Ông Phạm Minh Hoàng, một công dân song tịch Pháp-Việt, đã bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/8/2011, với tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Ông Phạm Minh Hoàng đã kháng cáo bản án này.
Bức thư của các tổ chức nhân quyền nhắc lại ông Phạm Minh Hoàng là một blogger được nhiều người biết đến với những bài viết về các vấn đề giáo dục, môi trường và vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước tham vọng của Trung Quốc. Ông cũng là giảng viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia ký kiến nghị đòi ngưng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, cũng như tham gia các hội thảo về Hoàng Sa - Trường Sa.
Trong bức thư, các tổ chức nhân quyền nói trên cho rằng việc viết bài đăng trang blog, cũng như các hoạt động khác của ông Phạm Minh Hoàng là những quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các Nhà bảo vệ Nhân quyền và trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết, cũng như được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam.
Xin nhắc lại là chính phủ Pháp cũng đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam trả do cho ông Phạm Minh Hoàng và đã cho biết « rất thất vọng » vì ông Hoàng đã không được ân xá nhân dịp lễ Quốc khánh Việt Nam vừa qua.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Bức thư của các tổ chức nhân quyền nhắc lại ông Phạm Minh Hoàng là một blogger được nhiều người biết đến với những bài viết về các vấn đề giáo dục, môi trường và vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước tham vọng của Trung Quốc. Ông cũng là giảng viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia ký kiến nghị đòi ngưng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, cũng như tham gia các hội thảo về Hoàng Sa - Trường Sa.
Trong bức thư, các tổ chức nhân quyền nói trên cho rằng việc viết bài đăng trang blog, cũng như các hoạt động khác của ông Phạm Minh Hoàng là những quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các Nhà bảo vệ Nhân quyền và trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết, cũng như được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam.
Xin nhắc lại là chính phủ Pháp cũng đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam trả do cho ông Phạm Minh Hoàng và đã cho biết « rất thất vọng » vì ông Hoàng đã không được ân xá nhân dịp lễ Quốc khánh Việt Nam vừa qua.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét