay, tình hình trở thành nóng bỏng với nhiều cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình.
Khi bốn dân làng bị bắt giam và một trong những người lãnh đạo là ông Tiết Kim Ba chết trong lúc bị bắt thì toàn bộ dân làng nổi dậy đuổi toàn thể cán bộ chính quyền ra khỏi làng và bầu ban đại diện mới.
Chính quyền Quảng Đông đã tăng viện hàng ngàn công an võ trang bao vây làng, cắt đứt internet, nhưng không làm nao núng những nông dân đã mất hết ruộng cày.
Cho đến khi dân làng đe dọa kéo lên huyện và phóng viên quốc tế đến tận nơi thì lúc đó chính quyền mới nhượng bộ, gởi cán bộ xuống hòa giải và thu thập nguyện vọng của dân bị chà đạp suốt 10 năm qua.
Trưởng ban điều tra , cũng là đương kim phó chủ tịch Ủy ban địa ốc và Tài nguyên Thiên nhiên của tỉnh Quảng Đông thừa nhận, một công ty quản lý đất đai đã sử dụng một diện tích đất nhiều hơn là quyết định của chính phủ, trong khi cơ quan đặc trách bồi thường đã không tôn trọng kỳ hạn.
Một « sai trái » khác là một cựu bí thư xã đã dùng tiền hối lộ để mua xe cho cá nhân mình.
Thông tin dân làng Ô Khảm chống tham nhũng từ 10 năm nay hoàn toàn không được báo chí chính thức đề cập. Đến tháng 9 năm nay, tình hình trở thành nóng bỏng với nhiều cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình.
Khi bốn dân làng bị bắt giam và một trong những người lãnh đạo là ông Tiết Kim Ba chết trong lúc bị bắt thì toàn bộ dân làng nổi dậy đuổi toàn thể cán bộ chính quyền ra khỏi làng và bầu ban đại diện mới.
Chính quyền Quảng Đông đã tăng viện hàng ngàn công an võ trang bao vây làng, cắt đứt internet, nhưng không làm nao núng những nông dân đã mất hết ruộng cày.
Cho đến khi dân làng đe dọa kéo lên huyện và phóng viên quốc tế đến tận nơi thì lúc đó chính quyền mới nhượng bộ, gởi cán bộ xuống hòa giải và thu thập nguyện vọng của dân bị chà đạp suốt 10 năm qua.
-------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét