Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Mỹ 'gán nợ' Đài Loan cho Trung Quốc?

(doc bài viêt này,nếu là sự thật dễ thấy sụ suy luân và lương tâm của người Mỹ ra sao... điều này không ngac nhiên vì có gương  VNCH và Trung hoa dân quốc cũng chính là Dài loan ?)

y tuởng đi trước sự thật theo sau ! ! !
Huỳnh Văn Công.
--------------------***--------------

Tổng thống Barack Obama có thể giải quyết mọi khó khăn kinh tế của Mỹ và đảm bảo tái đắc cử nhiệm kỳ mới bằng việc đề nghi Trung Quốc xóa hết các khoản nợ của Washington, đổi lấy việc Nhà Trắng chấm dứt hỗ trợ Đài Bắc.

Ngay sau khi công bố trên trang báo New York Times, ý tưởng này thổi bùng cuộc tranh luận sôi nổi.

Tác giả của ý tưởng trên là cựu chiến binh cuộc chiến Iraq Paul Kane, từng là cộng tác viên khoa học tại Cao đẳng Kennedy thuộc ĐH Harvard, chuyên nghiên cứu vấn đề an ninh quốc tế.
Nếu tính khả thi trong đề an của Kane là chuyện còn phải bàn thì lập luận của tác giả bài báo trên New York Times không phải là không xác đáng.

Dù đặt cho đề an của Kane cái tên “giao kèo bán Đài Loan” nhưng có vẻ là giới bình luận Mỹ chưa lĩnh hội được những điểm mấu chốt trong bài viết của tác giả.

Thực ra Kane xuất phát từ quan điểm: trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Washington nên từ bỏ những định kiến cũ, đóng khuôn rằng sức mạnh của Mỹ trông cậy chủ yếu vào lực lượng quân sự chứ không dựa trên cơ sở khả năng cạnh tranh kinh tế.

Chuyên viên Kane kêu gọi chính quyền Mỹ từ bỏ y dinh chiến tranh Lạnh để thừa nhận một thực tế đơn giản: đối với đất nước thì việc thịnh vượng kinh tế có giá trị nhiều hơn so với thành tựu về mặt quân sự.

Từ đó dẫn đến ý nghĩa can bản trong thương vụ mà Kane đề nghi. Việc từ chối hỗ trợ quân sự và bán vũ khí cho Đài Loan không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Mỹ.

Trong khi đó, đối với Trung Quốc, giải quyết vấn đề Đài Loan có ý nghĩa tượng trưng hết sức to lớn. Và do vậy Bắc Kinh hoàn toàn có thể xóa hết nợ cho Washington, tác giả Paul Kane đặt giả thuyết.

Ngoài ra, Đài Loan đang ngày càng thể hiện xu hướng hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng thống nhất hòn đảo này với Trung Quốc đại lục là chuyện không thể tránh khỏi.

Như vậy, khi mà Đài Loan sớm hay muộn sẽ thuộc về Trung Quốc, có nghĩa là hòn đảo không quá quan trọng về chiến lược đối với Mỹ.

Đối với Bắc Kinh, việc hạ nhiệt đối kháng trong khu vực vịnh biển Đài Loan sẽ giúp giảm đáng kể khoản chi ngân sách quân sự.

Nhìn lại có thể thấy, trong các mục đích quân sự trực tiếp hay gián tiếp gắn với Đài Loan, mỗi năm Trung Quốc cần chi khoảng 30-50 tỷ USD.

Tính chung chỉ trong vòng hai chục năm, Trung Quốc hoàn toàn có thể  "nhận lại" 1.000 tỷ USD sau khi Bắc Kinh "tha nợ” cho Washington, chuyên viên Paul Kane tính toán.

Dù bản thân đề xuất "đem Đài Loan gán nợ" nghe có vẻ kỳ quặc nhưng không hẳn là quá xa vời thực tế.

Phó Giám đốc Viện các nước Á-Phi thuộc ĐH Tổng hợp Lomonosov Andrei Karneev chia sẻ: “Đề nghi này phản ánh một quá trình tâm lý tiềm ẩn sự lúng túng ngày càng tăng của chính quyền Obama trong quan hệ với Đài Loan.

Không ngẫu nhiên mà các chuyên viên thảo luận về tính hiện thực của kịch bản Mỹ hy sinh lợi ích hỗ trợ Đài Loan để nhận được nhượng bộ nào đó từ phía Trung Quốc.

Nhiều người đang nghĩ rằng xu hướng như vậy là viễn ảnh thiêt thực, nếu tính đến mức độ lệ thuộc về kinh tế của Washington vào Bắc Kinh”, chuyên viên Andrei Karneev nhận định.

Một số chuyên gia cho rằng ngay cả hoạt động ngày càng ráo riết của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng hoàn toàn tương đồng với xu hướng giảm sự quan tâm của Washington dành cho Đài Bắc.

Trong đó, các nhà phân tích nhắc đến  sự kiện Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các phi cơ tiêm kích F-16. Dự phần vào cuộc đụng độ xung quanh Đài Loan - nếu như đột nhiên tình hinh chuyển sang giai đoạn nóng - là hoàn toàn không phục vụ cho lợi ích của Mỹ.

Những tốn phí mới, nhiều tỷ USD, và mạo hiểm cực lớn hẳn sẽ chôn vùi hoàn toàn niềm hy vọng phục hồi sau khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ.

Hinh nhu là chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Vũ khí của Washington  không còn là yếu tố kiềm chế Bắc Kinh, còn sức mạnh tài chính của Trung Quốc và trước hết là những nghĩa vụ trả nợ rất lớn đặt ra trước ngân khố Mỹ, đang  buộc người Mỹ phải hành xử theo lối khác.

Trong bài viết đăng trên trang New York Times, tác giả Paul Kane có trích dẫn lời Đô đốc Michael Mullen, cựu lãnh đạo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ rằng: "Nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta chính là những món nợ của chúng ta".

Từ quan điểm này, đề an hy sinh Đài Loan để cứu vãn nền kinh tế Mỹ không phải là chuyện tưởng tượng vô bổ.

Theo RUVR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét