Bạn bè trong thôn quý mến,
Đúng một năm kể từ khi blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tiếp tục bị giam giữ trái phép sau khi anh đã mãn hạn tù cho một bản án vô lý và bất công, nhiều anh chị em blogger trong nước đã khởi xướng việc vận động gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sangyêu cầu trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.
Dân Làm Báo mong bạn bè trong thôn góp phần vào nỗ lực này để tranh đấu đòi lại tự do cho anh Điếu Cày bằng cách tham gia vào danh sách những người đứng tên trong thư. Xin các bạn gửi họ tên, địa chỉ, điện thoại về hộp thưmothermushroom@gmail.com
Vì lá thư ngỏ công khai dưới đây là một việc làm chính đáng, đúng pháp luật, và để tránh trường hợp "việc thật người giả", các bạn phụ trách cập nhật danh sách sẽ cố gắng liên lạc để kiểm chứng.
Dân Làm Báo tha thiết kêu gọi bạn bè trong thôn hưởng ứng, sát cánh cùng các bloggers đã đứng tên trong thư cùng vận động cho sự tự do của anh Điếu Cày, đồng sáng lập viên củaCâu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một trong những người tiên phong của phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cũng là một trong những người chủ xướng phong trào dân báo.
Dân Làm Báo
*
Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải
Kính gửi: Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
V/v: về vấn đề bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải.
Kính thưa ông,
Chúng tôi, những công dân Việt Nam cùng ký tên dưới đây, gửi thư này đến ông vì muốn ông quan tâm và can thiệp trong cương vị Chủ tịch nước đối với tình trạng giam giữ trái phép một công dân yêu nước.
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bị công an tiếp tục giam giữ trái pháp luật đã tròn một năm, sau khi ông đã mãn hạn 30 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” vào ngày 19/10/2010.
Cho dù bản chất của việc kết án xuất phát từ những bất đồng quan điểm của ngành Công an đối với những nỗ lực kiên cường của ông Nguyễn Văn Hải khi ông đồng hành cùng nguyện vọng của dân tộc để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,
Cho dù việc bản án 36 tháng tù giam mà ông Nguyễn Văn Hải thọ lãnh là vắng bóng công lý,
Nhưng ông Hải đã thi hành đúng thời hạn mà bản án đã dành cho ông.
Do đó, việc tiếp tục giam giữ công dân Nguyễn Văn Hải không có phán xét của tòa án, không một thông tin gì về ông đến thân nhân, và cũng không một tuyên bố chính thức gì về những quy trình pháp luật sẽ áp dụng cho ông Hải là một hành động vi hiến, phạm pháp, vô nhân đạo và không tôn trọng quyền công dân.
Thưa ông,
Theo đúng nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước là người giữ vai trò điều hành đất nước cao nhất. Phải có con người mới có quốc gia, và tự do là vốn quý nhất của một con người. Do đó, trường hợp của công dân Nguyễn Văn Hải có thể được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến những chính sách nội an cũng như đối ngoại của văn phòng Chủ tịch nước vì đã tạo ra một vết nhơ tồi tệ của cả hệ thống pháp lý Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà Việt Nam ta đang cố gắng theo đuổi.
Ông đã từng khẳng định rằng: “Vấn đề chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ nước nào dù to hay bé cũng đều có nhận thức như vậy. Giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo, trước hết phải dựa vào cơ sở quan trọng là luật pháp (luật quốc nội và luật quốc tế)…”
Vậy, nếu “cơ sở quan trọng là luật pháp” không được tôn trọng cho một công dân Việt Nam thì chính quyền Việt Nam do ông ở địa vị cao nhất lãnh đạo, làm sao có thể dùng nền tảng luật pháp để giải quyết chuyện to lớn hơn là giữ vững độc lập chủ quyền?
Quan trọng hơn là nếu không tẩy sạch được những vết nhơ của nền luật pháp quốc gia thì làm sao ông có thể gầy dựng lại niềm tin của nhân dân vào một nền pháp lý công minh để có thể đồng lòng và đồng hành cùng người Chủ tịch nước giải quyết “độc lập chủ quyền”, loại trừ “bầy sâu tham nhũng” như trong các tuyên bố của ông?
Với những lý do trên và với sự tin tưởng rằng vai trò Chủ tịch nước phải độc lập với những quyền lực chính trị khác, nghĩa vụ và trách nhiệm của ông đối với hơn 90 triệu công dân đứng trên mọi trách nhiệm khác của ông, chúng tôi tin rằng ông sẽ có những quan tâm và biện pháp thích đáng để chấn chỉnh lại những sai trái, tái tạo niềm tin từ nhân dân mà chính nhiều viên chức các cấp của ông phải công nhận là đã và đang khủng hoảng trầm trọng.
Chúng tôi, những công dân Việt Nam hy vọng rằng ông Chủ tịch nước với tuyên bố khẳng định chủ quyền của đất nước, với hành động cụ thể là cam kết hợp tác khai thác dầu khí với Ấn Độ trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, sẽ bắt đầu bằng một quyết định nhỏ và dễ nhất trong thẩm quyền của Chủ tịch nước: trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải.
Những tuyên bố và hành động của ông sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến tương lai và vận mệnh của đất nước và vì thế đòi hỏi thời gian, ý chí và quan trọng hơn hết là thái độ nhất quán, trước sau như một, cũng như tinh thần thật lòng đặt Tổ Quốc lên trên hết.
Trân trọng gửi đến ông lời chúc sức khoẻ và quyết tâm cùng với nhân dân diệt trừ "bầy sâu tham nhũng", bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam và đặt Tổ quốc lên trên hết.
Trân trọng,
Những người cùng ký tên
1. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
2. Nguyễn Văn Dũng - Phú Thọ
3. Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn
4. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
5. Huỳnh Công Thuận - Sài Gòn
6. Antôn Lê Ngọc Thanh - Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế - 38 Kỳ Đồng - Sài Gòn
7. Lã Việt Dũng - Hà Nội
8. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
9. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
10. Ngô Thanh Tú - Sài Gòn
11. Nguyễn Minh Chính - Hà Nội
12. Nguyễn Đức Phổ - Sài Gòn
13. Trần Công Vỹ - Đà Nẵng
14. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
15. Trần Xuân Huyền - Nghệ An
16. Nguyễn Kế Hoàng Minh - Sài Gòn
17. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
18. Võ Thành Nam - Bến Tre
19. Tô Oanh - Bắc Giang
20. Đỗ Nam Hải - Sài Gòn
21. Trương Minh Tam - Hà Nội
21. Trương Minh Tam - Hà Nội
Người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài đồng ký tên:
1. Tôn Nữ Tường Vy - Đài Loan
2. Ngô Quốc Hùng - Đức
3. Trần Phong - Nước Cộng hòa Áo
4. Phan Thị Trọng Tuyến - Pháp
5. Nguyễn Quang Trọng - Pháp
6. Trương Văn Khiêm - Frankfurt - Cộng Hòa Liên Bang Đức
7. Võ Việt Long - Pháp
8. Nguyễn Mạnh Hưng - Nhật Bản
9. Nguyễn Xuân Thọ - Cộng Hòa Liên Bang Đức
10. Cao Huấn Phạm - Hà Lan
11. Hà Thị Huệ Chi - Ba Lan
12. Nguyễn Công Huân - Đan Mạch
13. Nguyễn Sỹ Tuấn - Úc
14. Đào Đức Phương - Thụy Điển
15.
Danh sách sẽ được tiếp tục cập nhật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét