Trà Mi - VOA
Hình: AP
Người nhà của luật sư Lê Công Định cho hay trong chuyến thăm nuôi gần đây nhất vào ngày 24/11, gia đình được chính ông thông báo rằng ông sắp được chính quyền Việt Nam trả tự do và trục xuất sang Mỹ tị nạn.
Bà Ánh, chị dâu của luật sư Định, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tin này khi gia đình vào thăm, nghe Định thông báo sơ sơ, chứ chưa biết rõ ràng cụ thể thế nào, vì mỗi tháng được thăm gặp có một lần, nên cũng chưa rõ lắm.”
Bà Ánh cho biết kể từ ngày luật sư Định bị kêu án, gia đình được thăm nuôi đều đặn mỗi tháng một lần và tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của ông vẫn tốt.
Bà Ánh, chị dâu của luật sư Định, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tin này khi gia đình vào thăm, nghe Định thông báo sơ sơ, chứ chưa biết rõ ràng cụ thể thế nào, vì mỗi tháng được thăm gặp có một lần, nên cũng chưa rõ lắm.”
Bà Ánh cho biết kể từ ngày luật sư Định bị kêu án, gia đình được thăm nuôi đều đặn mỗi tháng một lần và tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của ông vẫn tốt.
Tin ông Định sắp được phóng thích xuất hiện sau khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên hồi đầu tháng 11 vừa qua tại thủ đô Hoa Kỳ, mà qua đó, bản án của luật sư Định là một trong những trường hợp được phía Mỹ nêu lên cụ thể với Hà Nội khi bày tỏ thất vọng về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner, xác nhận với Ban Việt Ngữ đài VOA về việc này:
“Chúng tôi có nêu lên một số trường hợp cá biệt, linh mục Lý là một trong các trường hợp đó. Chúng tôi cũng nêu lên trường hợp blogger Điếu Cày và ông Lê Công Định, là luật sư đại diện cho một số công ty Mỹ, cả các công ty được xếp hạng thuộc 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Ông từng lãnh đạo Luật sư đoàn mà bây giờ lại đang ngồi tù. Vâng, chúng tôi đã nêu lên một số trường hợp cá biệt, và sẽ tiếp tục nêu lên các trường hợp đó.”
Luật sư Lê Công Định bị bắt từ giữa tháng 6 năm 2009. Đầu năm ngoái, ông bị tuyên án 5 năm tù về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì tham gia các hoạt động kêu gọi dân chủ và đa đảng tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét