Từ đây đến cuối tháng, các đại biểu trong Quốc Hội bù nhìn của Cộng sản Việt Nam đang bàn tán rất nhiều về mức lương căn bản của người lao động tại Việt Nan. Vì vậy, nhiều nghiên cứu được tung ra, cho thấy người lao động của Việt Nam là giai cấp cùng khổ nhất và không còn thời gian nghỉ ngơi vì phải làm 2,3 việc mới đủ trang trải.
Saigon Moi
Bọn cầm quyền Việt cộng đã đẩy dân và Tôn Giáo đến bờ thẳm. Nếu tất cả chúng không đoàn kết cùng nổi dậy lật đổ bọn bạo quyền này thì sớm muộn gì chúng ta cũng bị chết từ từ. Vậy trước sau gì cũng một lần chết, chúng ta phải hy sinh để cho đời con cháu chúng ta tìm lại sự sống, nếu chúng ta sợ chết hôm nay cũng không thoát chết ngày mai. Nếu chúng ta muốn được sống chỉ còn cách đi vào chỗ chết để tìm sự sống cho chính bản thân mình và cho con cháu chúng ta. Nếu tất cả 90 triệu dân đồng loạt xuống đường thì bọn cầm quyền phải bỏ chạy. Chúng ta chỉ cần hy sinh 100 người đầu tiên thì thế giới sẽ can thiệp như ở các nước Trung Đông.
Thế giới đang chờ hành động của chúng ta để giúp đỡ chúng ta. Nếu chúng ta run sợ thì bọn Việt cộng sẽ giết dần chúng ta cũng lên đến hàng ngàn người.
Thứ Tư, Ngày 23 tháng 11-2011
Theo những báo cáo đau lòng cho biết, rất nhiều công nhân ghi danh tình nguyện làm thêm giờ chỉ để có thêm một bữa cơm và có thêm thu nhập. Nhà nước Cộng sản Việt Nam sai lầm ở chỗ xây dựng tiền lương tối thiểu quá thấp.
Theo một số điều tra, 30% người lao động trong các khu công nghiệp Saigon đang mắc bệnh suy dinh dưỡng. Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi tiết lộ thực tế hơn 3000 cuộc đình công xảy ra vừa qua, 90% xuất phát từ tiền lương. Một điều rất đáng lưu ý là hơn 90% các cuộc đình công diễn ra đều bị đàn áp. Thực tế thì bất kỳ người lao động nào cũng có mong muốn, khát khao được ở bên chăm sóc gia đình, không một người lao động nào muốn làm thêm giờ. Vì lương quá thấp, tiền lương không đủ sống nên buộc lòng người ta phải chấp nhận việc làm tăng giờ, tăng ca.
Một công nhân ở khu chế xuất Tân Thuận cho thông tín viên SBTN tại Saigon biết là lao động ở quê anh, lương không đủ sống nên phải dậy lúc 2 đến 3 giờ sáng đi trồng rau muống, 1 bó 1000 đồng để tăng thu nhập, vì mức lương 1.2 triệu đồng một tháng lấy gì mà sống. Điều làm cho nhiều người tức giận là dưới áp lực của các nhà đầu tư, ngụy quyền Cộng sản Việt Nam đang dự định áp dụng việc tăng thêm giờ làm mà không tăng thêm tiền lương cho công nhân. Người lao động Việt nam đang phải làm thêm việc để trang trãi, và chính vì tình cảnh đó, nhiều câu chuyện đau lòng khác đang nảy sinh.
Nhiều công nhân phải đi làm xong, lại vác bao bị ra đường đi nhặt ve chai để bán kiếm tiền. Người thì đi bưng phở, bán vé số. Người khỏe đi làm ra tiền còn phải oằn mình chống chọi với tăng giá, những con người lầm lũi mang bệnh tật nơi xóm chạy thận càng quay cuồng hơn. Chuyện gần đây lan ra, được xem như là kiểu mẫu sự cùng cực của người nghèo Việt Nam. Một xóm trọ nằm sâu trong ngõ Cột Cờ, phường Hai Bà Trưng, Hà Nội được người ta đặt cho một cái tên xóm chạy thận. Hầu hết dân cư của xóm này đều là bệnh nhân bị suy thận, đang lọc thận trong bệnh viện Bạch Mai.
Bản thân trong người mang trọng bệnh nhưng nhiều người vừa làm thêm, vừa đi chạy thận. Một chị tên Tuất ở Hòa Bình cho biết vào ở trong xóm chạy thận này đã hơn 10 năm. Hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, mặc dù có bảo hiểm người nghèo nhưng mỗi tháng chị vẫn phải đóng thêm 400 nghìn đồng chi phí điều trị trong bệnh viện, chưa kể tiền thuốc. Hai ngày chạy thận một lần nên những lúc rảnh rỗi chị chạy đi làm thêm kiếm tiền. Nói là kiếm tiền nhưng số tiền một ngày lao động của chị cũng chỉ được 30 đến 40 ngàn đồng.
Chị nói sức người có hạn nên làm được bao nhiêu thì làm, mỗi tháng cũng được hơn 10 công làm. Xã hội Việt Nam đang mở ra nhiều cánh cửa, hé lộ cho thế giới bên ngoài nhìn thấy những hình ảnh tận cùng của đất nước. Người nghèo và sự khốn cùng của họ là bức tranh lớn nhất mà ngụy quyền Cộng sản Việt Nam đã vẽ lên, nhưng lại không bao giờ muốn cho bên ngoài nhìn thấy. Nhưng hôm nay, có lẽ ở bờ vực sụp đổ của chế độ này, mọi thứ đang được phơi trần thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét