HANOI (VB) -- Có bao nhiều tàu Việt Nam bị nước ngoài bắt, và bao nhiêu ngư dân bị nước ngoàì giam?
Câu trả lời được báo Thanh Tra tiết lộ hôm Thứ Hai rằng, trong vòng 9 tháng đầu năm 2011 đã có tới 190 taù Việt Nam và 1.841 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.
Tuy nhiên, báo Thanh Tra không nói cụ thể là trong đó, có bao nhiêu tàu và ngư dân Việt bị Trung Quốc bắt, và trong tổng số bị bắt giữ có bao nhiêu trường hợp phải chuộc tiền về mới được tha.
Nhưng nhiều phần là do Trung Quốc bắt giữ, vì báo Thanh Tra nói Bộ Nông Nghiệp sẽ mở lớp hướngd ẫn ngư dân về “ranh giới vùng biển, cac1 vùng biểnc hồng lấn với các nước.”
Tình hình căng thẳng tơi múức báo Lao Động nói ngay trên nhan đề một bản tin hôm Thứ Hai 10-10-2011, “Nhiều ngư dân bỏ ngư trường.”
Và báo Người Lao Động cùng ngày cho biết một biện pháp mới có thể sẽ giúp ngư dân bằng cách thiết lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân.
Bản tin báo Thanh Tra viết:
“190 tàu/1.841 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ
Để khắc phục tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, vụ cá năm 2011 - 2012, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tuyên truyền cho ngư dân, đặc biệt là các thuyền trưởng và chủ tàu của các tàu đi khai thác về pháp luật của các nước lân cận, ranh giới vùng biển, các vùng biển chồng lấn với các nước...
Được biết, chỉ trong vòng từ ngày 1/4 - 15/9/2011 đã có 75 tàu/977 ngư dân bị bắt giữ. Trong 9 tháng của năm 2011, cả nước có 190 tàu/1.841 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ. Các tỉnh có số tàu cá và ngư dân bị bắt nhiều nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Định.”
Mặt khác, báo Người Lao Động nói rằng “Bộ NN-PTNT, Tổng cục Thủy sản, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam vừa xúc tiến xây dựng Quỹ Hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển.”
Bản tin còn cho biết: “Mục đích của việc xây dựng Quỹ Hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển là để giúp những người làm nghề khai thác thủy sản, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa khi gặp rủi ro, thiệt hại. Điều lệ hoạt động của quỹ đã được Bộ Nội vụ, Bộ NN-PTNT công nhận, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành liên quan. Quỹ là tổ chức phi chính phủ, hoạt động nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận...”
Trong khi đó, báo Lao Động kể chuyện “Đánh cá xa bờ ở Đại Hợp, Kiến Thụy (Hải Phòng): Nhiều ngư dân bỏ ngư trường.”
Bản tin nói: “Là một xã ven biển có nghề đánh cá truyền thống mấy chục năm (từ thời còn là HTX đánh cá), nhưng chưa năm nào ngư dân đánh bắt xa bờ tại xã Đại Hợp, Kiến Thụy (Hải Phòng) lại sụt giảm nhiều như năm nay. Chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2011, từ 48 phương tiện đánh cá xa bờ, cả xã chỉ còn lại 40 tàu vươn khơi...”
Và sau khi kề về nhiều trường hợp cụ thể của các gia đình ngư dân, cuối bản tin ghi thêm:
“Có thể nói, đánh bắt thủy hải sản ở Đại Hợp chiếm tỉ trọng rất quan trọng - lên tới 43,2% tổng sản phẩm của xã. Nhưng hiện tại, nghề truyền thống với mấy chục năm này đang bị đe dọa khi những con tàu vươn khơi ngày càng giảm dần. Ông Tân cho biết: Tất cả các chủ tàu đều không muốn cho con cái họ theo nghề biển, còn LĐ trẻ có xu hướng muốn tìm việc trên bờ. Do đó, ngư dân ở đây rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để những con tàu lại tiếp tục vươn khơi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét