Nam Phương/Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Nữ Thủ Tướng Ðức Angela Merkel tới Việt Nam ngày 11 tháng 10, 2011. Ngoài chuyện thảo luận và ký kết một số hợp tác kinh tế, bà cũng sẽ không quên áp lực chế độ Hà Nội về nhân quyền khi gặp mặt Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Silke Bellmann, đệ nhất bí thư của Tòa Ðại Sứ Ðức ở Hà Nội gửi thư trả lời Luật Sư Nguyễn Văn Ðài một ngày trước khi bà Berkel đặt chân tới Việt Nam, viết rằng: “Chúng tôi đã nhận được thư của ông nhờ chuyển tới nữ Thủ Tướng Angela Merkel. Thư của ông được chuyển tới các cơ quan phụ trách tương ứng của Phủ Thủ Tướng. Ông nên tin chắc là thủ tướng sẽ nêu tình hình nhân quyền tại Việt Nam và nêu sự quan tâm của bà cũng như sự hy vọng nhân quyền được cải thiện.”
Luật Sư Ðài, một tù nhân lương tâm, đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án 4 năm tù chỉ vì đấu tranh cho nhân quyền của người Việt Nam, gửi thư yêu cầu bà thủ tướng Ðức nêu vấn đề với nhà cầm quyền cộng sản để giúp cải thiện nhân quyền ở đây.
Trong bức thư gửi bà Merkel, LS Ðài cho hay tuy Việt Nam đã thống nhất đất nước gần 40 năm, nhưng nhà cầm quyền CSVN đã cướp đoạt các quyền chính trị và nhân quyền của người dân.
“Hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo hiện đang bị giam trong các nhà tù của Việt Nam và hàng trăm người khác hiện đang bị quản chế tại nhà hay bị nhà cầm quyền sách nhiễu thường xuyên,” LS Ðài viết trong bức thư.
Ông đề nghị nữ thủ tướng Ðức “đòi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do chính trị và nhân quyền của người dân, tiến hành công bằng xã hội và dân chủ thật sự” cũng như “yêu cầu nhà cầm quyền thả hết tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo.”
Trong bức thư gửi cho Luật Sư Ðài, ông Bellmann cho hay ngày 5 tháng 10, 2011 vừa qua, Ðại Sứ Ðức Claus Wunderlich đã nêu vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang. Rồi sau đó, ngày 7 tháng 10, 2011, bà Emily Haber, Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại Giao Ðức cũng đã thảo luận vấn đề nhân quyền với Thứ Trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn.
Nữ Thủ Tướng Merkel chỉ ở Việt Nam hơn một ngày, trong đó một ngày ở Hà Nội gặp thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội và ngày hôm sau đi Sài Gòn dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Ðức trước khi tới Mông Cổ.
Theo báo chí ở Việt Nam, các đề tài thảo luận hợp tác chính gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.
Theo VNExpress, nước Ðức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên $4.1 tỷ trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước Châu Âu khác cộng lại.
Theo số liệu của Ðức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương có thể lên tới $6 tỷ. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Ðức cam kết $400 triệu tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Thằng luật sư Đài làm chó con cho nước ngoài .Nó cứ làm ầm ỹ cái chuyện nhân quyền làm gì nhỉ ?
Trả lờiXóaThế giới này chẳng thằng nào cầm quyền mà có đủ nhân quyền cả ,Thằng Mỹ nó cũng nghe lén điện thoại ,cũng đối xử tệ bạc với tù nhân ,sao thằng Đài không lên án nhiều đi! Luật sư mà sao ngu thế chứ.Thằng Đài không biết làm như thế là trở sự phát triển của VN hay sao ?